Những hạn chế của tác phẩm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 47 - 55)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

4.2. Những hạn chế của tác phẩm

Theo quan niệm hiện đại tiểu thuyết của Nhà văn Thạch Lam, ông lý giải tại sao tác phẩm Tố Tâm của Hồng Ngọc Phách tuy thành cơng nhưng cũng bị lãng qn nhanh chóng, cụ thể là vì: “Cuốn tâm lí tiểu thuyết ấy chỉ phân tách

có cái tâm lí hời hợt bề ngồi, một cái thái độ của tâm hồn mà thôi”. “Cái “mốt” thời Tố Tâm là phong trào lãng mạn, một thứ lãng mạn cuối mùa lấy ở phong trào lãng mạn thế kỉ XIX trong văn chương Pháp ra, nhưng nông nổi và yếu ớt, nên khơng tạo ra được tác phẩm nào có giá trị”. Tuy hướng khai thác

nội dung mới mẻ có tư duy theo lối hiện đại nhờ vào sự du nhập của văn hóa Pháp nhưng vấn đề được đặt ra vẫn chưa thấu đáo. Tác phẩm có chất pha tạp giữa phong kiến và hiện đại nên cái kết vơ hậu cũng mang tính hai mặt vấn đề, một mặt là có yếu tố khắc họa tâm lý mặt khác lại không giải quyết vấn đề triệt để khiến quyền tự do yêu đương vẫn bị áp bức dưới lễ giáo phong kiến thời đó.

Ngơn ngữ được sử dụng vẫn mang màu sắc cũ, hình ảnh của nhịp sống thời hiện đại chưa được xuất hiện trong tác phẩm. Cụ thể là tác phẩm này tuy nội dung chính là viết về chuyện tình u thời hiện đại nhưng mà nhà văn lại cho họ có những khoảnh khắc yêu đương bằng những lần trao gởi các câu đối, các dịng thơ Đường thi mang hình ảnh của thời đại cũ như: “liễu ủ hoa sầu,

năm canh giọt lệ, sương sa gió thổi, tuyết phủ mây mờ...”. Ngoài ra, tác phẩm Tố Tâm của Hồng Ngọc Phách vẫn cịn sử dụng lối hành văn biền ngẫu thường

thấy ở văn học trung đại, cụ thể trong bài nghiên cứu của tác giả Hoàng Dũng về Truyện Thầy Lazaro Phiền cũng có nhắc đến mặt hạn chế này của Tố Tâm:

“Ở Tố Tâm (1925), cái bệnh biền ngẫu có vẻ nặng hơn: “Nghe những câu

48

tiếng dế gọi, mà xui ai tới bãi sa trường. Ơi! Biết làm gì, quen làm gì, dan díu làm gì cho tấm lịng thêm khắc khoải”.

Theo nhà nghiên cứu Võ Phúc Châu, có những chỗ ơng cho rằng: “Người

đọc thật khó bị thuyết phục bởi một cơ gái đang đau khổ sụt sùi vì tình, lại bất ngờ tỉnh táo, nói những lời mang màu sắc giáo huấn trang nghiêm như thế!”.

Dẫn chứng ở chương ba lúc Tố Tâm thỏ thẻ với Đạm Thủy rằng: “…Em là

phận gái, cái chức phẩm với đời, có cũng hay mà khơng cũng được, chả ai nghị luận gì, ai trách chi nữ nhi nan hóa, nhưng anh là bậc nam nhi hai vai nghĩa vụ, anh đừng làm như em mà giữ lấy một mối tình vơ hy vọng. Anh là người có văn chương, có tư tưởng, anh nên nhớ rằng cái thân anh không phải của một mình anh, phải làm việc cho nhà, cho nước, cho xã hội...” (1958: 63). Cả trong

đau khổ mà nhân vật lại có thể tỉnh táo nói những lời mang màu sắc giáo huấn, nghiêm trang như thế làm cho lời văn giảm đi vẻ tự nhiên của tác phẩm, gây một chút gượng gạo cho người đọc. Còn trong bức thư Đạm Thủy gửi Tố Tâm có nội dung đầy tâm trạng khiến người đọc khơng khỏi xót xa, thương cảm nhưng bên cạnh đó cách viết vẫn khơng thốt khỏi những điều giáo huấn của thời trước, cụ thể là chương ba trong thư viết như sau: “…Em ơi! Sinh ra gái

mưa sa là phận, rủi may âu cũng sự giời, ai biết hay đâu mà tìm, biết dở đâu mà tránh, trước sau cũng một lượt, chả sớm thì chầy, một mình em ở đời như chiếc bách giữ giịng, chống sao cho nỗi những khi mưa to gió táp, chi bằng em theo cái lệnh “đặt đâu ngồi đấy”, là hơn” (1958: 68).

Tóm lại, tác phẩm Tố Tâm khẳng định vị trí của cá nhân, quyền sống của con người muốn hưởng tình yêu, muốn lấy tình yêu làm lẽ sống. Tuy nhiên, cái lối sống tự do u đương ấy vẫn cịn bị ẩn mình, núp bóng trước chế độ phong kiến. Về lối hành văn, Tố Tâm còn tồn tại câu văn biền ngẫu và vốn từ Hán Việt, bắt gặp ngay từ cách ông đặt tên cho nhân vật là Đạm Thủy và Tố Tâm. Nhìn tổng thể, tiểu thuyết này tuy còn tàn dư những hạn chế do ảnh hưởng của

49

chế độ phong kiến nhưng phải cơng nhận rằng tác phẩm Tố Tâm cũng có những đột phá mới, tạo nên một ấn tượng khó phai trong lịng người đọc và không làm lu mờ vẻ đẹp sáng ngời mà tác giả muốn truyền tải. Tác phẩm như một làn sóng mới của buổi giao thời, một hệ quả tất yếu cho một cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên đã xuất hiện quá sớm so với thời đại những năm đầu thế kỉ XX.

50

KẾT LUẬN

Nhìn chung, tác phẩm Tố Tâm của Hồng Ngọc Phách đóng một vị trí

và vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết.

Quả thật, khơng có một minh chứng cụ thể nào đủ sức thuyết phục và rõ ràng hơn chính thời khắc mà Tố Tâm được ra đời để nói lên sức ảnh hưởng và chỗ đứng của mình trong nền văn học giao thời lúc bấy giờ. Tuy đề tài không quá mới mẻ, chỉ đơn giản xoay quanh về câu chuyện tình yêu cá nhân của hai nhân vật Đạm Thủy và Tố Tâm nhưng những giá trị sâu sắc về văn học và cuộc đời mà tác phẩm mang lại thì khơng thể phủ nhận. Là quyển tiểu thuyết đầu tiên của miền Bắc Việt Nam, Tố Tâm mang trong mình tầm ảnh hưởng to lớn trong việc truyền bá và phát triển chữ Quốc ngữ, mở đường cho một nền văn học hiện đại, tiếp thu những cái mới của phương Tây, cũng như là phản ảnh được bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Nội dung của tiểu thuyết Tố Tâm ẩn chứa nhiều thông điệp sâu sắc, đưa người đọc trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trầm lắng khác nhau. Trong tác phẩm, từng nội dung dần hiện lên một cách thật tinh tế khi lần lượt nói đến vẻ đẹp đơn sơ tình u nam nữ, rồi đi sâu, nhấn mạnh vào sự xung đột giữa lí trí và tình cảm trong tâm lý của con người. Hơn hết, tác phẩm cịn là tiếng nói đầu tiên bênh vực hạnh phúc cá nhân, thể hiện qua những khát khao hạnh phúc cháy bỏng và mong muốn có được sự tự do tình cảm của Tố Tâm trong chính cuộc tình của mình. Nhưng dù có u thương bao nhiêu, có hi vọng bao nhiêu thì cũng khơng thể thoát khỏi sự hà khắc của cái xã hội phong kiến và luân lý gia phong lúc đương thời.

Bằng cách sử dụng những nghệ thuật tiêu biểu như: Xây dựng nhân vật mang tính điển hình, xây dựng kết cấu và cốt truyện chặt chẽ, cách sử dụng

51

ngôn ngữ độc đáo, đặc biệt với cách miêu tả tâm lý chân thật, thể hiện rõ những xung đột giữa lí trí của tình cảm, bộc lộ hết nội tâm của nhân vật, làm cho độc giả khơng thể khơng hịa mình vào tác phẩm.

Tóm lại, qua bài nghiên cứu này, nhóm chúng tơi mong muốn đóng góp một phần cơng sức của mình để làm rõ đề tài: “Phân tích tác phẩm “Tố Tâm”

(Hồng Ngọc Phách); vị trí và vai trị của tác phẩm trong q trình hình thành và phát triển của thể loại”. Một lần nữa, nhóm chúng tơi nhận thấy rằng: Tố Tâm quả thật là một đứa con tinh thần vô cùng tâm huyết của nhà văn lừng lẫy

một thời – Hoàng Ngọc Phách, với những giá trị nhân văn nhất định, sống mãi với thời gian và trong lịng những ai có cơ hội được đọc tác phẩm.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU SÁCH:

1. Hoàng Ngọc Phách (Song An). (1958). Tố Tâm. Sài Gòn: Nhà xuất bản

Thanh xuân.

2. Hoàng Phê. (2003). Từ điển tiếng Việt. (Xuất bản lần thứ 9). Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.

3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. (2006). Từ điển thuật ngữ văn

học. (Xuất bản lần thứ 1). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

4. Lê Thanh. (1962). Cuộc phỏng vấn các nhà văn. Hà Nội: Nhà xuất bản Đời mới.

5. Nguyễn Huệ Chi. (1996). Hoàng Ngọc Phách đường đời và đường văn. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học.

6. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng. (1988). Văn học Việt Nam giai đoạn buổi giao thời 1900-1930. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục.

LUẬN VĂN:

1. Song An. (1988). Tố Tâm. Hà Nội: Đại học và giáo dục chuyên nghiệp. 2. Trần Thị Trâm. (1996). Tiểu thuyết "Tố Tâm" và vị trí của tác phẩm trong

q trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Hà Nội: Trường Đại học

Sư Phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội. TÀI LIỆU MẠNG:

1. Huỳnh Thị Lan Phương (*). Tính giao thời trong văn học Việt Nam giai đoạn

53

http://www.hobieuchanh.com/pages/baiviet/HTLanPhuong /TinhGiaoThoi/TinhGiaoThoi.htm

2. Hoàng Dũng. (2014). Truyện “Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản

- những đóng góp vào kỹ thuật văn hư cấu (fiction) trong Văn học Việt Nam.

Truy cập lúc 20 giờ ngày 22/10/2021. Truy xuất từ:

http://www.bongtram.com/2014/06/truyen-thay-lazaro-phien-cua- nguyen.html

3. Hoàng Ngọc Phách. (1925). Tố Tâm. Truy cập lúc 17 giờ ngày 22/10/2021. Truy xuất từ:

https://www.sachhayonline.com/tua-sach/to-tam/gioi-thieu/774

4. Lã Nguyên. (2016). Tư tưởng lý luận mang tinh thần khai sáng của khuynh

hướng văn học lãng mạn giai đoạn 1900 – 1945. Truy cập lúc 20 giờ ngày

22/10/2021. Truy xuất từ:

https://languyensp.wordpress.com/2016/02/17/tu-tuong-ly-luan-mang-tinh- than-khai-sang-cua-khuynh-huong-van-hoc-lang-man-giai-doan-1900-1945/ 5. Thanh Hoa. (2016). Người mở cánh cửa cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện

đại. Truy cập lúc 19 giờ ngày 22/10/2021.Truy xuất từ:

https://baotintuc.vn/nhan-vat-su-kien/nguoi-mo-canh-cua-cho-nen-tieu- thuyet-viet-nam-hien-dai-20160817174321897.htm

6. Trần Nam Phong. (2012). Nhà văn HOÀNG NGỌC PHÁCH. Truy cập lúc 20 giờ ngày 22/10/2021. Truy xuất tại:

http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/nha-van-hoang-ngoc-phach- 1501085532.html.

54

PHỤ LỤC Tóm tắt tiểu thuyết “Tố Tâm”

Vào kì nghỉ hè, tại trường Đại học, nhân vật ký giả sang phòng bạn thân là chàng tân khoa Lê Thanh Vân, giỏi văn chương, biệt hiệu là Đạm Thủy. Vơ tình thấy bạn có chiếc hộp kỉ vật đề dịng chữ “Mấy mảnh di tình”. Biết bạn có ẩn tình riêng, ký giả hỏi về chiếc hộp. Được khơi đúng tâm trạng, Đạm Thủy kể lại chuyện tình đau buồn của mình…

Qua lời kể của Đạm Thủy, trong một lần về quê chơi nhưng khơng may bị rơi mất ví nên anh đã nhờ quan huyện sở tại tìm sự giúp đỡ và được quan tiếp đãi nồng hậu vì tài học thức và văn chương của chàng. Khá lâu khơng có kết quả, chàng tưởng đã khơng cịn cơ hội tìm thấy nữa thì khi trở lại trường, chàng được nhắn đến nhà bà Án, chị của quan, để nhận ví. Biết anh là người học cao hiểu rộng, văn thơ lai láng nên người nhà bà Án ai nấy đều quý muốn và muốn kết thân với Đạm Thủy. Chàng nói chuyện rất hợp với cậu Tân, con bà Án. Chính dịp này, chàng có dịp gặp gỡ chị của Tân, nàng Nguyễn Thị Xuân Lan, cô gái đẹp nhất phố, nết na, hiền thục, tuy có phần kiêu kỳ. Nàng biết cả chữ Nho, chữ Tây, say mê văn chương. Vốn yêu thơ Đạm Thủy, nay biết mặt chàng, nàng thêm quyến luyến. Mỗi khi chàng đến chơi, hai người thích mạn đàm văn chương. Đạm Thủy đặt biệt hiệu cho nàng là Tố Tâm. Hai người dần cảm thấy khơng thể thiếu nhau. Bấy giờ, gia đình đã tính chuyện hơn nhân cho Đạm Thủy. Chàng đành viết thư kể sự thật với nàng. Từ đó, cả hai ít gặp nhau nhưng thường xuyên gửi cho nhau những bức thư tình say đắm. Cứ mỗi lần được dịp gặp nhau, hai người cùng nhau cười nói, nơ đùa vui vẻ nhưng thật ra vơ cùng đau khổ. Tình u họ dành cho nhau vơ cùng mãnh liệt, sâu đậm nhưng lại rất thuần khiết, trong sáng, khơng hề có chút sắc dục. Một thời gian sau, mẹ của Tố Tâm ốm nặng và bà mong muốn nàng nhanh chóng lấy chồng. Nhưng

55

vì q u Đạm Thủy nên cơ đã ngay lập tức khước từ. Mặc dù có lần Đạm Thủy muốn đưa người anh yêu cùng nhau bỏ trốn nhưng lại bị tình nghĩa gia đình trói buộc nên anh đành từ bỏ ý định. Mẹ Tố Tâm ngày càng ốm nặng hơn, vì thương mẹ, đồng thời Đạm Thủy thường hay khuyên nhủ cô về đạo làm con nên Tố Tâm đành dứt tình mà đi lấy chồng. Trước ngày cưới, nàng hẹn gặp Đạm Thủy, trao chàng kỷ vật và khóc từ biệt. Nhận lá thư vĩnh biệt của Tố Tâm, Đạm Thủy đáp từ, tặng nàng mấy cành hoa lan mừng ngày cưới. Sau lễ cưới, nhân hội chùa Đồng Quang, hai người thoáng thấy nhau, nhưng nàng quay mặt đi. Lúc này, nàng đã ốm nặng. Về, biết mình khơng khỏi bệnh, nàng tiếp tục viết nhật ký cho Đạm Thủy. Nàng cũng kể sự thật với chồng. Rồi nàng qua đời, chỉ sau ba mươi sáu ngày lên xe hoa.

Sau biết được chết đầy đau thương của Tố Tâm, Đạm Thủy đau xót đến viếng nhưng không dám xuất hiện. Hôm sau anh ra thăm mộ nàng và trước khi trở về Đạm Thủy đã lấy áo mình đắp lên mộ Tố Tâm. Khi trở lại nhà bà Án, Đạm Thủy đã nhận được một hộp kỷ vật trong đó có những bức tình năm xưa và quyển số nhật ký mà Tố Tâm viết trong những ngày bệnh nặng. Đọc những trang nhật ký ấy, Đạm Thủy hối hận và xót xa mà sinh bệnh. Từ đó, Đạm Thủy quyết tâm học hành, lịng ln tự nhủ về hai điều: công danh sự nghiệp và giữ mối tình cao thượng, nồng nàn với Tố Tâm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)