- Khách mời: Đại diện UBND tỉnh và các Sở, ngành, doanh nghiệp, đạ
2. Báo cáo môi trường cấp xã
2.3. Kỹ năng thống kê, thu thập thông tin phục vụ báo cáo môi trường
Kỹ năng thống kê, thu thập thông tin phục vụ báo cáo môi trường về cơ bản tương tự mục 1.1.3. Kỹ năng nghiệp vụ thu thập, xử lý và quản lý thông tin môi trường. Bao gồm 4 bước căn bản:
Bước 1. Xác định thông tin môi trường cần thu thập Bước 2. Tiến hành thu thập thông tin môi trường Bước 3. Tổng hợp và xử lý thông tin môi trường Bước 4. Quản lý thông tin môi trường
Trong nội dung này hướng dẫn cụ thể việc thu thập một số thông tin phục vụ báo cáo mơi trường tại cấp xã. Ví dụ về kỹ năng thống kê một số vấn đề theo phụ lục 2.2. Danh mục chỉ tiêu báo cáo về môi trường cấp xã.
Đối với các thơng tin thứ cấp như: Diện tích đất tự nhiên; diện tích đất
trồng lúa, hoa màu; diện tích đất rừng; diện tích đất chưa sử dụng; diện tích, tỷ lệ đất nông nghiệp bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hoang mạc hóa; tổng diện tích đất trồng trọt; tổng sản lượng lương thực; số cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung; tổng số gia súc; tổng số gia cầm v.v.
Các số liệu này được khai thác từ các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương; báo cáo trong các lĩnh vực về tình hình sử dụng dất, lĩnh vực nông nghiệp v.v.
Đối với các thông tin sơ cấp: Cần tiến hành thu thập số liệu. Do có nhiều
số liệu cần phải tiến hành thu thập, vì vậy trong nội dung này chỉ hướng dẫn kỹ năng thu thập một số thơng tin thơng qua các ví dụ cụ thể.
Ví dụ 1. Thu thập thơng tin về: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khu
dân cư nông thôn phát sinh
Bước 1. Xác định thông tin môi trường cần thu thập
- Yêu cầu về thông tin: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư nông thôn phát sinh.
- Các vấn đề có liên quan:
+ Tổng lượng dân tại khu vực nghiên cứu + Đời sống kinh tế xã hội
+ Tỷ lệ số hộ được thu gom + Số lượng phương tiện thu gom
+ Địa điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt v.v.
Bước 2. Tiến hành thu thập thông tin môi trường (Tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt khu dân cư nông thôn phát sinh)
Cách 1. Thu thập số liệu tại các hộ gia đình: Cử cán bộ điều tra đến từng
hộ gia đình (thơng thường đi cùng tổ thu gom rác, tránh trường hợp rác đã được thu gom vào các xe đẩy tay, khơng có số liệu điều tra). Sử dụng cân để cân khối lượng rác thải tại các hộ gia đình, ghi nhận số liệu. Quá trình này được tiến hành nhiều ngày liên tục (trong vòng 1 tháng) nhằm đánh giá chi tiết về lượng rác thải phát sinh.
Trên cơ sở số liệu ghi nhận được tại các hộ gia đình về khối lượng rác thải theo các ngày điều tra, từ đó tính được tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn nghiên cứu. Mặt khác cũng tính được lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình 1 ngày của hộ gia đình, trung bình 1 người.
Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác. Tuy nhiên mất nhiều thời gian, công sức.
Cách 2. Ghi nhận số liệu tại các điểm tập kết rác. Sử dụng cân để cân rác
thải tại các vị trí tập kết rác để tính khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Từ đó tính được khối lượng rác thải phát sinh.
Tuy nhiên, đối với cách thức này số liệu thu được có độ chính xác khơng cao do lượng rác thu gom tại các hộ gia đình khơng đạt 100% số hộ. Mặt khác, chất thải rắn có thể khơng phải chỉ từ nguồn sinh hoạt mà có thể từ các nguồn khác như: nông nghiệp, xây dựng.
Do đặc thù mỗi khu dân cư mà tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu được có thể khác nhau, tùy thuộc và đời sống sinh hoạt.
Chất thải rắn có thể phát sinh nhưng khơng được thu gom tồn bộ: Một phần chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng, một phần được tận dụng trong chăn nuôi, ủ phân, chôn lấp trong vườn v.v.
Cách 3. Xây dựng phiếu điều tra kết hợp thu thập số liệu theo cách 1
Thực tế khi tiến hành điều tra cộng đồng dân cư để thu thập số liệu, dữ liệu phục vụ báo cáo môi trường cần tiến hành xây dựng mẫu phiếu đáp ứng thu thập nhiều thông tin. Tuy nhiên, đối với vấn đề về tổng lượng chất thải rắn phát sinh cần thể hiện được một số vấn đề như:
- Câu hỏi về tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, không được thu gom v.v.
Bước 3. Tổng hợp và xử lý thông tin môi trường
Trên cơ sở số liệu thu thập được, tiến hành sàng lọc và xử lý thông tin. Loại bỏ những thơng tin khơng chính xác, có độ tin cậy khơng cao. Tính tốn lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được trên địa bàn nghiên cứu. Tính tốn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Từ đó tính tốn được lượng chất thải rắn sinh hoạt thực tế phát sinh theo ngày, theo tháng v.v. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội để dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo thời gian.
Bước 4. Quản lý thông tin môi trường
Ghi nhận số liệu, kết quả thu thập được bằng phiếu điều tra, tổng hợp. Quản lý dưới dạng sổ sách hay lưu bằng văn bản trên máy tính.
Ví dụ 2. Thu thập thơng tin về: Tỷ lệ hộ gia đình chăn ni có hầm biogas Bước 1. Xác định thơng tin mơi trường cần thu thập
- Số hộ gia đình chăn ni
- Số hộ gia đình chăn ni có hầm biogas
Bước 2. Tiến hành thu thập thông tin môi trường
Tiến hành khảo sát thực tế tại các hộ gia đình có hoạt động chăn ni, ghi nhận số hộ có hầm biogas.
Bước 3. Tổng hợp và xử lý thông tin mơi trường
Tỷ lệ hộ gia đình chăn ni có hầm biogas = Số hộ gia đình chăn ni có hầm biogas/ Tổng số hộ gia đình chăn ni.
Bước 4. Quản lý thông tin môi trường
Ghi nhận số liệu thu thập, số liệu tính tốn dưới dạng hồ sơ giấy hay lưu trên máy tính.