Nghiệp vụ giải quyết tố cáo về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ quản lý và bảo vệ môi trường ở cơ sở cho công chức địa chính xây dựng nông nghiệp và mô (Trang 82 - 90)

- Bước 3: Kết thúc hoà giải tranh chấp môi trường

2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

2.2. Nghiệp vụ giải quyết tố cáo về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về mơi trường cũng được thực hiện theo trình tự các bước giống như các bước giải quyết khiếu nại:

- Chuẩn bị giải quyết.

- Điều tra xác minh nội dung tố cáo. - Báo cáo kết quả xác minh.

- Kết luận, kiến nghị việc xử lý tố cáo và hoàn chỉnh hồ sơ.

* Bước 1: Chuẩn bị giải quyết tố cáo:

Khi tiếp nhận đơn tố cáo, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tiến hành phân loại và xử lý như sau:

- Nếu đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc khơng thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng khơng q 15 ngày;

- Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thơng báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu.

- Trong q trình tiếp nhận, xử lý thơng tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thơng tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của cơng dân thì Ủy ban nhân dân xã phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan cơng an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

- Với đơn tố cáo đủ điều kiện để thụ lý thì Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải ra Quyết định thụ lý giải quyết, trong đó cần nêu rõ:

+ Họ tên, chức vụ của cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh; + Những nội dung cần xác minh;

+ Thời gian tiến hành;

+ Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh.

* Bước 2: Điều tra xác minh nội dung tố cáo:

Khi tiến hành điều tra xác minh nội dung tố cáo cần thể hiện rõ: - Họ tên, chức vụ của cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh. - Những nội dung cần xác minh.

- Thời gian tiến hành.

- Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh.

Mục đích xác minh đơn tố cáo phải làm rõ nội dung tố cáo về hộ gia đình, cá nhân đã gây ô nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường; xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân (vì Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường).

Người được giao nhiệm vụ xác minh phải có kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường và phải vận dụng triệt để các kỹ thuật chất vấn nhằm xác minh, khai thác thông tin, tài liệu của người tố cáo, người bị tố cáo và người có liên quan (gọi chung là đối tượng xác minh). Cụ thể: Trong công tác xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo, phương pháp cảm hoá, giáo dục, sử dụng tài liệu, chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn tác động tâm lý tới đối tượng xác minh làm chuyển đổi thái độ khai báo của họ là những phương pháp cơ bản nhất.

* Lưu ý: Để lấy lời khai đầy đủ, chính xác và khách quan từ đối tượng xác

a. Sử dụng những mâu thuẫn trong lời khai của đối tượng xác minh để đấu tranh với thái độ khai báo không trung thực của đối tượng xác minh.

Đây là kỹ thuật mà cán bộ xác minh chủ động chỉ ra những mâu thuẫn xuất hiện trong lời khai của đối tượng xác minh nhằm đấu tranh với thái độ không trung thực hoặc khơng khách quan, thiếu thiện chí của họ.

Để thực hiện kỹ thuật đạt hiệu quả cán bộ xác minh phải hỏi thật sâu, thật kỹ vào từng tình tiết, thời gian cụ thể của sự việc để họ trình bày. Có thể hỏi nhiều lần về cùng một vấn đề và trong những khoảng thời gian khác nhau để phát hiện mâu thuẫn. Nếu xét thấy cần thiết cán bộ xác minh yêu cầu đối tượng xác minh ký xác nhận dưới mỗi câu trả lời, để khi phát hiện mâu thuẫn và đấu tranh với thái độ khai báo khơng đúng thì họ khơng thể chối cãi được.

Việc chỉ ra cho đối tượng xác minh những mâu thuẫn phát hiện được trong lời khai của họ thường gây cho họ một tác động mạnh về tâm lý, buộc đối tượng xác minh phải có sự đấu tranh trong tư tưởng và thấy rằng khó có thể che giấu được cán bộ xác minh. Từ đó, ý định khai báo thật xuất hiện trong tư tưởng của đối tượng xác minh.

Trong những trường hợp đó, đầu tiên cán bộ xác minh nên đưa ra những câu hỏi về mâu thuẫn ít đụng chạm đến quyền lợi của đối tượng xác minh. Sau đó mới dần dần chuyển sang giải quyết những mâu thuẫn nghiêm trọng hơn, có ý nghĩa xác định rõ sự thật của vấn đề cần làm rõ, kết hợp với cách giải thích, thuyết phục và động viên đối tượng xác minh trình bày lại.

b. Sử dụng chứng cứ để vạch rõ mâu thuẫn buộc đối tượng xác minh phải khai báo đúng sự thật

Khi thấy lời khai của đối tượng xác minh mâu thuẫn với chứng cứ, cán bộ xác minh nên đặt câu hỏi về vấn đề đó để đối tượng xác minh trả lời củng cố một lần nữa nội dung lời khai của họ. Nếu đối tượng xác minh vẫn khẳng định nội dung lời khai đó là đúng thì cán bộ xác minh đưa ra những chứng cứ cần thiết và u cầu họ giải thích sự mâu thuẫn đó.

Việc sử dụng chứng cứ để vạch rõ mâu thuẫn cũng gây một tác động tâm lý tương đối mạnh để ngăn chặn người làm chứng khai dối. Vì vậy, khi sử dụng chứng cứ để đấu tranh cần chú ý đến việc đặt câu hỏi, sao cho các câu hỏi đặt ra trong một trình tự logic mà mang tính “trói buộc” được đối tượng xác minh, đưa đối tượng xác minh đến câu trả lời cuối cùng.

Cán bộ xác minh cần kết hợp chặt chẽ giữa thuyết phục, giáo dục tư tưởng với việc vạch rõ sai trái của đối tượng xác minh, làm cho họ không thể giấu giếm được, mà phải tôn trọng sự thật. Trường hợp cần thiết, có thể đưa họ ra đối chất với những đối tượng xác minh khác hoặc đối chất với đối tượng xác minh.

c. Tác động tâm lý trực tiếp đối với đối tượng xác minh nhằm giúp họ nhớ lại những sự việc, hiện tượng đã cảm giác, tri giác được bị lãng quên và khắc phục những thiếu sót chủ quan khi trình bày

Trong thực tiễn khi đối tượng xác minh khai khơng đúng sự thật thì ngồi trường hợp cố ý, chúng ta cịn thấy có đối tượng xác minh do trí nhớ của họ kém, do sự việc xảy ta q lâu ngày hoặc họ biết việc đó khơng đến nơi đến

chốn hoặc khả năng trình bày một vấn đề nào đó bị hạn chế mà ảnh hưởng đến độ chính xác của đối tượng xác minh. Vì vậy, để việc lấy lời khai của đối tượng xác minh trong trường hợp này đạt kết quả, cán bộ xác minh cần áp dụng kỹ thuật tác động tâm lý trực tiếp đối với đối tượng xác minh nhằm giúp họ nhớ lại những sự việc, hiện tượng đã cảm giác, tri giác được bị lãng quên hoặc khắc phục những thiếu sót chủ quan khi trình bày.

Trước hết cán bộ xác minh phải bình tĩnh, khơng vội vàng u cầu đối tượng xác minh trình bày ngay vào sự việc, cần hướng dẫn đối tượng xác minh bình tĩnh, suy nghĩ và hồi tưởng lại những vấn đề đã xảy ra trước sự kiện cần xác minh về mặt thời gian. Có khi để nhớ lại được khi sự kiện nào xảy ra vào buổi chiều hoặc buổi trưa thì đối tượng xác minh lại phải suy nghĩ và nhớ lại những sự kiện xảy ra vào buổi sáng. Nếu đối tượng xác minh quên những chi tiết quan trọng, chủ chốt của một sự kiện, một hồn cảnh nào đó, cán bộ xác minh nên động viên đối tượng xác minh trình bày thật nhiều vấn đề, chi tiết có liên quan đến sự kiện mà đối tượng xác minh quên. Cán bộ xác minh có thể nêu một chi tiết nào đó đã được xác định là có liên quan đến sự kiện cần nhớ lại vào trong câu hỏi để đối tượng xác minh trả lời, hoặc đưa ra những vật chứng, ảnh nơi xảy ra sự kiện (nếu có) mà đối tượng xác minh đã cảm giác, tri giác. Nếu xét thấy cần thiết có thể đưa đối tượng xác minh đến địa điểm xảy ra sự kiện. Chính quang cảnh, cấu trúc địa điểm đó có thể giúp cho đối tượng xác minh khơi phục lại trong trí nhớ trình tự diễn biến của sự kiện và các chi tiết của nó đã xảy ra mà họ đã cảm giác, tri giác được.

Nếu vấn đề mà đối tượng xác minh quên là tên một cơ quan, một cá nhân hoặc một địa danh nào đó v.v. thì cần đưa cho đối tượng xác minh một danh sách liệt kê những vấn đề đó để họ dựa vào mà nhớ lại cái đã bị lãng quên.

Trường hợp đối tượng xác minh khó khăn trong việc trình bày suy nghĩ, nhận thức của mình và khó khăn trong việc kể lại sự kiện cần làm rõ thì cán bộ xác minh cần nêu những câu hỏi cụ thể, ngắn gọn và rõ ràng hơn; kiên nhẫn lắng nghe những câu trả lời, hướng lời khai của họ vào trạng thái tâm lý bình tĩnh.

Khi áp dụng kỹ thuật này cán bộ xác minh cần chú ý luôn luôn đưa đối tượng xác minh vào trạng thái tâm lý bình tĩnh, thoải mái. Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể cần lưu ý:

* Đối với trường hợp đối tượng xác minh cố tình khơng khai đúng sự thật.

Nói chung, đối tượng xác minh cố tình khai khơng đúng sự thật Cán bộ xác minh không vội tỏ phản ứng ngay mà phải thận trọng tìm rõ nguyên nhân.

Việc phát hiện và khắc phục những nguyên nhân thúc đẩy đối tượng xác minh khai không đúng sự thật là vấn đề rất quan trọng. Nguyên nhân khai không đúng sự thật ở đối tượng xác minh có thể là do sợ trả thù, có ác cảm với đối tượng xác minh hoặc ngược lại do muốn giữ quan hệ tốt với những người đó; do lợi ích cá nhân khác; do đối tượng xác minh muốn che giấu có liên quan đến hành vi sai phạm hoặc che giấu hành vi vi phạm đạo đức xã hội nào đó của chính bản thân mình. Cũng có trường hợp đối tượng xác minh sợ trách nhiệm

hoặc tư tưởng, quan điểm trái với tư tưởng quan điểm của Đảng, Pháp luật của Nhà nước v.v. mà dẫn đến việc khai không đúng sự thật.

Ứng với nguyên nhân khai đối với tuỳ từng trường hợp cụ thể, cán bộ xác minh có thể đề ra những biện pháp khắc phục tương ứng. Chẳng hạn cán bộ xác minh giải thích ý nghĩa của lời khai thật của đối tượng xác minh đối với việc xác minh làm rõ vụ việc hoặc chỉ cho đối tượng xác minh rõ việc né tránh khai thật sẽ có thể dẫn đến chỗ kẻ sai phạm vẫn khơng bị phát hiện, có điều kiện tiếp tục thực hiện các hành vi sai phạm. Như vậy đối tượng xác minh có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo của mình.

Nếu đối tượng xác minh vẫn cố tình khai báo khơng đúng sự thật, làm cản trở quá trình xác minh, cán bộ xác minh có thể áp dụng kỹ thuật sử dụng những mâu thuẫn trong lời khai của đối tượng xác minh hoặc sử dụng chứng cứ để vạch rõ mâu thuẫn buộc đối tượng xác minh phải khai báo đúng sự thật.

Phần đông đối tượng xác minh khơng nói đúng sự thật thường là loại đối tượng xác minh có liên quan hay có quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, thân thuộc với đối tượng xác minh hoặc họ là những đối tượng xác minh của vụ việc khác. Vì vậy cán bộ xác minh cần phải vận dụng kỹ thuật lấy lời khai một cách linh hoạt, sáng tạo mới có thể lấy lời khai thật, đầy đủ, chính xác và khách quan ở đối tượng xác minh đó.

* Đối với những đối tượng xác minh có quan hệ thân thuộc đối với đối tượng xác minh.

Việc đối tượng xác minh có quan hệ thân thuộc hoặc phụ thuộc với đối tượng xác minh có ảnh hưởng đến sự khai báo của đối tượng xác minh theo hai chiều ngược nhau. Cán bộ xác minh cần chú ý loại trừ yếu tố tiêu cực của mối quan hệ thân thuộc, phụ thuộc của đối tượng xác minh với đối tượng xác minh.

Thông thường những đối tượng xác minh là bạn bè, người thân của đối tượng xác minh có thể che giấu hoặc khai bớt xén, không đầy đủ hoặc làm giảm hành vi sai phạm cho đối tượng xác minh v.v.

Đối với đối tượng xác minh loại này cán bộ xác minh cần nhanh chóng tổ chức lấy lời khai của họ để ngăn chặn sự ảnh hưởng của mối quan hệ thân thuộc hoặc phụ thuộc đó đến lời khai của đối tượng xác minh. Mặt khác, cũng cần nghiên cứu, tính tốn đến việc lợi dụng mối quan hệ thân hoặc phụ thuộc đó để tác động, thúc đẩy đối tượng xác minh khai báo đúng sự thật.

* Đối với những đối tượng xác minh có những khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần.

Những khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần của đối tượng xác minh có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn về những tình tiết vụ việc. Đối với những khuyết tật về thể chất của đối tượng xác minh, cán bộ xác minh cần xem xét mức độ ảnh hưởng của những khuyết tật đối với lời khai của họ. Trong những trường hợp đó, trước hết phải kiểm tra các cơ quan thụ cảm như tai mắt của đối tượng xác minh, có thể mời cán bộ y tế giúp đỡ kiểm tra. Trong trường hợp khuyết tật về thể chất không ảnh hưởng đến nhận thức của đối tượng xác minh mà chỉ làm hạn chế khả năng trình bày, cán bộ xác

minh phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ họ khắc phục để họ có thể trình bày đầy đủ nhận thức về các tình tiết của vụ việc mà họ đã ghi nhớ được. Ví dụ: đối tượng xác minh bị câm, ngọng thì có thể sử dụng phiên dịch hoặc cho viết tự khai.

Đối với loại đối tượng xác minh này, cán bộ xác minh phải hết sức kiên trì, tránh nơn nóng mà phải khắc phục mặc cảm về khuyết tật của họ.

* Bước 3: Kết thúc giải quyết tố cáo và lập hồ sơ giải quyết tố cáo

Trong trường hợp nội dung tố cáo đơn giản, rõ ràng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ cần cử cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra tại chỗ, lập biên bản vi phạm hành chính và dự thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký quyết định xử phạt.

Trong trường hợp nội dung tố cáo phức tạp, không xác định được hành vi vi phạm thì phải thực hiện quá trình xác minh và cán bộ xác minh phải lập báo

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ quản lý và bảo vệ môi trường ở cơ sở cho công chức địa chính xây dựng nông nghiệp và mô (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)