Như vậy, qua hai bảng thống kê và biểu đồ so sánh trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của kết quả kiểm tra giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, tiến hành giảng dạy như bình thường chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình và hỏi đáp nên phần lớn các em chưa lựa chọn được đáp án đúng, các em không được tham gia thiết kế các sản phẩm học tập bằng phần mềm nên việc hồn thành thẻ nhớ cũng khơng đạt u cầu. Vì vậy, kết quả kiểm tra đạt được không cao: tỉ lệ phần trăm đạt điểm giỏi chiếm 11%, tỉ lệ phần trăm đạt điểm khá chiếm 20%, tỉ lệ phần trăm đạt điểm trung bình chiếm 62%, tỉ lệ phần trăm điểm yếu, kém chiếm 7%.
Chúng tơi áp dụng tính điểm trung bình của một lớp theo cơng thức: (a x n1)+(b x n2)+(c x n3) + (d x n4)+(e x n5) +… Điểm TB =
A
Trong đó: a; b; c…. là: các con điểm mà HS đạt được
n1; n2; n3… là số học sinh đạt được của mỗi con điểm
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
Lớp 10a5 Lớp 10a6
Ví dụ:
(10x4)+(9x18)+(8x7)+(7x5)+(6x6)+(5x4)+(4x0) ĐTB 10a5= =7,9 44
Qua kết quả kiểm tra của hai lớp đối chứng và thực nghiệm cho thấy có sự chênh lệch rõ ràng. Ở lớp đối chứng bài đạt điểm 5, 6 có tần số cao nhất (28/45 bài chiếm 62% tổng số bài). Trong khi đó lớp thực nghiệm số bài kiểm tra đạt điểm 9,10 là cao nhất (22/44 bài chiếm 50%). Điểm trung bình các bài kiểm tra ở lớp đối chứng là 6,2, còn lớp thực nghiệm là 7,9.
Chất lượng học tập của lớp thực nghiệm được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, số học sinh đạt điểm trung bình vẫn cịn 23%, bởi trong lớp năng lực học của các em vẫn có sự chênh lệch. Bởi vậy, khi áp dụng những phương pháp dạy học mới hơn so với bình thường, các em chưa kịp thích nghi và một phần do khả năng sử dụng CNTT của các em còn hạn chế. Điều này sẽ được khắc phục khi giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập và hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm để thiết kế các sản phẩm học tập.
Bên cạnh điểm số của bài kiểm tra, kỹ năng học sinh có được sau bài học cũng là một điều cần chú ý. Rèn luyện kĩ năng là một trong ba mục tiêu quan trọng nhất của một bài học. Với cách dạy thông thường ở lớp đối chứng phần lớn hoạt động của học sinh là theo dõi sách giáo khoa và trả lời câu hỏi của giáo viên. Học sinh không được nhận xét, đánh giá kết quả học tập của mình và các bạn trong lớp. Giáo viên không tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tham gia nên học sinh học rất thụ động, không phát huy được khả năng sáng tạo trong quá trình học. Chúng tơi áp dụng giáo án thực nghiệm với việc bổ sung những kĩ năng tích cực, cần thiết vào q trình học tập và cuộc sống của học sinh như: kĩ năng tự học, tự đánh giá, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng nhận xét, làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng CNTT… Với những kĩ năng này học sinh sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học.
Qua quan sát chúng tơi nhận thấy lớp đối chứng: khơng khí học khá trầm, chỉ có một số ít ý kiến học sinh chủ động tham gia phát biểu, cịn phần lớn học sinh khơng tham gia vào các hoạt động học ở lớp do giáo viên tổ chức, các em học một cách thụ động, không thấy hào hứng với bài học. Còn ở lớp thực nghiệm khi được tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học đã giúp học sinh hứng thú và nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng, khơng khí học tập cũng sơi nổi, nhiệt tình.
Kết quả trên giúp chúng tơi khẳng định tính khả thi của đề tài Tổ chức hoạt
động học tập môn Lịch sử cho HS lớp 10 Trường THPT ở huyện Phúc Thọ - Hà Nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học” mà chúng tôi đề xuất trong luận văn. 2.3.5. Một số kết luận về các biện pháp tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay CNTT được xem như một phần không thể thiếu, nhất là với môn Lịch sử. Việc ứng dụng CNTT nói chung, các phần mềm dạy học nói riêng khơng chỉ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục mà cịn góp phần phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục và đào tạo. Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay CNTT trở thành một công cụ quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Đối với ngành giáo dục giáo viên khơng những cần có kiến thức chuyên môn sâu, phương pháp dạy học phù hợp mà cần có kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT. Việc tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm có ý nghĩa quan trọng đối với HS, GV và hoạt động giáo dục của nhà trường:
Thứ nhất, với giáo viên và học sinh: Tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ
trợ của phần mềm giúp giáo viên nâng cao năng lực sử dụng CNTT, giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng và gây hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo tùy vào năng lực của các đối tượng học sinh để tổ chức cho phù hợp và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy
dưỡng, giáo dục và phát triển kỹ năng. Còn đối với học sinh: Trước hết có thể khẳng định học sinh sẽ rất hứng thú khi được giáo viên tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm. Giúp các em tích cực hơn với mơn học bởi các em được tự mình khám phá, thể hiện, khơng cịn thụ động vào giáo viên, điều đó phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em. Học sinh không những được tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp mà cịn có thể tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Thứ hai, với các hoạt động giáo dục của nhà trường: Như đã phân tích ở
chương 1 phần cơ sở lí luận các phần mềm dạy học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong q trình dạy học nó khơng chỉ giúp học sinh u thích mơn học mà cịn giúp các em phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo tìm tịi trong học tập.
Thứ ba, về mặt quản lí: Khi tiến hành tổ chức các hoạt động học tập với
sự hỗ trợ của phần mềm dạy học là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử. Điều đó u cầu giáo viên phải khơng ngừng học tập, nâng cao kiến thức chun mơn, nghiệp vụ.
Qua q trình khảo sát ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Phúc Thọ và tiến hành thực nghiệm chúng tôi nhận thấy hầu hết GV và HS đều nhận thức được vai trò của CNTT đối với việc dạy và học. Song hầu hết việc ứng dụng vẫn còn hạn chế học sinh chưa được tiếp cận nhiều với CNTT nói chung và các phần mềm dạy học nói riêng, chủ yếu GV sử dụng phục vụ cho bài giảng. Tuy nhiên, phần lớn học sinh đều mong muốn GV thường xuyên sử dụng CNTT trong giảng dạy. Qua quan sát thái độ, năng lực của học sinh trong quá trình thực nghiệm chúng tơi nhận thấy học sinh có rất nhiều ý tưởng phong phú, sáng tạo và khả năng sử dụng CNTT của các em cũng tương đối tốt. Bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế như: do mới lần đầu được tham gia thiết kế sản phẩm học tập nên HS vẫn cịn nhiều lúng túng, CNTT nói chung thì các em sử dụng tương đối thành thạo nhưng các PM dùng trong dạy học thì các em vẫn chưa biết nhiều, nên các sản phẩm còn khá đơn giản. Hầu hết, HS
mới chỉ sử dụng được PM Microsoft Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế thẻ nhớ nhân vật LS và thiết kế bài thuyết trình, cịn PM Proshow Gold các em còn phải được nghiên cứu và hướng dẫn nhiều hơn nữa thì mới có thể tạo ra các sản phẩm học tập hoàn chỉnh; một số HS khác do điều kiện gia đình khó khăn khơng có máy tính nên các em cũng khơng biết nhiều về CNTT nên việc đóng góp và tham gia vào cùng nhóm cũng hạn chế. Đó là một số khó khăn nói chung đối với hầu hết các em HS ở huyện Phúc Thọ và cũng là những hạn chế căn bản khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi nhận thấy ở HS.
Đối với các khu vực thành phố, thị trấn ở các trường chuyên, trường điểm, trường chuẩn quốc gia thì chúng tơi tin rằng giáo viên và học sinh sẽ có thể làm tốt, bởi ở những môi trường này GV cũng được tiếp cận với nhiều CNTT và cũng được trực tiếp tham gia các buổi tập huấn về sử dụng CNTT trong dạy học, cịn học sinh hầu hết các em đều có điều kiện được tiếp cận với máy tính, mạng internet sớm. Nếu GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm để thiết kế các sản phẩm học tập thì các em sẽ làm tốt. Tuy nhiên, một yêu cầu đặt ra đó là lãnh đạo các nhà trường cần tạo điều kiện giúp đỡ trang bị cho GV bộ mơn LS có những phịng học riêng phù hợp với đặc thù bộ mơn thì chúng tơi tin chắc rằng GV sẽ triển khai thực hiện tốt.
Đối với các khu vực nơng thơn, vùng sâu vùng xa thì việc thực hiện tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm sẽ gặp phải một số khó khăn, nhất là khu vực miền núi GV ít được tham gia các buổi tập huấn, việc tiếp cận CNTT cũng hạn chế. Cịn ở khu vực nơng thơn đa phần GV đều biết ứng dụng CNTT vào giảng dạy tuy nhiên hầu hết GV mới sử dụng được phần mềm Microsoft Word và Microsoft Powerpoint. Bởi vậy, ở các khhu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa giáo viên cần được tập huấn nhiều hơn nữa để trang bị thêm những kiến thức về CNTT nói chung và cách sử dụng các PMDH nói riêng. Cịn đối với HS ít nhất trong mỗi lớp học mỗi nhóm phải có 1 đến 2 học sinh có máy tính thì GV mới có thể hướng dẫn, giúp các em hoàn thành các
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, giữa khoa học LS và khoa học GD. Bởi khi tổ chức các hoạt động học tập phải dựa trên các tiêu chí nhất định, đó là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cũng như các thành tựu mới nhất của khoa học GD và khoa học LS. Cho nên việc tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học cần được các cấp lãnh đạo trong nhà trường tạo điều kiện để giáo viên có thể thực hiện thường xuyên, chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
Qua quá trình thực nghiệm cho thấy HS rất hứng thú với các hoạt động mà giáo viên tổ chức, kết quả học tập và các kỹ năng của các em HS lớp thực nghiệm cũng có sự chênh lệch tương đối so với học sinh ở lớp đối chứng. Song do những đặc điểm riêng của HS khu vực huyện Phúc Thọ cùng với những khó khăn ban đầu khi các em được tiếp cận với hình thức tổ chức dạy học mới nên cũng không tránh khỏi được những hạn chế, khuyết điểm. Tuy nhiên, những hạn chế đó sẽ được khắc phục dần trong q trình học nếu giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDH.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông đã được khẳng định là một mơn học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng học tập môn Lịch sử đang trở thành vấn đề quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Do tư tưởng chung coi thường đây là môn phụ nên hầu hết học sinh khơng thích học Lịch sử, thụ động, đối phó. Điều đó dẫn đến kiến thức về Lịch sử dân tộc dần mất đi trong các thế hệ trẻ. Vì vậy trong dạy học nói chung và trong dạy học Lịch sử nói riêng, chúng ta cần phải có những biện pháp sư phạm cụ thể để tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh hứng thú và say mê mơn học. Trên cơ sở đó tiến hành việc giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng khả năng nhận thức, hành động cho học sinh. Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ mặc dù còn hạn chế về kiến thức và nguồn lực nên chưa thể nghiên cứu sâu và thực nghiệm nhiều. Song đề tài đã giải quyết được một số nhiệm vụ đặt ra là:
Luận văn đã từng bước làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm trong dạy học Lịch sử nói riêng.
Thứ hai là tìm hiểu chương trình, SGK LS lớp 10 THPT (Chương trình
chuẩn), cụ thể là phần Các cuộc CMTS thời cận đại để xác định vị trí, chuẩn
kiến thức, kỹ năng góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Ngồi ra, căn cứ vào nội dung, mục đích của kiến thức luận văn đã đề xuất một số biện pháp sư phạm cụ thể theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Thứ ba, thiết kế kế hoạch bài học và thực nghiệm sư phạm bài 30 “ Chiến
tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”, trên cơ sở đó đánh giá,
rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất.
Với các biện pháp sư phạm mà giáo viên đề xuất và thực hiện đã tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động học tập và tạo
học sinh với môn học. Những biện pháp sư phạm này đã được kiểm nghiệm trong một tiết học cụ thể ở lớp 10 trường THPT Vân Cốc. Tuy mới thực nghiệm trong vòng 1 tiết học nhưng những kết quả thu được cũng phần nào khẳng định tính khả thi của các biện pháp đó. Thay vì việc giáo viên phải tự thuyết trình, học sinh nghe và chép lại những gì giáo viên nói thì học sinh sẽ tự mình tìm hiểu, khám phá, chủ động, tích cực để chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện những kỹ năng cần thiết.
Trong quá trình thực nghiệm, bên cạnh hiệu quả của các biện pháp mà chúng tôi sử dụng, chúng tôi cũng phát hiện một số khó khăn như sau: giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian để thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập đa dạng cho học sinh tham gia, theo dõi quá trình học tập thơng qua việc hồn thành các nhiệm vụ học tập. Bên cạnh đó, giáo viên phải hướng dẫn định hướng giúp học sinh trong q trình thiết kế các sản phẩm. Cịn với học sinh: phần lớn học sinh vẫn chưa quen với cách học này, sự thay đổi về cách tư duy, cách làm việc này có thể sẽ khiến học sinh bị áp lực và sản phẩm ban đầu chưa đạt kết quả như mong muốn.
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở kết quả của q trình nghiên cứu, thực nghiệm, chúng tơi có một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, đối với các cấp ngành giáo dục cần tăng cường số lượng và
chất lượng của những khóa học, tập huấn cho giáo viên về các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đặc biệt là ứng dụng CNTT nói chung và tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học nói riêng.
Thứ hai, giáo viên cần phải chủ động, tự đổi mới mình trong quá trình tổ
chức các hoạt động học tập, nhằm tạo ra hứng thú và sự chủ động cho học sinh trong quá trình dạy học. Giáo viên nên sử dụng linh hoạt các biện pháp phù