- Bước 3: Kết thúc hoà giải tranh chấp môi trường
1.4. Trình tự các bước giải quyết tranh chấp môi trường
Trong thời gian qua, đa số các vụ tranh chấp môi trường được giải quyết ở giai đoạn thương lượng hoặc hòa giải cùng với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương hoặc các cơ quản quan lý nhà nước về môi trường. Các cơ quan này tiến hành kiểm tra các đơn khiếu kiện địi bồi thường thiệt hại về mơi trường và tiến hành xem xét giải quyết theo trình tự các bước sau:
* Bước 1: Thụ lý đơn báo cáo của đương sự và kiểm tra hồ sơ văn bản liên quan đến vụ việc tranh chấp mơi trường
Khi có đơn báo cáo về tranh chấp mơi trường được đưa lên Ủy ban nhân
dân xã, cán bộ thụ lý cần tiến hành kiểm tra xác minh các thông tin trong báo
cáo có đúng khơng. Các thơng tin cần như họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung vụ việc về tranh chấp, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
* Bước 2: Kiểm tra thực tế nơi xảy ra tranh chấp phải có văn bản làm việc
Sau khi nhận được đơn khiếu kiện của các đối tượng phản ánh, Ủy ban
nhân dân xã cử người xuống hiện trường kiểm tra, xác minh những thông tin
phản ánh trong đơn có đúng với thực tế hay khơng. Mặt khác quá trình xác minh cũng nhằm thu thập thêm các chứng cứ có liên quan đến nội dung phản ánh, làm căn cứ giải quyết về sau.
* Bước 3: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại
Đây được coi là bước rất quan trọng nhằm thu thập các chứng cứ về thiệt hại, cũng như những diễn biến, tác động của sự việc đến mơi trường xung quanh. Từ đó đánh giá mức độ thiệt hại của sự việc đến môi trường và các đối tượng xung quanh, nhằm xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với chủ thể gây ô nhiễm và tác động nêu trên.
* Bước 4: Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hịa lợi ích giữa các bên xung đột
Khi có đơn khiếu kiện, trước hết Ủy ban nhân dân xã phải lập ban hòa giải nhằm giải quyết đơn khiếu kiện trên. Ban hịa giải có thể bao gồm: Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Trưởng công an xã, cán bộ
Địa chính – Nơng nghiệp – Xây dựng và Mơi trường, thơn trưởng, xóm, đại diện
của các bên liên quan. Q trình tiên hành hịa giải được thực hiện đúng với quy định của luật hòa giải.
* Bước 5: Ra quyết định xử lý hành chính (Nếu đủ điều kiện), nếu khơng ra quyết định thì thơng báo kết quả hịa giải cho 2 bên đương sự bằng văn bản
Sau khi kết thúc hoà giải, tất cả các thành viên tham gia hòa giải đều phải ký vào biên bản. Cụ thể, biên bản hịa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải. Người chủ trì hồ giải phải xác nhận ghi trong biên bản hồ giải thành hoặc khơng thành và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân xã.
Đối với trường hợp hòa giải thành, sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hịa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hịa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không
thành. Việc lập biên bản, nội dung biên bản và thủ tục ký vào biên bản cũng được thực hiện như các cuộc họp hòa giải trước đó.