Cách sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

3.3. Cách sử dụng ngôn ngữ

Tiểu thuyết Tố Tâm là một tác phẩm dạt dào cảm xúc, truyền cảm mạnh mẽ và làm rung động lòng người. Qua việc lựa chọn từ ngữ cùng với lối diễn đạt phù hợp tác giả đã thể hiện rõ, làm nổi bật cảm xúc, tinh thần của tác phẩm

Tố Tâm.

38

Từ ngữ trong Tố Tâm đơn giản, rõ ý tứ mặt nghĩa của câu từ mà tác giả lại khéo chọn những từ ngữ hợp với tình, với ý, với cảnh. Điều này phần nào làm rúng động thêm lòng người.

“Mặt biến sắc, con mắt hoe hoe rồi ngồi phịch xuống ghế, gục đầu vào

bàn mà khóc. Tơi thổn thức mà bối rối q chừng, nói chỉ ra hơi và khơng thành tiếng. Cái thổn thức đó, ai đã qua lúc này như tôi, ai đã phải giọt nước mắt đầu của ái tình bị đè nén bấy lâu, nó ẻo vào ruột mới hiểu được” (1958: 42).

Ví như đoạn trên, không như lối ước lệ, hoa mĩ của văn học trung đại, từ ngữ được sử dụng trong Tố Tâm mang dấu ấn đương thời, hiện đại, đơn giản và gần gũi, miêu tả một cách hiện thực.

Tiểu thuyết Tố Tâm nói về một câu chuyện tình. Về một tình yêu thuần túy. Một tình yêu trong sáng, thiết tha và da diết. Từ ngữ trong Tố Tâm là ngơn từ hữu tình. Nó chứa đựng cái tình, cái thiết tha của nhân vật, sự da diết của nỗi buồn vì chia xa hay nỗi đau đớn dày xéo của Tố Tâm và Đạm Thủy.

3.3.2. Lối diễn đạt

Trong Tố Tâm, ta thường bắt gặp những câu văn dài. Tuy là câu dài

nhưng vì lối diễn đạt tự nhiên, cuốn hút, thêm phần tác giả sử dụng nhiều dấu ngắt trong một câu mà khơng thấy nó thành lê thê. Hay chính nhờ những câu văn dài thế này mà nó mang theo cái cảm xúc dạt dào, miên man của tình yêu làm người đọc thêm phần nào thấm thía cái tình của họ.

Như “Tình thế của tơi như vậy, lịng tơi đương rất u nàng mà nhẽ phải

lại khiến tôi quên nàng, bắt tôi phải làm cho nàng cũng đừng yêu tôi nữa để tránh cho nàng một điều phiền lụy về sau” (1958: 40). Hay trong bức thư đầu

chương ba Tố Tâm kính gửi Đạm Thủy “Có khi em cả gan nghĩ đến chuyện

39

với một vị khách văn chương, tri kỷ, để gọi tỏ lòng cảm phục văn anh, nhưng nữ nhi đâu đã dám làm những lối tối tân ấy” (1958: 45).

Tiếp cận văn thơ nói về đề tài tình u, ta khơng ít lần hay chính xác hơn là thường xuyên bắt gặp những câu hỏi tu từ. Và trong Tố Tâm, một tác phẩm với nhiều đoạn thể hiện xúc cảm, nỗi thống thiết của hai nhân vật thì mang rất nhiều câu hỏi như thế. Và, những câu hỏi nhấn mạnh, làm rõ cảm xúc, ý tứ của nhân vật này lại thường gắn liền với những cảm thán từ. Hai yếu tố này kết hợp lại càng hiện rõ, càng nhấn mạnh hơn nữa nỗi niềm của nhân vật và cảm xúc da diết, mạnh mẽ của họ.

“Nhưng anh ơi! Anh có ma lực gì mà lịng em một ngày một vướng vít, khiến em hết sức giữa lấy mực xưa mà khơng giữ nổi, hễ xa anh thì nhớ nhớ, vắng anh thì buồn buồn, cuộc đời em khơng thể rời anh ra được nữa. Lịng em yêu anh là thế mà vẫn phải nén lòng một cách khổ sở” (1958: 46).

Nhìn chung, ngơn ngữ trong Tố Tâm vừa hữu tình vừa tha thiết, tựa như mối tình sâu đậm, chân thành nhưng lại mang kết cục đau đáu lịng. Qua đó cũng thể hiện bút pháp của tác giả Hoàng Ngọc Phách vừa tinh tế, vừa gợi tình đầy xúc cảm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 37 - 39)