KHÔNG THÍCH CÁCH MẠNG

Một phần của tài liệu Khổng Tử Nguyễn Hiến Lê (Trang 112)

Làm chính trị. Hễ bảo thủ thì không thích cách mạng, hiểu theo nghĩa cổ: thay đổi mạng trời, tức hạ bệ một ông vua bằng võ lực. Khổng tử cũng vậy.

Ông rất đề cao vua Thuấn, (coi các bài VIII.18, 19), cho rằng đất của Thuấn hiện rõ trong nhạc thiều, và ông có lần ham học nhạc thiều, đến nỗi ba tháng “không biết mùi thịt”, khen nhạc đó “cực hay lại cực tốt lành: (tận mĩ hĩ, hưu tận thiện dã). Còn Võ vương nhà Chu cũng được ông khen là một vị vua có tài, nhưng đức kém vua Thuấn, kém cả Văn vương (cha Võ vương) nữa, cho nên nhạc của Võ vương chỉ “cực hay thôi, chứ chưa cực tốt lành” (tận mĩ hĩ, vị tận thiện dã – III.25). Sở dĩ vậy là vì vua Thuấn được vua Nghêu nhường ngôi cho, mà Văn vương tuy đã được hai phần ba thiên hạ rồi mà vẫn thần phục nhà Ân (V.11 – 20); còn Võ vương phải diệt vua Trụ, nghĩa là phải dùng vũ lực, phải làm cách mạng, mới được ngôi, mặc dù lá có mục đích chính đáng: cứu dân khỏi cái họa phải sống dưới chế độ tàn bạo của Trụ.

Có thể trong thâm tâm, Khổng tử chê Võ vương dù sao cũng là một loạn thần đối với nhà Ân, chứ không thần phục nhà Ân như cha.

Tôi đoán như vậy vì trong Luận ngữ - bài VII – 14, Khổng tử khen Bá Di, Thúc Tề là người nhân, mà Di Tề rất chê Võ vương. Họ là hai người con vua nước Cô Trục, không chịu nhận ngôi vua, bỏ đi ở ẩn, sau qua giúp Văn vương nhà Chu là người có đức. Nhưng khi Võ vương đem quân diệt Trụ, họ dập đầu trước ngựa Võ vương, can: Cha mất không chôn mà dấy can qua, có đáng gọi là hiếu không? Làm tôi mà giết vua, đáng gọi là nhân không?” Võ vương không nghe; khi diệt nhà Ân rồi, thiên hạ đều tôn Chu, duy Di, Tề cho hành vi của Võ vương đáng xấu hổ, không thèm ăn lúa nhà Chu, ẩn ở núi Thú Dương, hái rau vi mà ăn. Sau chịu chết đói ở trong núi.

Khen Di, Tề tức là chê cuộc cách mạng bằng võ lực của Võ vương. Khổng rất ghét dũng lực và phản loạn (tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần. VIII.20). Ông nghĩ nếu vua không đủ tư cách thì phải lựa người khác để thay một cách ôn hòa.

Một phần của tài liệu Khổng Tử Nguyễn Hiến Lê (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)