Thiết kế thẻ nhớ với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện phúc thọ hà nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học (Trang 64)

2.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động học tập phần “Các cuộc

2.2.1. Thiết kế thẻ nhớ với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft

2.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động học tập phần “Các cuộc CMTS

(Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)” cho HS lớp 10 THPT ở huyện

Phúc Thọ với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học

2.2.1. Thiết kế thẻ nhớ với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Word/ Microsoft Powerpoint Microsoft Powerpoint

2.2.1.1. Khái niệm thẻ nhớ

Ứng dụng của phần mềm Word rất phổ biến trong soạn thảo văn bản và phần mềm này rất quen thuộc với học sinh. Vì vậy giáo viên có thể hướng dẫn

học sinh sử dụng Word để thiết kế các thẻ nhớ (Flash Cards) trong học tập Lịch sử. Tuy nhiên, phần mềm Word phần lớn phù hợp với những nội dung cần thể hiện nhiều kiến thức. Còn phần mềm Powerpoint phù hợp với những dạng thẻ nhớ thể hiện nhiều hình ảnh, nó sẽ giúp cho sản phẩm phong phú, hấp dẫn hơn với những hiệu ứng sinh động. Khi tiến hành điều tra, phỏng vấn thì phần lớn học sinh cho rằng các em gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện, nhân vật và khái niệm lịch sử bởi nó q nhiều và dài. Vì vậy, hầu hết các em đều chọn cách học thuộc lịng, ghi nhớ máy móc các sự kiện, khái niệm lịch sử những lúc chuẩn bị thi hoặc kiểm tra sau đó lại nhanh chóng quên. Cách học này hạn chế khả năng ghi nhớ lôgic, khả năng tổng hợp hoặc phân tích, so sánh các sự kiện cho nên học sinh mới cảm thấy lịch sử khô khan rời rạc.

Bởi vậy, trong qúa trình dạy học nếu giáo viên tổ chức các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm để hướng dẫn học sinh thiết kế và sử dụng thẻ nhớ thì hiệu quả học tập mơn Lịch sử ở trường THPT sẽ được nâng cao.

“Thẻ nhớ (Flash Card) là một loại công cụ học tập được thiết kế và in rời

dưới dạng văn bản nhằm hỗ trợ học sinh trong việc ghi nhớ các nhân vật, sự kiện, khái niệm lịch sử một cách lôgic” [32, tr.155-160]. Trước khi học bài

mới hoặc sau mỗi bài, mỗi chương hay học xong một giai đoạn lịch sử, giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, các khái niệm cơ bản hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm thiết kế thẻ nhớ và lưu lại ở lớp học làm tài liệu phục vụ quá trình học tập của các em.

“Thẻ nhớ cũng có thể là một dạng của phiếu học tập (thực hiện nhóm/cá nhân) được giáo viên thiết kế để hướng dẫn học sinh thực hành ôn tập kiến thức đã học bằng cách điền thơng tin, hồn thiện sơ đồ, bảng biểu” [33, tr. 25-27].

Ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng thẻ nhớ trong dạy học môn Lịch sử: do đặc điểm kiến thức môn Lịch sử nên trong quá trình dạy học giáo viên nên sử dụng thẻ nhớ như là một công cụ hỗ trợ việc giảng dạy và hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm thiết kế thẻ nhớ giúp các em nhớ lâu và hệ thống kiến thức, học

2.2.1.1.Quy trình thiết kế thẻ nhớ với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Word/Microsoft Powerpoint

Thẻ nhớ với vai trị là một cơng cụ hỗ trợ cho việc học tập mơn Lịch sử, cho nên có thể thiết kế đa dạng về hình thức nhằm phù hợp với các nội dung,

chủ đề khác nhau.

Nội dung trình bày trên thẻ nhớ thường có hai phần: hình ảnh của nhân vật hoặc hình ảnh liên quan đến sự kiện, khái niệm lịch sử (ảnh tư liệu hoặc hình ảnh biểu trưng cho sự kiện, khái niệm do HS tự thiết kế); thông tin gợi ý (diễn đạt ngắn gọn dưới dạng từ khóa) nhằm định hướng cho việc ghi nhớ và học sinh có thể dựa vào đó để trình bày hiểu biết của mình về các nhân vật, sự

kiện, khái niệm lịch sử.

Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm thơng dụng như: Word, Powerpoint để thiết kế vì các phần mềm này quen thuộc với học sinh, có nhiều hình dạng phù hợp với thẻ nhớ và thao tác chèn hình ảnh cũng dễ

dàng, học sinh có thể thiết kế theo các ý tưởng của riêng mình.

Quy trình thiết kế thẻ nhớ được thực hiện phổ biến theo các bước như sau: - Bước 1: Căn cứ vào mục tiêu bài học hướng dẫn học sinh chọn nội dung

kiến thức cơ bản lập thẻ nhớ (có thể cấu trúc nội dung theo chủ đề).

- Bước 2: Hướng dẫn học sinh chọn hình ảnh biểu trưng cho sự kiện,

nhân vật, khái niệm lịch sử.

- Bước 3: Định hướng cho học sinh cấu trúc thẻ nhớ phù hợp với hình

ảnh và thơng tin liên quan. Tuy nhiên, giáo viên cần tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung từng bài học mà xác định mục đích sử dụng và hướng dẫn học sinh thiết kế thẻ nhớ cùng với cách thức sử dụng vào quá trình học tập:

Thứ nhất, với mục tiêu ghi nhớ kiến thức, thẻ nhớ được sử dụng như là

một phiếu học tập trên lớp hoặc tự học ở nhà. Giáo viên cung cấp mẫu thẻ nhớ và u cầu HS ghi chép tóm tắt những thơng tin liên quan đến sự kiện, nhân vật hay khái niệm Lịch sử cơ bản ở trên lớp hoặc giao bài tập về nhà

cho học sinh tùy theo nội dung bài học giúp học sinh ghi nhớ kiến thức đơn giản mà lôgic.

Thứ hai, với mục tiêu vận dụng kiến thức và thực hành kỹ năng, đây là

yêu cầu cao hơn nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để học sinh có thể tự lập thẻ nhớ. Các thẻ nhớ được sắp xếp theo chủ đề và theo tiến trình lịch sử.

Cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ thì xu hướng dạy học

ngày nay là tích cực hóa người học. Vì vậy, người dạy cần thiết kế các công

cụ hỗ trợ, hướng dẫn người học tự học một cách hiệu quả, đặc biệt cần hướng dẫn người học sử dụng các phần mềm tự thiết kế các sản phẩm học tập như vậy sẽ giúp người học chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Thẻ nhớ là một

loại đồ dùng dạy học dễ thiết kế và có thể lưu lại để “tái sử dụng” trong nhiều

bài học của chương trình mơn Lịch sử [34]

Sau đây là một số thẻ nhớ mà giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm để thiết kế như: thẻ nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử, khái niệm. Tuy nhiên, học sinh có thể thiết kế theo ý tưởng của các em cùng với cách trang trí và trình bày mà các em cho là hợp lý, song vẫn phải đảm bảo các nội dung kiến thức và tính khoa học.

Ví dụ: khi dạy xong chương 1 – Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) Lịch sử lớp 10- Chương trình chuẩn, đây là nội dung kiến thức tương đối dài với rất nhiều các sự kiện và nhân vật liên quan. Vì vậy, việc học sinh ghi nhớ nội dung cũng như các sự kiện là một việc làm khá vất vả. Nhưng nếu giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Microsoft Word/ Microsoft Powerpoint thiết kế thẻ nhớ để hệ thống các sự kiện chính cũng như thiết kế thẻ nhớ về các nhân vật tiêu biểu thì việc học và ghi nhớ của các em sẽ dễ dàng hơn.

Thẻ nhớ sự kiện

Hình 2.1. Thẻ nhớ hệ thống các sự kiện chính của các cuộc CMTS (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)

Thẻ nhớ trên được thiết kế nhằm hướng dẫn HS ghi nhớ 12 sự kiện cơ bản của các cuộc CMTS thời cận đại (lớp 10- chương trình cơ bản) cách khá xa với ngày nay và có rất nhiều các sự kiện cần ghi nhớ. Nhưng khi được thiết kế theo thứ tự trên thẻ nhớ như vậy sẽ giúp học sinh nhớ dễ và nhớ hệ thống tiến trình của cuộc cách mạng.

Thẻ nhớ nhân vật lịch sử thường gồm 2 phần: ảnh của nhân vật và những

Chủ đề: Hệ thống các sự kiện chính của các cuộc CMTS (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)

1 2 3 4 6 5 7 8 9 10 11 12 1. Tháng 8/1566 cách mạng Hà Lan bùng nổ

2. Năm 1648 nền độc lập của Hà Lan được chính thức cơng nhận

3. Tháng 8/1642 CMTS Anh bùng nổ 4. Năm 1649 Sác-lơ I bị xử tử, Anh

trở thành nước cộng hòa

5. Tháng 12/1688 nền quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh

6. Tháng 4/1775 cuộc chiến ttranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bùng nổ

7. Ngày 4/7/1776 bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ ra đời

8. Tháng 9/1783 Anh chính thức cơng nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ

9. Ngày 14/7/1789 CMTS Pháp bùng nổ

10. Tháng 8/1789 Quốc hội Lập hiến thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền

11. Ngày 21/1/1793 vua Lu-I XVI bị xử chém

12. Tháng 6/1793 chế độ cộng hịa được tun bố

Ví dụ, Khi dạy 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, khi tạo biểu tượng về nhân vật G. Oa-sinh-tơn giáo viên nên hướng dẫn học sinh thiết kế thẻ nhớ với 4 nội dung như sau: Nguồn gốc xuất thân, phẩm chất – tính cách, vai trị của ơng trong chiến tranh giành độc lập, vai trò của ông sau khi chiến tranh giành độc lập kết thúc. Lập thẻ nhớ như vậy học sinh sẽ nhớ lâu và đánh giá được vai trò cũng như ảnh hưởng của nhân vật đó. Trong bài dạy thực nghiệm chúng tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế thẻ nhớ về nhân vật G. Oa-sinh-tơn và dưới đây là sản phẩm mà các em học sinh đã thực hiện:

Thẻ nhớ nhân vật lịch sử

Tiểu sử

G. Oa-sinh-tơn sinh ra trong gia đình chủ nơ giàu có, từng làm kỹ sư. Làm chỉ huy quân sự và ủy viên Hội đồng dân biểu ở Viếcginia

Phẩm chất -tính cách Là người chỉ huy: dũng cảm, kiên định, tài chỉ huy qn sự và tổ chức. Ơng có uy tín lớn trong quần chúng nhân dân.

Vai trò trong chiến tranh Đại hội bầu ông làm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, là người thúc đẩy thắng lợi của cách mạng

Vai trị sau chiến tranh

Ơng đã cầm đầu các lực lượng đàn áp phong trào dân chủ. Chủ trì soạn thảo Hiến pháp. Là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ

Hình 2.2. Thẻ nhớ nhân vật G.Oasinhtơn

khó nhớ. Do vậy sơ đồ mạng hay sơ đồ cây phù hợp cho việc trực quan hóa

khái niệm, giúp HS ghi nhớ dễ dàng hơn.

Ví dụ, thẻ nhớ giải thích khái niệm Cách mạng tư sản (lớp 10)

CÁCH MẠNG TƯ SẢN

Mục tiêu - nhiệm vụ: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên

Lãnh đạo cuộc cách mạng: Giai cấp tư sản, quý tộc tư sản hóa Lực lượng cách mạng: Quần chúng nhân dân, trí thức, tiểu tư sản…quần chúng giữ vai trị nịng cốt Kết quả hướng phát triển: Đập tan chế độ phong kiến xóa bỏ những trở ngại đi lên chủ nghĩa tư bản

Hình 2.3. Thẻ nhớ khái niệm CMTS

Qua khảo sát thực tiễn cùng với quá trình thực nghiệm cho thấy việc tiến hành tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm ở huyện Phúc Thọ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Học sinh đã chứng tỏ được khả năng của mình qua việc thực hiện thiết kế các thẻ nhớ, học sinh hứng thú và u thích mơn Lịch sử hơn. Các sản phẩm các em thiết kế không những thể hiện được những ý tưởng phong phú của các em mà còn thể hiện sự yêu thích hứng thú của các em đối với môn học. Tuy nhiên, do mới lần đầu các em sử dụng phần mềm để thiết kế các sản phẩm học tập nên việc sử dụng các phần mềm cịn gặp nhiều khó khăn, các sản phẩm chưa thật cân đối về màu sắc, nội dung chưa thật cơ đọng. Song nó đã phần nào thay đổi cách học, cách suy nghĩ của các em về môn Lịch sử, các em khơng cịn sợ như trước đã phần nào

2.2.2. Xây dựng phim tư liệu LS với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold 2.2.2.1. Khái niệm phim tư liệu lịch sử

Phần mềm Proshow Gold (phiên bản 4.0) là phần mềm hỗ trợ tốt cho việc thiết kế phim tư liệu. Proshow Gold cho phép sử dụng các video clip hay các

định dạng ảnh số để tạo ra một dạng slide show có khả năng trình diễn “liên

khúc”, video clip kết hợp với file nhạc làm âm thanh nền và âm thanh ghi âm

có tác dụng hỗ trợ thuyết minh nội dung phim.

Phần mềm Proshow Gold làm cho những bức ảnh “tĩnh” trở nên sống

động bằng nhiều hiệu ứng chuyển động, phóng đại, xoay… Ngồi ra, Proshow Gold cho phép điều chỉnh thời gian chuyển tiếp giữa các hình ảnh, thêm phụ đề để làm nổi bật những hình ảnh trình diễn mà chúng ta đã lựa chọn và thiết lập phụ đề với kích thước, kiểu dáng và màu sắc phù hợp. Tất cả những tính năng đó giúp chúng ta thiết kế được những đoạn phim sinh động, hấp dẫn và phần nào mang quá khứ đến gần với các em hơn, để các em có thể hiểu và cảm nhận nó, từ đó giúp các em u thích mơn Lịch sử.

Với đặc trưng của môn Lịch sử là học sinh không thể quan sát trực tiếp những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. Sử dụng tranh ảnh, đặc biệt là các đoạn phim tư liệu trong dạy học Lịch sử có ý nghĩa vơ cùng quan trọng giúp học sinh hình dung được quá khứ lịch sử, thu hút được sự tập trung của học sinh. Với sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm như: Windows Movie Maker, Ashampoo Slideshow Studio, Wondershare Photo Story, Proshow Gold… tự thiết kế các đoạn phim tư liệu lịch sử phù hợp với nội dung, mục đích dạy học nhằm nâng cao hiệu

quả bài học [35].

Theo nguồn gốc phim tư liệu có thể chia thành hai loại: phim tư liệu gốc và phim tư liệu tái tạo.

Phim tư liệu gốc là những đoạn phim ghi lại sự kiện, hiện tượng lịch sử

Phim tư liệu “tái tạo” là những đoạn phim được xây dựng dựa trên

nguồn tranh ảnh lịch sử với sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ để phục vụ mục đích dạy học. Nội dung của các đoạn phim gắn liền với nội dung bài học trong chương trình mơn Lịch sử và đảm bảo những u cầu sư phạm cần thiết. Với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold, giáo viên có thể thiết kế các đoạn

phim tư liệu “tái tạo” hoặc hướng dẫn học sinh thiết kế.

2.2.2.2. Quy trình thiết kế phim tư liệu LS với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold

Với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng các đoạn phim tư liệu có dung lượng phù hợp nội dung bài học. Việc xây dựng phim tư liệu theo quy trình 5 bước sau: [35]

Bước 1: GV hướng dẫn học sinh xác định vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học

Đây là công việc đầu tiên và hết sức quan trọng khi xây dựng phim tư liệu, cũng là cơ sở cho việc xây dựng ý tưởng và nội dung phim tư liệu. Xác định được vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học cũng là căn cứ để giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng các đoạn phim tư liệu phù hợp mang lại hiệu quả cao.

Bước 2: Điều tra nhu cầu HS

Điều tra nhu cầu học sinh là căn cứ giúp giáo viên định hướng cho học sinh lựa chọn nội dung kiến thức xây dựng phim tư liệu phù hợp. Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm xây dựng phim tư liệu, giáo viên cần phát phiếu điều tra nhu cầu học sinh để xác định nội dung, vấn đề Lịch sử mà học sinh mong muốn được tìm hiểu sâu hơn để tạo hứng thú cho các em trong quá trình thiết kế và học tập.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh thu thập nguồn tài liệu xây dựng phim tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện phúc thọ hà nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học (Trang 64)