Xây dựng kết cấu và cốt truyện

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

3.2. Xây dựng kết cấu và cốt truyện

Tiểu thuyết Tố Tâm được tác giả Hoàng Ngọc Phách viết theo lối mới lúc thời bấy giờ. Lối viết này chịu ảnh hưởng của Tây học, tiểu thuyết phương Tây, tiểu thuyết lãng mạn bên ấy. Nên Tố Tâm hay chính tác giả Hồng Ngọc Phách đã phá vỡ những cái truyền thống, những cái ta thường bắt gặp trong tiểu thuyết nước nhà.

Xét về cốt truyện, cốt truyện của Tố Tâm không phải là cốt truyện tuyến tính phổ biến ở văn học trung đại và văn học dân gian từ thế kỉ XIX trở về trước ở Việt Nam ta. Cốt truyện của Tố Tâm không theo một trật tự thời gian nhất định. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã cho ta thấy được kết cục khơng mấy mong chờ của mối tình này. Rồi sau đó mới dùng hồi tưởng qua lời kể của nhân vật Đạm Thủy mà quay về cái “phát nguyên” của câu chuyện. Đan xen vào câu chuyện tình được kể ở quá khứ là những lúc “nghỉ giải lao” ở hiện tại của nhân vật Đạm Thủy với người bạn ký giả.

Ở Tố Tâm, cốt truyện không đặt trọng tâm quá nhiều vào các sự kiện, các tình tiết tiếp nối mà truyện chú trọng nhân vật, vào những xúc cảm, diễn biến

37

tâm lý của họ. Bởi tác giả chỉ nói về Tố Tâm như là một câu chuyện tình cảm giữa hai con người yêu nhau mà không nhiều hơn thế. Mà đã là một câu chuyện tình thì thứ quan trọng nhất là cái tình, cái tình của con người và cảm xúc của họ.

Và một nét mới, một nét hiện đại khác trong Tố Tâm chính là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã phá vỡ cái kết cấu thông thường của các truyện giai đoạn trước, kết cấu “Gặp gỡ – biệt ly – đoàn viên”. Trong Tố Tâm, cái “đồn viên” ấy khơng xảy ra. Thay vào đó, là một kết thúc bi kịch như chính Đạm Thủy cũng xét thấy “Đây mới đến đoạn bi kịch, anh ạ” (1958: 70).

Phần nào có thể thấy, chính cái cốt truyện khơng theo trật từ thời gian, đan xen giữa hồi ức do Đạm Thủy kể lại với hiện tại và cái kết cấu phá cách này, vai trị của các tình tiết, sự kiện trong Tố Tâm không quá nhiều và hay được đặt nặng. Ở Tố Tâm – một tiểu thuyết tâm lý thì cái chính yếu chính là diễn biến tâm lý của nhân vật và những điều nhân vật cảm thấy. Chính cái kết cấu trong cốt truyện này đã nhấn mạnh cho điều ấy. Nó đã làm nổi bật lên cái diễn biến tâm lý của nhân vật, cảm xúc của họ qua nhiều lần “hoán đổi” thời gian.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 36 - 37)