Cốt truyện và nhân vật

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

3.4. Cốt truyện và nhân vật

Từ việc đổi mới về đề tài cùng cách tiếp cận mới mẻ qua góc nhìn đời tư của tác giả, Tố Tâm mang những bước ngoặt giao thời trong văn học với kết cấu đặc biệt hơn so với những tiểu thuyết cùng thời. Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết qua ngịi bút của Hồng Ngọc Phách mang những nét độc đáo chưa từng có trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Đặt mình vào bối cảnh ra đời của tiểu thuyết, Tố Tâm xứng là “tiểu thuyết tâm lý” đầu tiên của Việt Nam, vừa cũ nhưng lại vừa mới. Qua những hình ảnh

40

từ xã hội cũ hôn nhân sắp đặt “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, những cuộc tình éo le do cha mẹ hứa hôn đã rất đỗi quen thuộc trong xã hội cũ nhưng đối với văn học Việt Nam thời bấy giờ nói chung và với Tố Tâm nói riêng, đây lần đầu tiên một tác phẩm văn học viết về đề tài đặt ra một vấn đề xã hội bức xúc bấy giờ: đó là cuộc đấu tranh chống lại những ràng buộc khắt khe trong lễ giáo phong kiến mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh âm thầm cho tình u chân chính xuất phát từ con tim.

Về phần cốt truyện, trong Tố Tâm, cốt truyện của tiểu thuyết dưới ngịi bút của tác giả đã thốt khỏi lối viết chương hồi mà thay vào đó là cách viết dựa trên những mạch cảm xúc tâm lý nhân vật cùng nghệ thuật trần thuật. So với cách viết đơn tuyến quen thuộc trong tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỷ trước

“gặp gỡ – lưu lạc – đoàn viên” như Đoạn trường tân thanh hay Lục Vân Tiên... Tố Tâm đã phá vỡ kết cấu về thời gian, đan xen giữa những mảng hiện tại và

quá khứ, “Bi kịch – Bi kịch – Bi kịch”. Cốt truyện của tiểu thuyết hấp dẫn khơng nhờ những tình tiết ly kỳ, cao trào mà vì tâm lý nhân vật được tác giả khai thác và thể hiện đầy mạnh mẽ và chân thực. Ở tiểu thuyết Tố Tâm, khác với những tiểu thuyết cùng thời, cốt truyện trong tiểu thuyết là phương tiện để bộc lộ tính cách của nhân vật. Tính cách ấy càng nổi bật qua những biến cố chủ yếu trong truyện. Và cũng theo kiểu hiện đại, tiểu thuyết viết bằng mạch bi kịch

– bi kịch nhưng lại có cái kết mở, khơng đọng lại dư vị bi quan cho người đọc.

Trái lại, những biến cố bi kịch trong cốt truyện đã làm rung chuyển nếp cảm, nếp nghĩ mòn xưa của người đọc thời bấy giờ. Sức mạnh ấy, các tiểu thuyết trước và cùng thời với Tố Tâm chưa hề có được.

Đến với Tố Tâm, bao trùm khơng gian cốt truyện là những hình ảnh mang khuynh hướng trữ tình. Câu truyện là khơng gian hồi tưởng của nhân vật Đạm Thủy, qua đó tác giả gợi lên cảm xúc và diễn biến tâm lý của nhân vật lẫn với

41

thực tại gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo lên điều mới lạ, cuốn hút. Với kiểu viết tiểu thuyết chịu ảnh hưởng từ phương Tây của tác giả, cốt truyện cùng những chuỗi sự kiện có phần được đơn giản hóa nhưng về tâm lý của các nhân vật trong truyện lại được Hoàng Ngọc Phách đặc biệt chú trọng. Trọng tâm tác phẩm được chuyển mình từ chú trọng chuỗi những sự kiện sang chú trọng nhân vật, từ những điều “trông thấy” sang điều “cảm thấy” và từ không gian truyện vĩ mô sang thế giới vi mơ, khơng thiên về thế giới bên ngồi mà thiên về tâm hồn của nhân vật.

Về phần nhân vật, trong Tố Tâm, các nhân vật được tác giả dành khá

nhiều bút lực. Cặp nhân vật Đạm Thủy – Tố Tâm là hai nhân vật chính trong tác phẩm. Nhân vật trong tiểu thuyết giữ vai trò trọng yếu, đi sâu vào thế giới nội tâm, được tác giả miêu tả diễn biến tâm lý một cách tỉ mỉ, đầy tính logic. Xung đột chủ yếu của Tố Tâm là xung đột giữa tình cảm và lí trí trong tâm lý nhân vật (mà nguyên nhân sâu xa cũng vì cái ln lí khắc nghiệt của xã hội đương thời). Họ bị ràng buộc trong chữ “Hiếu” với những định kiến xã hội phong kiến mà không thành với nhau. Tác giả miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc nhất là qua ba thủ pháp nghệ thuật.

Về thủ pháp thứ nhất: Miêu tả tâm lý trong môi trường hẹp. Tác giả đã tạo ra một không gian hẹp trong nội tâm nhân vật, ở đó, tâm trí họ sẽ tách biệt với thế giới bên ngoài. Các nhân vật sẽ đối diện với bản thân tâm lý chính họ. Qua đó nhân vật trong tiểu thuyết sẽ bộc lộ cảm xúc từ nơi sâu thẳm một cách chân thực nhất. Khi về nhà chồng, nhân vật Tố Tâm như bước vào thế giới nội tâm tách biệt. Những cảm xúc từ sâu trong lịng nàng càng dâng lên. Càng cơ đơn, Tố Tâm càng đào sâu vào những tâm tưởng, cảm xúc của nàng càng phong phú hơn, càng làm cho mạch truyện thêm dồi dào, tạo điểm nhấn.

42

Về thủ pháp thứ hai: Miêu tả tâm lý nhân vật qua nhật ký, thư từ – một hình thức độc thoại và đối thoại độc đáo. Chương 3 có 3 bức thư của Tố Tâm, 2 bức thư của Đạm Thuỷ. Tác giả đã sử dụng hình thức trên để giải bày tâm tình, thổ lộ, trao đổi tình cảm của cả hai. Bức thư như một phương tiện đối thoại thay lời nói của hai nhân vật trong tiểu thuyết, qua đó gợi lên những cảm xúc trong tâm lý nhân vật. Cịn khi nhân vật trở nên cơ đơn nhất, tách biệt thì những trang nhật ký ghi lại những nỗi khổ tâm, dằn vặt. Nhật ký như một phương tiện để nhân vật độc thoại, giải bày những thổn thức. Hai đồ vật đối với cốt truyện như hai phương tiện giúp người đọc nhìn trực tiếp vào tâm hồn nhân vật và thấu cảm nhân vật, còn đối với tác phẩm như một cách cửa mở ra hướng mới cho tiểu thuyết phát triển.

Cuối cùng là thủ pháp thứ ba: Miêu tả tâm lý qua ngoại hình và hành động. Trong tiểu thuyết, tác giả đã chắt lọc những hành động tiêu biểu giúp cho nhân vật dễ dàng bộc lộ cảm xúc. Trong mỗi biến cố, nhân vật đấu tranh tâm lý, hành động như dằn vặt, suy nghĩ... Từ đó, Hồng Ngọc Phách tạo tiền đề để miêu tả những gì sâu thẳm trong thân tâm nhân vật.

Qua việc dồn trọng tâm tác phẩm vào nhân vật, cùng lối viết mới mẻ đã giúp Hồng Ngọc Phách thành cơng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, tạo nên kiểu mẫu nhân vật điển hình cho cả một giai đoạn văn học sau này.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 39 - 42)