- Bước 3: Kết thúc hoà giải tranh chấp môi trường
3. Thi hành quyết định xử phạt vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
3.5. Các trường hợp thi hành khác
a) Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
- Quyết định phạt tiền có thể được hỗn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
- Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hỗn thi hành quyết định xử phạt đó.
Thời hạn hỗn thi hành quyết định xử phạt khơng q 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hỗn.
b) Giảm, miễn tiền phạt
Cá nhân thuộc trường hợp bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. Trong trường hợp này nếu khơng có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
Cá nhân thuộc trường hợp được giảm, miễn phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần cịn lại hoặc tồn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu khơng đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do.
4. Một số tình huống trao đổi và thảo luận
* Tình huống 1: Hộ gia đình ơng A có hành vi vi phạm về giữ gìn vệ sinh
- Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong xử phạt hành chính là:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
Điểm c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt q mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
Điểm d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
- Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 như sau:
+ Khoản 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Điểm a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
Điểm b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
Điểm d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật ni phóng uế ở nơi cơng cộng;
Điểm đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
Điểm e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư. + Khoản 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Điểm a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
Điểm b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
Điểm c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước cơng cộng, trên vỉa hè, lịng đường;
Điểm d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ơ nhiễm ra nơi cơng cộng hoặc chỗ có vịi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
+ Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 1 và điểm b, d khoản 2 Điều này;
Điểm b) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều này.
Như vậy, tùy thuộc vào hành vi vi phạm quy định tại Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP mà Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xử lý vi phạm hành chính và buộc hộ gia đình A khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm.
* Tình huống 2: Cơ sở X nằm trên địa bàn xã H có hành vi chuyển giao 1
tấn chất thải rắn thơng thường cho đơn vị khơng có chức năng, năng lực xử lý chất thải rắn thông thường theo quy định. Trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp xã H xử lý như thế nào?
Cơ sở X nằm trên địa bàn xã H có hành vi chuyển giao 1 tấn chất thải rắn thơng thường cho đơn vị khơng có chức năng, năng lực xử lý chất thải rắn thông thường theo quy định là hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong xử phạt hành chính như sau:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
Điểm c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt q mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
Điểm d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
- Căn cứ Điều 5, điểm c khoản 4 Điều 20, khoản 1 Điều 50 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, cụ thể:
+ Điều 5 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt tại khoản 1 và 2 là:
Khoản 1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1, Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Khoản 2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 50 đến Điều 53 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
+ Điểm a khoản 9 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị khơng có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn cơng nghiệp thơng thường nhưng khơng có biện pháp xử lý hoặc khơng chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 1.000 kg
+ Khoản 1 Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ Ủy ban nhân dân cấp xã là:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, Trong trường hợp này Ủy ban nhân dân xã H sẽ xử lý vi phạm hành chính của cơ sở X với mức phạt tiền gấp 02 lần Điểm a, khoản 9 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng và cơ sở X buộc khắc phục hậu quả gây ra.
Nếu vượt quá phạm vi quyền hạn của mình cần báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên để kịp thời ngăn chặn, giải quyết các vướng mắc.
* Tình huống 3: Cán bộ Địa chính – Nơng nghiệp – Xây dựng và Môi
trường xã A bắt quả tang một người dân xã B trở rác thải sinh hoạt bằng xe ba bánh từ xã B sang xã A đổ trộm. Cán bộ Địa chính – Nơng nghiệp – Xây dựng và Môi trường xã A xử lý người dân này như thế nào?
Trong tình huống này cán bộ Địa chính – Nơng nghiệp – Xây dựng và Mơi trường xã A tiến hành xử lý trường hợp của người dân xã B với hành vi đổ rác thải khơng đúng quy định bằng hình thức lập biên xử phạt hành chính, tịch thu tang vật và bắt bồi thường, khắc phục hậu quả đối với hành vi gây ra theo khoản 1, khoản 2 điều 5 và điểm c khoản 1; điểm b, khoản 12 và điểm a, điểm c
khoản 13 điều 20 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Cụ thể:
- Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong xử phạt hành chính như sau:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
Điểm c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
Điểm d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
- Căn cứ khoản 1, khoản 2 điều 5 và điểm c khoản 1; điểm b, khoản 12 và điểm a, điểm c khoản 13 điều 20 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Cụ thể:
+ Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt tiền và thẩm quyền xử phạt tại khoản 1 và 2 là:
Khoản 1 Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Khoản 2 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
+ Điểm c khoản 1; điểm b, khoản 12 và điểm a, điểm c khoản 13 điều 20 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường;
Điểm c, khoản 1 điều 20 quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
Điểm điểm b, khoản 12 quy định Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 9, 10 và 11 Điều này;
Điểm a, c khoản 13 điều 20 quy định buộc khơi phục lại tình trạng mơi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 9, 10 và 11 Điều này gây ra; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do
người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
+ Khoản 1 Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ Ủy ban nhân dân cấp xã là:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, Trong trường hợp này Cán bộ địa chính xã sẽ lập biên bản xử lý và tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với ơng B quy định Điểm c, khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng và Ông B buộc phải khắc phục hậu quả gây ra.
Nếu vượt quá phạm vi quyền hạn của mình cần báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên để kịp thời ngăn chặn, giải quyết các vướng mắc.