- Tần số: Số chu kỳ của dòng điện thực hiện trong một giây gọi là tần số, ký hiệu là f.
1. Linh kiện điện tử cơ bản Điện trở
1.2.1. Công dụng, cấu tạo và phân loạ
- Công dụng
Tụ điên có chức năng ngăn điện áp một chiều, lọc tín hiệu, cho tín hiệu xoay chiều đi qua
- Cấu tạo và phân loại
Tụ điện có nhiều loại và nhiều cỡ khác nhau. Phạm vi trị số điện dung có từ 1,8pF đến trên 10.000ỡF. Về cấu tạo, tụ điện được chia thành hai loại chính: Loại khơng phân cực và phân cực.
- Tụ điện giấy: gồm có 2 lá kim loại đặt xen giữa là bản giấy dùng làm chất cách điện và
cuộn tròn lại. ởhai đầu lá kim loại đã cuộn trịn có dây dẫn nối ra để hàn. Tụ này có thể có vỏ bọc bằng kim loại hay ống thuỷ tinh và hai đầu được bịt kín bằng chất keo plastic. Tụ giấy có ưu điểm là kích thước nhỏ, điện dung lớn. Nhược điểm của tụ là rò điện lớn, dễ bị chập.
- Tụđiện mica: gồm những lá kim loại đặt xen kẽ nhau và dùng mica làm chất điện môi,
ngăn cách các lá kim loại. Các lá kim loại lẻ nối với nhau và nối vào một đầu ra, các lá kim loại chẵn nối với nhau và nối vào một đầu ra. Tụmica được bao bằng vỏ plastic. Tụ mica có tính năng tốt hơn tụ giấy nhưng giá thành đắt hơn.
- Tụđiện gốm: tụđiện gốm dùng gốm làm điện môi. Tụ gốm có kích thước nhỏnhưng trị số điện dung lớn.
- Tụ điện dầu: tụ dùng dầu làm điện mơi, có trị số lớn và chịu được điện áp cao.
- Tụ hoá: tụ dùng một dung dịch hoá học là axit boric làm điện môi. Chất điện môi này được đặt giữa 2 lá bằng nhôm làm hai cực của tụ. Khi có một điện áp một chiều đặt giữa 2 lá thì tạo ra một lớp oxyt nhơm mỏng làm chất điện môi, thường lớp này rất mỏng, nên điện dung của tụ khá lớn. Tụhố thường có dạng hình ống, vỏ nhơm ngồi là cực âm, lõi giữa là cực dương, giữa 2 cực là dung dịch hoá học. Tụ được bọc kín đế tránh cho dung dịch hố học khỏi bị bay hơi nhanh, vì dung dịch bị khô sẽ làm cho trị số của tụ giảm đi. Tụhố có ưu điểm là trị sốđiện dung lớn và có giá thành hạ, nhưng lại có nhược điểm là dễ bị rị điện. Khi dùng tụ hố cần kết nối đúng cực tính của tụ với nguồn cung cấp điện. Khơng dùng được tụ hố cho mạch chỉ có điện áp xoay chiều tức là có cực tính biến đổi.
50
- Tụ biến đổi: gồm các lá nhôm hoặc đồng xếp xen kẽ với nhau, một số lá thay đổi vị trí
được. Tấm tĩnh (má cố định) không gắn với trục xoay. Tấm động gắn với trục xoay và tuỳ theo góc xoay mà phần diện tích đối ứng giữa hai lá nhiều hay ít. Phần diện tích đối ứng lớn thì điện dung của tụ lớn, ngược lại, phần diện tích đối ứng nhỏ thì trị số điện dung của tụ nhỏ. Khơng khí giữa hai lá nhôm được dùng làm chất điện môi. Tụ loại biến đổi cịn được gọi là tụ khơng khí hay tụ xoay. Tụ biến đổi thường gồm nhiều lá động nối song song với nhau, đặt xen kẽ giữa những lá tĩnh cũng nối song song với nhau. Những lá tĩnh được cách điện với thân tụ, còn lá động được gắn vào trục xoay và tiếp xúc với thân tụ. Khi trục tụđược xoay thì trị sốđiện dung của tụcũng được thay đổi theo.
- Tụđiện điện phân: có những đặc tính khác với tụ khơng phân cực. Tụ có cấu tạo ban đầu
gồm có hai điện cực được phân cách bằng một màng mỏng của chất điện phân, ở giai đoạn cuối cùng, người ta dùng một điện áp đặt lên các điện cực có tác dụng tạo ra một màng oxyt kim loại rất mỏng không dẫn điện. Do tụ điện điện phân được chế tạo có cực tính, tương ứng với cực tính ban đầu khi hình thành lớp điện mơi, cực tính này được đánh dấu trên thân của tụ. Nếu nối ngược cực tính có thể làm phá huỷ lớp điện mơi, do đó, tụ sẽ bị hỏng. Chất liệu chính dùng cho tụ điện điện phân là nhôm và chất điện môi là bột dung dịch điện phân. Tụ điện điện phân có dạng hình ống đặt trong vỏ nhơm. Những tụ điện phân loại mới có khả năng đạt được trị số điện dung lớn với kích thước nhỏ. Phạm vi trị số điện dung từ 0,1F đến 47F với cỡ rất nhỏ và từ 1F đến 4700F, thậm chí lớn hơn. Điện áp một chiều làm việc của tụ điện điện phân thường thấp từ 10V đến 250V hoặc 500V, mọi tụđiện điện phân đều có dung sai lớn và ít khi chọn trị số tới hạn.