Tấn cơng ngục Ba-xti

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện phúc thọ hà nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học (Trang 28)

Tính khơng lặp lại và tính cụ thể

Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong một thời gian và không gian nhất định, trong những thời gian và khơng gian khác nhau. Khơng có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra cùng thời điểm.

Lịch sử là một khoa học nghiên cứu về lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia và quy luật sinh tồn, phát triển của nó. Mặt khác, các quốc gia, các dân tộc khác nhau sống trên những khu vực khác nhau, tuy bị tác động của những quy định chung, trải qua quá trình phát triển, trình độ sản xuất khơng ngừng nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần của con người ngày càng phong phú, đa dạng nhưng tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc khơng hồn tồn giống nhau.

Vì vậy, khi tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng nào đó trong lịch sử GV phải hướng dẫn HS xem xét về cả thời gian và không gian làm nảy sinh sự kiện, hiện tượng đó để học sinh thấy được tính cụ thể của sự kiện và nó khơng thể có sự lặp lại vào đúng ngày tháng năm đó. Để làm được điều đó nếu giáo viên chỉ dạy theo cách thuyết trình mà khơng có hình ảnh minh họa sẽ khơng có sức thuyết phục với học sinh, nhưng nếu giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học trình chiếu hình ảnh, phim tư liệu thì sẽ giúp học sinh nhận thức được bản chất của sự kiện lịch sử.

Ví dụ: Sự kiện ngày 2/9/1945 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng và không thể diễn ra lần thứ hai trong lịch sử, để giúp học sinh thấy được tính cụ thể của sự kiện giáo viên nên sử dụng đoạn phim tư liệu để học sinh nhận thức được sự kiện đó chỉ diễn ra một lần và chỉ có ở Việt Nam năm 1945 với những hình ảnh có thật.

Hình 1.4: Bác Hồ đọc Tun ngơn Độc lập (ngày 2/9/1945)

(Nguồn: m.youtube.com/watch?v=a4uw-cCnRQo)

Tính thống nhất giữa “sử” và “luận”

Sử là những sự kiện gắn với thời gian, không gian, nhân vật còn phần luận là những quy luật, bài học, ý nghĩa của sự kiện vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy, trong giảng dạy lịch sử, giáo viên phải đảm bảo sự thống nhất giữa trình bày sự kiện với giải thích, bình luận. Mọi giải thích, bình luận đều phải xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể chính xác, đáng tin cậy. Bởi vậy, trong quá trình dạy học nếu giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm để thiết kế các bộ sưu tập tranh ảnh cùng với bình luận thì học sinh sẽ thấy rõ được sự gắn kết, mối liên hệ giữa sử và luận.

Ví dụ: Khi nói về sự kiện ngày 21/1/1793 của cuộc CMTS Pháp, giáo viên sử dụng hình ảnh vua Lu-I XVI bị xử chém cùng với những lời bình chèn trên tranh học sinh sẽ thấy rõ được sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó.

21/1/1793 vua Lu-I XVI bị xử chém đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ chuyên chế

Hình 1.5: Vua Lu-I XVI bị xử chém

(Nguồn: Hình 59 SGK Lịch sử 10 trang 156)

Tính tương đối

Mặc dù lịch sử mang tính cụ thể, thống nhất nhưng chúng ta khơng thể phủ nhận tính tương đối của nhận thức lịch sử. Thực tế cho thấy có các sự kiện lịch sử do các nhà khoa học nhận thức chưa đủ căn cứ, chưa phải dựa trên tài liệu gốc nên khi đã có đủ chứng cớ và tài liệu thì sự kiện sẽ được đính chính lại cho chính xác.

Trên cơ sở của việc xác định những đặc điểm của tri thức lịch sử, chúng ta có thể tìm ra các phương pháp, con đường phù hợp cho việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Do đặc trưng của bộ môn lịch sử, không thể trực tiếp tri giác được các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra, không thể tái hiện lịch sử trong phịng thí ngiệm cho nên việc dạy học Lịch sử có sự hỗ trợ của CNTT là một điều vơ cùng cần thiết, nó khơng chỉ giúp học sinh chú ý tập trung mà còn làm phong phú trí tưởng tượng và phát triển trí thơng minh cho học sinh.

Tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDH là một điều vô cùng cần thiết giúp học sinh chủ động lĩnh hội thu nhận kiến thức trong thời đại CNTT như hiện nay. Với những đặc điểm trên của kiến thức bộ mơn Lịch sử thì việc ứng dụng CNTT nói chung và một số phần mềm vào dạy học Lịch sử có rất nhiều lợi thế giúp học sinh có thể tái hiện lịch sử một cách dễ dàng, nhận thức đúng về lịch sử và không gây nhàm chán trong quá trình học tập.

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học sự hỗ trợ của phần mềm dạy học

Trong những năm gần đây yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trở nên bức thiết, CNTT trở thành một công cụ vô cùng quan trọng. Với việc ứng dụng một số phần mềm dạy học vào q trình giảng dạy, nó đã góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta.

Giữa giáo dục và khoa học có mối quan hệ rất chặt chẽ và hỗ trợ cho

nhau: “Dạy học trước hết là một quá trình truyền tin, thu nhận và xử lý thông

tin giữa giáo viên và học sinh thông qua các phương tiện dạy học. Thông tin về sự kiện lịch sử càng chính xác, phong phú, sinh động và vừa sức thì nhận thức lịch sử của học sinh càng sâu sắc và bền vững. Lời nói có hình ảnh cũng như các loại đồ dùng trực quan hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, niên biểu, bảng so sánh… và các phương tiện kỹ thuật như radio, đèn chiếu slide, video, tivi, các loại băng đĩa,…là những phương tiện dạy học có khả năng chứa hoặc truyền thông tin đa dạng và phong phú. Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính trực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thực cho học sinh” [22, tr. 463]. CNTT có khả năng tích

hợp cao các phương tiện dạy học truyền thống nó vừa tiết kiệm thời gian vừa làm cho tiết dạy phong phú sinh động. Ngồi ra, trong q trình dạy học nếu có ứng dụng CNTT thì nó cịn tạo ra một môi trường tương tác rất phong phú, hấp dẫn giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh và giữa học sinh với

môi trường bên ngồi mà người học có thể học ở mọi nơi mọi lúc. Tổ chức

đề lớn và chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, và nó sẽ tạo ra những bước đột phá mới trong quá trình phát triển

của nền giáo dục “ với tác động của CNTT sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một

cách căn bản vào đầu thế kỉ XXI” [22, tr. 464].

Việc tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học có vai trị rất quan trọng trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông:

Khi tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm không chỉ giúp giáo viên thực hiện bài giảng trên lớp một cách đơn giản dễ hiểu, thu hút học trị mà nó cịn cho phép giáo viên có thể sửa chữa bản thiết kế theo ý tùy thích trong những thời điểm khác nhau, đặc biệt có thể dạy theo hướng phân hóa đối tượng học sinh một cách dễ dàng. Đây là một lợi thế với môn Lịch sử bởi tùy từng đối tượng học sinh giáo viên có thể thay đổi những cách tổ chức khác nhau, sử dụng những phần mềm khác nhau tùy theo năng lực của học sinh.

Với tính trực quan, khoa học, chính xác khi tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm sẽ giúp cho kiến thức lịch sử được cụ thể hóa bằng sơ đồ, bản đồ, mơ hình…, kiến thức mơn Lịch sử sẽ khơng cịn nặng nề bởi những sự kiện, con số. Ngồi ra, nó cịn giúp cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh trở nên nhẹ nhàng, dễ hiểu.

PMDH làm cho bài giảng trở nên sinh động phong phú, góp phần phát triển tư duy của học sinh, học sinh khơng cịn thụ động với các nội dung trong SGK mà có thể tìm kiếm nội dung kiến thức ở mọi nơi mọi lúc và được làm chủ kiến thức khi chính các em là người tạo ra các sản phẩm học tập.

Bởi vậy có thể nói việc ứng dụng CNTT nói chung, các PMDH nói riêng đã góp phần to lớn vào q trình đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học không chỉ đối với riêng bộ môn Lịch sử mà nó hiệu quả với tất cả các bộ môn khác.

Ngồi vai trị quan trọng như đã phân tích trên thì việc tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của PMDH cịn có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong quá

trình dạy học Lịch sử ở trường THPT trên các mặt cung cấp kiến thức, phát triển kỹ năng và giáo dục thái độ cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Về kiến thức: đối với bất kỳ một môn học nào mục đích chính cũng là cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Việc tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử với sự hỗ trợ của PMDH sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận thức các sự kiện hiện tượng lịch sử hơn là chỉ dùng lời nói, giúp học sinh khơi phục lại các hình ảnh của q khứ để hiểu được sự phát triển hợp quy luật, tất yếu của lịch sử xã hội lồi người, từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo những hiểu biết của mình vào đời sống thực tiễn. Ngồi ra, nó cịn góp phần quan trọng vào việc tạo biểu tượng cho học sinh, thơng qua q trình chủ động tìm kiếm lĩnh hội kiến thức và quan sát các hình ảnh sự kiện thì biểu tượng lịch sử sẽ được hình thành rõ nét và sâu

sắc hơn là việc giáo viên sử dụng ngơn từ bởi “Hình ảnh được giữ lại đặc biệt

vững chắc trong trí nhớ của chúng ta là những hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan” [18, tr. 13].

Về kỹ năng: Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 Đảng và

nhà nước ta xác định phải: “Hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và học tập,

phịng thí nghiệm, cơ sở thực hành. Nhanh chóng áp dụng CNTT vào giáo dục đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý”. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt

động học tập với sự hỗ trợ của PMDH không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản liên quan đến một số PMDH, mà cịn rèn luyện kỹ năng sử dụng các PMDH đó để thiết kế bài thuyết trình trước lớp, các sản phẩm phong phú như: các bộ sưu tập, thiết kế bản tin, làm trang web… Ngồi ra, cịn rèn các kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, chủ động tích cực, phát triển trí tưởng tượng, tư duy hệ thống. Từ đó giúp học sinh ln chủ động, tích cực

khơng chỉ trong học tập mà cả trong cuộc sống hàng ngày.

Về tư tưởng, tình cảm: Với những hiệu ứng hình ảnh sinh động, âm thanh chân thực, đa dạng và phong phú sẽ tác động lớn tới tư tưởng, tình cảm đạo đức của học sinh, giúp học sinh có những đánh giá chân thực, khách quan về

các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ngồi ra, cịn giúp các em gắn bó hơn với mơn

Lịch sử. Từ tình u đối với mơn Lịch sử các em sẽ dần biết trân trọng mọi thứ của quá khứ, từ đó sẽ cố gắng học tập, phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp góp phần làm hưng thịnh đất nước.

1.1.4. Một số hình thức tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử ở trường THPT với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học THPT với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học

Hình thức tổ chức dạy học có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá bởi nó là một thành tố của quá trình dạy học. Hình thức tổ chức dạy học được hình thành và phát triển cùng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật.

Có nhiều hình thức tổ chức dạy học, tuy nhiên cần phải căn cứ vào thời gian, địa điểm, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh để xác định hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, tổ chức hoạt động học tập môn Lịch sử với sự hỗ trợ của PMDH có thể được tiến hành theo hai hình thức cơ bản: dạy học trên lớp và tự học ở nhà với sự hướng dẫn của giáo viên.

Dạy học trên lớp

Dạy học lịch sử trên lớp là hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở trường phổ thơng, tuy nhiên nó khơng phải là hình thức duy nhất mà giáo viên có thể tiến hành. Là hình thức dạy học có sự quy định cụ thể, mang đặc điểm riêng được tiến hành trên lớp chung cho tất cả học sinh. Giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính tập thể, đồng thời chú ý đến đặc điểm của từng học sinh để sử dụng phương pháp, phương tiện cụ thể tạo điều kiện cho học sinh nhận thức kiến thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.

Cấu trúc thông thường của mỗi giờ học lên lớp gồm 5 bước sau: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới, củng cố kiến thức, hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài mới. Tuy nhiên, các bước đó có thể thực hiện một cách mềm dẻo chứ không

cần cứng nhắc. Với hình thức dạy học trên lớp giáo viên có thể tiến hành nhiều dạng tổ chức hoạt động học tập như: tồn lớp, các nhân, nhóm.

- Dạng tổ chức tồn lớp: nó mang tính tập thể dưới sự chỉ đạo, quản lý, tổ

chức của giáo viên, tương ứng với mục tiêu chung của lớp học và học sinh phải hoàn thành mục tiêu nhận thức. Với dạng tổ chức toàn lớp tập thể như vậy sẽ đảm bảo cho học sinh tiếp thu đồng đều, tiết kiệm thời gian để có thể giảng sâu các nội dung bài học. Ngoài ra, tạo điều kiện cho học sinh tự lập và phát huy khả năng sáng tạo của mình. Với dạng tổ chức này rất phù hợp cho giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng các đoạn phim tái hiện lịch sử với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold. Bởi với những phần mềm và nhiệm vụ đó học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình trong từng sản phẩm và giáo viên có thể tiết kiệm thời gian khi hướng dẫn.

- Dạng tổ chức từng học sinh nhận thức: Nó mang tính độc lập cá nhân

tuy nhiên vẫn trong phạm vi lớp học do giáo viên quản lý, điều khiển các hoạt động học, tạo điều kiện cho học sinh tự lập, chủ động lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, nó mất nhiều thời gian, không tác động đến tinh thần thi đua học tập của học sinh. Dạng tổ chức này giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh thiết kế thẻ nhớ, khái niệm, phiếu học tập với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Word.

- Dạng hoạt động tổ nhóm: giáo viên giao nhiệm vụ trên cơ sở tự học của

mỗi học sinh. Nội dung làm việc nhóm có thể theo hai cách: nhóm đồng việc (nhiệm vụ giữa các nhóm thống nhất cùng 1 nội dung); nhóm khác việc (nhiệm vụ giữa các nhóm khác nhau). Ưu điểm là tạo sự thi đua hợp tác trong nhóm, học sinh có thể phát triển nhiều kỹ năng; phù hợp cho giáo viên tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh thiết kế các bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện phúc thọ hà nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)