Dịng hóa từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT ỨNG DỤNG (Trang 56 - 57)

PHẦN 1 Mở đầu

2.4. Dịng hóa từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành

2.4.1. Chiến lược chuyển nhân tế bào sinh dưỡng và chu kỳ tế bào

Tế bào sinh dưỡng có thể đang ở 1 trong 4 thời kỳ khác nhau của chu kỳ tế bào (G1, S, G2, M). Tế bào chất nhận của nỗn loại bỏ nhân có thể được dùng ở thời kỳ MII (trước khi hoạt hóa nỗn) hoặc thời kỳ S (sau khi hoạt hóa nỗn). Trong lúc chuyển nhân, nhân có thể ở các thời kỳ khác nhau của chu kỳ tế bào nhưng tế bào chất nhân thì giới hạn hơn để có được phơi tái kết cấu. Chuyển nhân S hoặc G2 vào tế bào chất chưa hoạt hóa (có nhiều yếu tố khởi động trưởng thành MPF) làm cho vỡ màng nhân và cô đặc sớm nhiễm sắc thể, do đó làm cho chất nhiễm sắc bị hư hại hoặc có nhiễm sắc thể tứ bội. Ngược lại, trong chiến lược dung hợp nỗn đã hoạt hóa (thời kỳ chuyển tiếp), tế bào cho ở tất cả các thời kỳ đều thành cơng vì khơng có bất thường nêu trên trước khi phôi tái kết cấu phân chia lần đầu.

56

2.4.2. Đồng pha của tế bào cho

Tế bào sinh dưỡng có thể được đồng pha trong mơi trường ni cấy in vitro. Tế bào cho có thể được cảm ứng để vào thời kỳ G0 (thời kì tế bào yên tĩnh) bằng cách dùng huyết thanh đói trong thời gian ngắn trước khi dung hợp với tế bào chất MII. Zakhartchenko và ctv (1999) đã dịng hóa thành cơng bị bằng cách dùng huyết thanh đói để ni cấy tế bào cho và nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy có thể dùng tế bào cho ở G0.

Trong nghiên cứu Kuhholzer và ctv (2001) cho thấy khơng có sự khác biệt về tỷ lệ phôi nang khi dùng huyết thanh đói hoặc khơng đói cho ni cấy tế bào trưởng thành.

2.4.3. Các loại tế bào sinh dưỡng được sử dụng

Bảng 2.1. Phát triển của phôi chuyển nhân từ các nguồn tế bào trưởng thành ở bò

Loại mô Số phôi tái kết cấu (%) Số phôi nang Bê sanh (%) Tổng số (%) Chuyển cấy Ổ noãn (cumulus) 47 (47) 18 (39) 6 5 (83) Tế bào hạt (granulosa) 552 (77) 552 (27) 100 10 (10) Biểu mô ống dẫn trứng 94 (63) 20(21) 4 3 (75) Biểu mô tuyến vú 140 (63) 25 (18) 4 1 (25) Tế bào nguyên sơ da 840 (47) 159 (19) 133 9 (6.8) Bạch cầu (máu) 698 (79) 124 (18) 50 1 (2)

Phần lớn các loại tế bào sinh dưỡng, kể cả các tế bào từ thú già, có thể dùng để cho nhân. Các mô này thường chứa các tế bào mầm có thể phân chia trong mơi trường ni cấy và khơng ở giai đoạn biệt hóa hồn tồn. Ở bị, dịng hóa từ thú trưởng thành đã thành cơng bằng cách dùng các loại tế bào khác nhau như da, cơ, buồng trứng, và kể cả máu. Tuy nhiên, do số bê con cịn sống tương đối thấp nên khó đánh giá được ảnh hưởng của từng loại tế bào lên sự thành cơng của dịng hóa.

Mặt khác, tế bào sinh dưỡng cũng có thể tái lập trình của nhân nếu những tế bào mầm hiện diện trong mô trưởng thành được phân lập và nuôi cấy như tế bào gốc phôi (ES - embryo stem). Một số mô là nguồn cung cấp tế bào mầm như: tủy xương, gan, phổi, da và ruột.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT ỨNG DỤNG (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)