Thẻ nhớ khái niệm CMTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện phúc thọ hà nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học (Trang 70 - 83)

Qua khảo sát thực tiễn cùng với quá trình thực nghiệm cho thấy việc tiến hành tổ chức hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm ở huyện Phúc Thọ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Học sinh đã chứng tỏ được khả năng của mình qua việc thực hiện thiết kế các thẻ nhớ, học sinh hứng thú và u thích mơn Lịch sử hơn. Các sản phẩm các em thiết kế không những thể hiện được những ý tưởng phong phú của các em mà còn thể hiện sự yêu thích hứng thú của các em đối với môn học. Tuy nhiên, do mới lần đầu các em sử dụng phần mềm để thiết kế các sản phẩm học tập nên việc sử dụng các phần mềm cịn gặp nhiều khó khăn, các sản phẩm chưa thật cân đối về màu sắc, nội dung chưa thật cơ đọng. Song nó đã phần nào thay đổi cách học, cách suy nghĩ của các em về môn Lịch sử, các em khơng cịn sợ như trước đã phần nào

2.2.2. Xây dựng phim tư liệu LS với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold 2.2.2.1. Khái niệm phim tư liệu lịch sử

Phần mềm Proshow Gold (phiên bản 4.0) là phần mềm hỗ trợ tốt cho việc thiết kế phim tư liệu. Proshow Gold cho phép sử dụng các video clip hay các

định dạng ảnh số để tạo ra một dạng slide show có khả năng trình diễn “liên

khúc”, video clip kết hợp với file nhạc làm âm thanh nền và âm thanh ghi âm

có tác dụng hỗ trợ thuyết minh nội dung phim.

Phần mềm Proshow Gold làm cho những bức ảnh “tĩnh” trở nên sống

động bằng nhiều hiệu ứng chuyển động, phóng đại, xoay… Ngồi ra, Proshow Gold cho phép điều chỉnh thời gian chuyển tiếp giữa các hình ảnh, thêm phụ đề để làm nổi bật những hình ảnh trình diễn mà chúng ta đã lựa chọn và thiết lập phụ đề với kích thước, kiểu dáng và màu sắc phù hợp. Tất cả những tính năng đó giúp chúng ta thiết kế được những đoạn phim sinh động, hấp dẫn và phần nào mang quá khứ đến gần với các em hơn, để các em có thể hiểu và cảm nhận nó, từ đó giúp các em u thích mơn Lịch sử.

Với đặc trưng của mơn Lịch sử là học sinh không thể quan sát trực tiếp những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. Sử dụng tranh ảnh, đặc biệt là các đoạn phim tư liệu trong dạy học Lịch sử có ý nghĩa vơ cùng quan trọng giúp học sinh hình dung được quá khứ lịch sử, thu hút được sự tập trung của học sinh. Với sự hỗ trợ của phương tiện cơng nghệ, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm như: Windows Movie Maker, Ashampoo Slideshow Studio, Wondershare Photo Story, Proshow Gold… tự thiết kế các đoạn phim tư liệu lịch sử phù hợp với nội dung, mục đích dạy học nhằm nâng cao hiệu

quả bài học [35].

Theo nguồn gốc phim tư liệu có thể chia thành hai loại: phim tư liệu gốc và phim tư liệu tái tạo.

Phim tư liệu gốc là những đoạn phim ghi lại sự kiện, hiện tượng lịch sử

Phim tư liệu “tái tạo” là những đoạn phim được xây dựng dựa trên

nguồn tranh ảnh lịch sử với sự hỗ trợ của phương tiện cơng nghệ để phục vụ mục đích dạy học. Nội dung của các đoạn phim gắn liền với nội dung bài học trong chương trình mơn Lịch sử và đảm bảo những u cầu sư phạm cần thiết. Với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold, giáo viên có thể thiết kế các đoạn

phim tư liệu “tái tạo” hoặc hướng dẫn học sinh thiết kế.

2.2.2.2. Quy trình thiết kế phim tư liệu LS với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold

Với sự hỗ trợ của phần mềm Proshow Gold, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng các đoạn phim tư liệu có dung lượng phù hợp nội dung bài học. Việc xây dựng phim tư liệu theo quy trình 5 bước sau: [35]

Bước 1: GV hướng dẫn học sinh xác định vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học

Đây là công việc đầu tiên và hết sức quan trọng khi xây dựng phim tư liệu, cũng là cơ sở cho việc xây dựng ý tưởng và nội dung phim tư liệu. Xác định được vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học cũng là căn cứ để giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng các đoạn phim tư liệu phù hợp mang lại hiệu quả cao.

Bước 2: Điều tra nhu cầu HS

Điều tra nhu cầu học sinh là căn cứ giúp giáo viên định hướng cho học sinh lựa chọn nội dung kiến thức xây dựng phim tư liệu phù hợp. Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm xây dựng phim tư liệu, giáo viên cần phát phiếu điều tra nhu cầu học sinh để xác định nội dung, vấn đề Lịch sử mà học sinh mong muốn được tìm hiểu sâu hơn để tạo hứng thú cho các em trong quá trình thiết kế và học tập.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh thu thập nguồn tài liệu xây dựng phim tư liệu

Nguồn tài liệu cần thu thập bao gồm tài liệu tranh ảnh và tài liệu thành văn. Đây là nguồn tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng cho nên giáo viên

cần định hướng cho học sinh những tài liệu cần và tiêu biểu cho nội dung bài học

Tài liệu tranh ảnh là “nguyên liệu” chính xây dựng nên phim tư liệu. Vì thế,

thu thập tài liệu hình ảnh là bước then chốt trong quá trình xây dựng phim tư liệu. Có ba loại tranh ảnh được sử dụng để xây dựng các đoạn phim tư liệu đó là:

- Tranh ảnh lấy từ sách giáo khoa lịch sử. Những tranh ảnh này được các nhà khoa học chọn lựa đưa vào sách nên đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học, tính trực quan và tính sư phạm.

- Ảnh chụp hiện vật, di tích lịch sử là một loại tư liệu có tính chân thực cao, có thể chụp lại các hiện vật tại viện bảo tàng hoặc một số di tích lịch sử. Đây là nguồn tư liệu phong phú, sinh động giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử đã qua với những địa danh, di tích lịch sử… hiện nay.

- Tranh ảnh khai thác trên các trang web. Nguồn tư liệu này vô cùng phong phú song cần phải chọn lựa, xác định được rõ nguồn gốc và kiểm định được độ tin cậy thì mới sử dụng.

Tư liệu thành văn bao gồm sách giáo khoa, sách chuyên khảo, báo, tạp

chí… liên quan đến nội dung phim tư liệu. Hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu thành văn khác nhau là cách để giúp các em xây dựng được những đoạn phim tư liệu hấp dẫn và mang tính chân thực cao.

Bước 4: Định hướng cho học sinh xây dựng kịch bản cho đoạn phim tư liệu

Kịch bản là bản phác thảo những yếu tố về âm thanh, hình ảnh, ngơn ngữ cần thiết để xây dựng phim. Nội dung phim phải thể hiện qua một kịch bản có

cấu trúc chặt chẽ, kết hợp hài hịa giữa hình ảnh, âm thanh (thuyết minh và nhạc nền), và chữ viết (phụ đề). Có thể viết kịch bản theo mẫu sau:

Nội dung kiến thức

Hình ảnh Chữ viết Âm thanh Hoạt động học tập Nội dung 1

Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung n

Mỗi nội dung kiến thức sẽ có hình ảnh, chữ viết (phụ đề), âm thanh (thuyết minh và nhạc nền) tương ứng. Trong đó, nội dung kiến thức cần được viết ngắn gọn, logic, mạch lạc dưới dạng đề cương - chính là ý tưởng của kịch bản. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh xây dựng kịch bản như trên sẽ giúp các em lựa chọn được những hình ảnh, nội dung phù hợp và tiết kiệm thời gian khi tiến hành làm.

Đặc biệt hình ảnh được lựa chọn phải phản ánh được nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Bởi phim tư liệu chỉ có thể đưa ra những hình ảnh, những

đặc trưng của sự kiện, hiện tượng Lịch sử chứ không thể “tái tạo” lại tồn bộ

các sự kiện, hiện tượng đó. Vì thế, giáo viên cần phải thẩm định lại các đoạn phim tư liệu mà học sinh xây dựng, nếu các hình ảnh khơng điển hình, thiếu chính xác thì khơng nên cho học sinh sử dụng.

Về nội dung chữ viết (phụ đề) trong PTL cần cô đọng, ngắn gọn, thường dùng để ghi chú cho hình ảnh hoặc nhấn mạnh làm nổi bật một đặc điểm của sự kiện lịch sử nào đó. Cỡ chữ phải phù hợp, khơng nên q nhỏ sẽ khó nhìn thấy, cũng khơng nên q to vì có thể che lấp hình ảnh. Màu chữ cũng nên lựa chọn sao cho đối lập với màu ảnh, có như thế chữ viết mới nổi bật.

Trong phim tư liệu, lời thuyết minh có tác dụng định hướng, giải thích cho người xem phim. Lời thuyết minh phải là các câu ngắn gọn, trong câu cần sử dụng động từ, tính từ giàu hình ảnh, có sức lơi cuốn người nghe, khơng nên

đoạn phim tư liệu nói chung khơng địi hỏi q khắt khe, tùy theo lựa chọn của các em. Tuy nhiên, cũng cần phải lựa chọn các bản nhạc phù hợp với nội dung

phim tư liệu và làm nổi bật được “hào khí” của sự kiện Lịch sử.

Tóm lại, kịch bản phim tư liệu hồn chỉnh là sự kết hợp hài hịa giữa các phần nội dung kiến thức với phần phụ đề, hình ảnh và âm thanh.

Bước 5: Sử dụng phần mềm Proshow Gold thiết kế phim tư liệu.

Sau khi hoàn thành giáo viên hướng dẫn học sinh cài đặt và sử dụng phần mềm Proshow Gold để xây dựng phim tư liệu theo kịch bản (phụ lục 2)

Ví dụ: Khi chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm chuẩn bị các nội dung khác nhau, trong đó có nhóm xây dựng phim tư liệu về diễn biến cuộc cách mạng. Mặc dù học sinh rất hứng thú, say mê làm việc, nhưng do lần đầu tiên được tiếp cận với hình thức học này nên sản phẩm của các em vẫn còn một số hạn chế như: chưa cân đối về hình ảnh, màu sắc, âm thanh, lời bình cịn đơn điệu. Tuy nhiên, nếu các em được thường xuyên thực hành chúng tôi tin rằng sản phẩm của các em sẽ ngày càng hồn chỉnh. Sau đây là mơ tả sản phẩm các em đã thực hiện:

Ban đầu các em giới thiệu về duyên cớ cuộc chiến tranh thơng qua hình ảnh sự kiện chè Bơx-tơn cùng với lời bình: Nhân dân Bơx-tơn tấn cơng 3 tàu chở chè của TDA→châm ngịi lửa cho cuộc chiến tranh.

Sau đó các em sử dụng các hình ảnh về diễn biến của cuộc cách mạng cùng lời bình về các hình ảnh đó như sau:

Nội dung kiến thức

Hình ảnh Chữ viết Âm thanh Hoạt động học tập Diễn biến

cuộc chiến tranh

Đại hội lục địa lần 2 và G.Oa-sinh-tơn

Bầu G.Oa-sinh-tơn

làm tổng chỉ huy quân đội

Quốc ca nước Mĩ

Thiết kế phim tư liệu

Bản tuyên ngôn độc lập Khẳng định các quyền tự do dân chủ của nhân dân Chiến thắng Xa-ra-tô-ga Tạo bước ngoặt cho cuộc

chiến tranh Chiến thắng

I-ooc-tao

Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân

2.2.3. Thiết kế bài thuyết trình hay các bộ sưu tập tranh ảnh với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint

2.2.3.1. Khái niệm bài thuyết trình hay các bộ sưu tập tranh ảnh

Xu thế dạy học hiện nay là dạy theo nhu cầu, năng lực, sở thích, kiểu học (phong cách học) của học sinh, giáo viên thiết kế các nhiệm vụ đa dạng theo hoạt động nhóm hoặc cá nhân hoặc thực hiện dự án học tập trong môn Lịch sử

và hướng dẫn học sinh tạo ra các sản phẩm khác nhau như: bài thuyết trình, bộ

sưu tập tranh ảnh… Việc thiết kế các sản phẩm này được hỗ trợ bằng các phần

mềm thông dụng như: Word, PowerPoint, Publisher. Việc sử dụng các phần mềm này học sinh đã được học trong mơn Tin học, vì vậy giáo viên chỉ cần định hướng mục đích, ý tưởng sản phẩm cần thiết kế; cung cấp nguồn tài liệu tham khảo để học sinh thực hiện.

PowerPoint là một ứng dụng trong bộ Microsoft office, cho phép xây dựng các bản trình chiếu kết hợp văn bản, âm thanh, hình ảnh và hoạt hình tạo nên các khả năng đặc biệt mà có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy hoặc trình bày các báo cáo khoa học. Powerpoint có thể được sử dụng để thiết kế ra rất nhiều các sản phẩm như: bài thuyết trình, bộ sưu tập tranh ảnh, bài giảng điện tử…..

Bài thuyết trình là bài trình bày của học sinh về một chủ đề đã học được

thiết kế trên các bản trình diễn (slides) mẫu của PowerPoint. Bài trình chiếu có thể tích hợp các thơng tin hình ảnh, chữ viết, đoạn phim minh họa… làm cho phần trình bày của học sinh phong phú hơn. Xây dựng bài trình chiếu là một nhiệm vụ phù hợp với học sinh trung học phổ thơng. Bài trình chiếu giúp học sinh có thể dễ dàng tổng hợp được kiến thức, gây hứng thú và nâng cao hiệu quả bài học.

Bộ sưu tập tranh ảnh về nhân vật, sự kiện lịch sử được thiết kế trên

PowerPoint sắp xếp các hình ảnh cùng thơng tin liên quan về nhân vật, sự kiện lịch sử theo chủ đề. Sản phẩm này minh họa cho các bài thuyết trình, báo cáo của học sinh, giúp học sinh thấy được sự thống nhất giữa sử và luận, rèn cho học sinh kỹ năng phân tích qua sử dụng tranh ảnh.

Tóm lại, việc sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế bài thuyết trình hay bộ sưu tập tranh ảnh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong q trình dạy học, nhất là với mơn Lịch sử. Thơng qua các hình ảnh các tư liệu gốc thể hiện trên các bộ sưu tập tranh ảnh sẽ giúp học sinh hình dung một cách dễ dàng và sinh động về bức tranh quá khứ, giúp các em học Lịch sử đơn giản và hứng thú hơn.

2.2.3.2. Quy trình thiết kế bài thuyết trình hay các bộ sưu tập tranh ảnh với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint

thuyết trình có thể theo nội dung từng bài học nhưng thiết kế bộ sưu tập tranh ảnh nên cấu trúc nội dung theo chủ đề.

- Bước 2, Hướng dẫn học sinh chọn nội dung kiến thức cơ bản để thiết kế

bài thuyết trình cùng những hình ảnh tiêu biểu để giúp cho bài thuyết trình thêm sinh động. Cịn đối với các bộ sưu tập tranh ảnh giáo viên nên hướng dẫn học sinh chọn hình ảnh làm nổi bật sự kiện, nhân vật không nên chọn tràn lan. Ngôn ngữ sử dụng trong bài thuyết trình hay các bộ sưu tập tranh ảnh cần cơ đọng, súc tích, có thể chèn thêm âm thanh nếu cần.

Bước 3, hướng dẫn HS thiết kế sản phẩm trên powerpoint (phụ lục 3)

Ví dụ: khi giáo viên dạy bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-

XVIII (Lịch sử lớp 10-chương trình chuẩn). Giáo viên có thể chia lớp thành 4

nhóm với những nhiệm vụ khác nhau, trong đó có nhóm thiết kế bộ sưu tập tranh ảnh về các cơng trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, sân khấu để chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam thế kỉ XVI-XVIII.

Trước hết, giáo viên hướng dẫn HS chọn khoảng 10 hình ảnh tiêu biểu cho nghệ thuật thế kỷ XVI-XVIII, trong đó hầu hết các hình ảnh quen thuộc với các em không những giúp các em hiểu được ý nghĩa nghệ thuật của các cơng trình mà cịn giúp các em thêm gắn bó, yêu quê hương đất nước hơn.

+ Về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: chùa Thiên Mụ ở Thừa Thiên – Huế, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp – Bắc Ninh, các tượng La Hán ở chùa Tây Phương – Quốc Oai - Hà Nội.

+Về nghệ thuật dân gian: giáo viên hướng dẫn học sinh đến ngơi đình ở địa phương gặp quản lý di tích và xin được chụp một vài bức ảnh trên các vì, kèo ở các ngơi đình có vẽ cảnh sinh hoạt hàng ngày của người dân như: đi cày,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông ở huyện phúc thọ hà nội với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học (Trang 70 - 83)