Sức ảnh hưởng của “Tố Tâm” đối với tiểu thuyết Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

4.1. “Tố Tâm” – dấu ấn giao thời

4.1.2. Sức ảnh hưởng của “Tố Tâm” đối với tiểu thuyết Việt Nam

Một trào lưu lãng mạn đặt trong tiểu thuyết văn học hiện đại Việt Nam được nhắc đến là Tố Tâm của tác giả Hồng Ngọc Phách. Ơng khơng đơn thuần là một người say mê văn chương mà còn là người đặt nền móng vững chắc, có đóng góp to lớn cho văn xi hiện đại thơng qua nghệ thuật miêu tả tâm lý, tình cảm nhân vật đã mở đầu cho một nền tiểu thuyết mới. Ông đã thể hiện khuynh hướng tiểu thuyết tả thực của mình rất rõ ràng đặc biệt qua hình thức và cách giải quyết chi tiết nội dung tư tưởng, kết cấu đưa ra cái nhìn hiện đại mà xã hội

46

thời ấy còn chưa dám thổ lộ, vẫn còn chất chứa bao điều giấu kín, dè dặt. Trong bối cảnh xã hội thời ấy, khi mà chuyện hạnh phúc lứa đơi hồn tồn phụ thuộc vào cha mẹ, sự tiếp xúc của nam nữ trong xã hội còn hạn chế. Cái kết trong tác phẩm Tố Tâm là kết thúc vô hậu theo lối kết cấu tiểu thuyết hiện đại thế nhưng sau cái bi kịch ấy lại khơng mang tính bi quan mà lại mở ra kết cấu mới. Cái phong kiến, cái dư vị cũ tỏ ra thắng thế cái mới nhưng chính điều đó làm cho cái mới hiện diện, khắc họa tâm lí nhân vật thành cơng. Tuy cả hai nhân vật Đạm Thủy và Tố Tâm đều khơng đến được với nhau nhưng tình u của họ đã vượt lên trên tất cả. Tố Tâm vì chữ hiếu nên nghe theo sự sắp đặt của mẹ, nhưng trong lòng vẫn mang theo một tấm lòng chung thủy ngay cả khi lâm bệnh nặng rồi lìa đời, cịn Đạm Thủy lại nguyện giữ trọn mối tình ấy cho đến cuối cuộc đời mình. Trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, Hoàng Ngọc Phách là người có cơng đầu trong cơng cuộc đổi mới tiểu thuyết và có đóng góp nhất định vào việc đổi mới văn học nước nhà đầu thế kỉ XX.

Ngồi ra, có những đóng góp ý kiến lý giải về tác phẩm đầu tiên này đã gây ảnh hưởng lớn đối với tiểu thuyết Việt Nam như thế nào, cụ thể là nhà phê bình Đồn Ánh Dương có nhận xét như sau: “Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách là trái chín bói đầu tiên của cả một vụ mùa hiện đại hóa mà gần mươi năm sau mới chín rộ bằng sự xuất hiện của Tự Lực Văn đoàn (1934). Tiểu thuyết đánh dấu một cột mốc quan trọng của tiến trình quốc tế hóa văn học Việt Nam”. Nhà nghiên cứu Cao Việt Dũng cũng nhận định: “Các nghiên cứu sau này chỉ ra khó mà coi Tố Tâm là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, nhưng vẫn là tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt to lớn, vì vấn đề nó đặt ra, vì văn chương, và vì nó thực sự mới”. Qua ý kiến trên cho thấy tiểu thuyết Tố Tâm còn mở ra một phương hướng mới cho tiểu thuyết truyền thống về khả

năng miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp, bi đát, éo le, bế tắc trong tình u. Với tác phẩm Tố Tâm, Hồng Ngọc Phách đã tạo nên một cuộc cách tân lớn trong

47

nghệ thuật xây dựng hai hình tượng nhân vật là Tố Tâm và Đạm Thủy. Ông trở thành người đầu tiên mở đường cho cả phong trào tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn sau này.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “TỐ TÂM” (Trang 45 - 47)