CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
4.1. “Tố Tâm” – dấu ấn giao thời
4.1.1. Khẳng định chỗ đứng khi vừa xuất hiện
Dựa theo Từ điển tiếng Việt của nhà nghiên cứu Hồng Phê (2003: 393), có định nghĩa từ “giao thời” là “khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì này
sang thời kì khác, cái mới cái cũ xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn, xung đột, chưa ổn định”. Trong giai đoạn những năm đầu thế kỉ XX, các trào lưu sáng
tác đã tiếp thu nguồn văn học phương Tây tạo nên một luồng gió mới thổi vào nền văn học Việt Nam hiện đại. Dấu ấn giao thời ấy đã mang sự đan xen giữa hai yếu tố truyền thống và hiện đại cả về mặt nội dung lẫn hình thức gây nên mọi sự thu hút, tị mị, thích thú dành cho giới trí thức thời đó. Xuất hiện các thế hệ nhà văn mới có nguồn cảm xúc tươi mới, tư tưởng hiện đại, điểm nhìn nghệ thuật khác nhiều so với các nhà thơ, nhà văn thời kì trước. Mở đầu có thể nhắc đến tác giả Nguyễn Trọng Quảng với tác phẩm Truyện Thầy Lazaro Phiền, được ông sáng tác năm 1887. Tác phẩm đánh dấu nhờ vào sự thay đổi theo hướng tự sự phi tuyến tính khác với văn chương tự sự truyền thống. Tuy vậy, tác phẩm ấy vẫn chưa khai thác được chiều sâu nội tâm con người, cho đến khi tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách được viết theo lối tiểu thuyết miêu tả tâm lý thì mới thực sự được đánh giá cao là có bước chuyển mình rõ rệt và trở thành tác phẩm hiện đại đầu tiên của tiểu thuyết Việt Nam.
Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết duy nhất của ông và chính thức được ra mắt
bạn đọc vào năm 1925, được sáng tác vào thời buổi xã hội còn nhiều hạn chế tuy nhiên ngay sau khi tác phẩm này ra đời không chỉ gây tiếng vang lớn đối với độc giả mà đặc biệt tác phẩm còn đặt ra vấn đề về quyền tự do lựa chọn tình yêu của con người so với giai đoạn trước. Do chịu ảnh hưởng từ văn hóa
45
Pháp nên lối sống của trí thức thị dân thời ấy ngày càng Tây phương hóa cùng với sự kết hợp với các phương tiện như in ấn, truyền thơng báo chí, hiệu sách đã góp phần đem tác phẩm đến gần người đọc và ngày càng lan rộng, phổ biến từ Bắc chí Nam. Những xúc cảm, những suy tư, những ý niệm của lớp người thanh thiếu niên thời ấy cũng được thay đổi và dần dần bộc lộ rõ nét thơng qua cách nhìn nhận về hạnh phúc lứa đơi, muốn được tự do lựa chọn người mình yêu, muốn thể hiện đời sống tinh thần cá nhân cao của mỗi con người. Sự ra đời của Tố Tâm đã mang những quan niệm mới về số phận cá nhân con người đời thường có khát vọng tự do trong đời sống và cả tình u đơi lứa đối lập hồn toàn với nề nếp đạo lý phong kiến cổ xưa. Nhờ vậy mà tác phẩm chẳng những gây xơn xao cho các nhà văn cùng thời mà cịn nhanh chóng được hưởng ứng khi vừa xuất bản, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người đọc, khiến độc giả thành thị mê say cuồng nhiệt như thể tác phẩm là sự mong đợi từ bấy lâu. Đặt mình vào xã hội Việt Nam thời những năm đầu thế kỉ XX thì mới có thể hiểu được tại sao tác phẩm Tố Tâm lại có một chỗ đứng nhất định trong
lịng bạn đọc, nó đối với tâm hồn người đọc lúc bây giờ ra sao. Tiểu thuyết Tố
Tâm xuất hiện trên thi đàn văn học lúc bấy giờ đã tạo nên hiệu ứng vô cùng
mạnh mẽ đối với người đọc, tác động vào tâm lí người đọc và tác động vào chính bối cảnh xã hội.