Giải quyết tranh chấp môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ quản lý và bảo vệ môi trường ở cơ sở cho công chức địa chính xây dựng nông nghiệp và mô (Trang 71 - 74)

- Khách mời: Đại diện UBND tỉnh và các Sở, ngành, doanh nghiệp, đạ

1. Giải quyết tranh chấp môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

1.1. Các dạng tranh chấp mơi trường

Có thể thấy tranh chấp trong bảo vệ mơi trường có rất nhiều lĩnh vực, tuy nhiên khái qt lại thì có ba dạng tranh chấp môi trường, biểu hiện như sau:

- Thứ nhất: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường.

- Thứ hai: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các

tổ chức, cá nhân khác về việc địi bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm mơi trường gây nên. Dạng này bao gồm cả những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây ra từ các sự cố môi trường.

- Thứ ba: Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ thể khác.

Tranh chấp môi trường phát sinh từ các quan hệ pháp luật có nội dung khác nhau, sự khác nhau giữa chúng trước hết bị chi phối bởi đặc trưng của các quan hệ pháp luật nội dung và thường bộc lộ những khía cạnh như: Cơ sở làm phát sinh tranh chấp, chủ thể tham gia tranh chấp, lợi ích mà các bên tranh chấp hướng tới, giá trị tranh chấp, thời điểm nảy sinh tranh chấp v.v. tất cả thể đều hiện đặc trưng của các dạng tranh chấp môi trường khác nhau.

1.2. Căn cứ giải quyết tranh chấp môi trường

Các căn cứ và phương tiện được sử dụng trong giải quyết tranh chấp môi trường bao gồm:

- Các ngun tắc cơ bản đóng vai trị là tư tưởng chỉ đạo

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp môi trường như:

+ Luật Bảo vệ môi trường 2014.

+ Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung sửa đổi năm 2017. + Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi 2017.

+ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.

+ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

+ Nghị định số 113/2010/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.

+ Nghị định số 35/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức hoạt động của thanh tra tài nguyên môi trường.

- Tổ chức bộ máy để vận hành và các yếu tố con người nhằm thực thi pháp luật. Mỗi căn cứ và phương tiện trên có nhiệm vụ, vị trí và vai trị nhất định trong quá trình giải quyết tranh chấp mơi trường song giữa chúng ln có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau, tạo thành một thể thống nhất, có khả năng điều chỉnh hiệu quả các xung đột môi trường xảy ra.

1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp mơi trường

Có rất nhiều cách thức giải quyết tranh chấp môi trường, tùy vào từng dạng tranh chấp sẽ lựa chọn các phương thức tiến hành giải quyết cho phù hợp. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường bao gồm:

1.3.1. Phương thức thương lượng

Thương lượng ln được xem là hình thức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp môi trường cũng như các tranh chấp khác vì tính đơn giải và hiệu quả của nó. Các cuộc đàm phán thương lượng hợp lý đúng đắn sẽ đạt đến một sự thỏa thuận khôn ngoan làm hài lòng tất cả các bên. Đây là cơ hội tốt nhất cho các bên thu thập thêm thơng tin, xem xét hồn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng đắn bản chất của vụ việc, giải tỏa những hiểu lầm, khúc mắc và cùng tìm đến các giải pháp tối ưu trong điều kiện chi phí về thời gian, sức lực và tài chính ở mức độ thấp nhất.

So với cuộc thương lượng để giải quyết tranh chấp khác, thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường có đặc điểm là thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện. Do số lượng những người có liên quan trong mỗi vụ tranh chấp môi trường rất đông nên q trình thương lượng khơng thể diễn ra trực tiếp giữa tất cả giữa những người có liên quan. Tùy thuộc vào mối quan hệ xung đột sẽ có những đại diện cụ thể sau:

- Đại diện cho lợi ích cơng cộng, lợi ích xã hội bị xâm hại. Loại đại diện này thường xuất hiện trong các vụ tranh chấp mơi trường có yếu tố nước ngồi, tranh chấp địi bồi thường thiệt hại do sự cố mơi trường gây nên v.v. khác với vai trò của người đại diện thông thường chỉ thay mặt các bên tiến hành đàm phán thương lượng, hịa giải khơng đi đến kết quả.

- Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích. Người đại diện trong trường hợp này được các bên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định. Họ thường là các chuyên gia, các tổ chức hiệp hội hành nghề, trưởng các cụm dân cư, tổ dân phố v.v. thay mặt các nhóm người có cùng lợi ích để tiến hành các tranh chấp mơi trường.

- Đối với bên gây thiệt hại, tùy từng trường hợp cụ thể, chủ tiến hành thương lượng là người có hành vi trực tiếp gây hại trong môi trường, người đại diện sở hữu chủ hoặc các tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế.

1.3.2. Phương thức hòa giải

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình thương lượng đã khơng mang lại kết quả song vấn muốn tìm kiếm sự thỏa thuận bởi chính bản thân mình.

Hịa giải tranh chấp là quyền của các đương sự. Pháp luật khuyến khích các bên tranh chấp áp dụng hình thức này. Luật Mơi trường 2014 cũng có quy định nhà nước khuyến khích việc hịa giải các bên tranh chấp về mơi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chức cá nhân trong việc hịa giải các tranh chấp về mơi trường cho phù hợp với pháp luật.

Trong hòa giải tranh chấp mơi trường, trung gian hịa giải thưởng được tổ chức thành các nhóm bao gồm: Đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức phi chính phủ, các luật gia v.v. do tranh chấp môi trường liên quan đến nhiều lợi ích, động chạm đến nhiều khía cạnh của đời sống, cần đến kiến thức chun mơn của nhiều lĩnh vực nên chỉ có thơng qua mơ hình này các vấn đề có liên quan mới được xem xét một cách khách quan, toàn diện. Ngồi ra tổ chức các nhóm trung gian hịa giải cịn góp phần làm cân bằng “vị thế” của các bên đương sự vốn luôn ở trong trạng thái bất tương xứng trong mỗi vụ tranh chấp mơi trường.

a) Trình tự hịa giải

Các bên tranh chấp môi trường phải chủ động gặp gỡ để tự thương lượng với nhau, nếu khơng tự thoả thuận được thì thơng qua hồ giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp môi trường. Nếu cả hai hình thức trên các bên tranh chấp không lựa chọn hoặc đã lựa chọn một trong hai hình thức nhưng kết quả khơng thành thì ít nhất một trong các bên tranh chấp phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp mơi trường để hồ giải.

b) Các bước tiến hành hịa giải tranh chấp mơi trường ở cấp xã

Các bước thực hiện việc hồ giải tranh chấp mơi trường ở xã cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ quản lý và bảo vệ môi trường ở cơ sở cho công chức địa chính xây dựng nông nghiệp và mô (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)