Tạo hoạt hình cho các thuộc tính văn bản

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 36)

II. CÁC MƠ HÌNH CHUYỂN ĐỘNG

4. Tạo hoạt hình cho các thuộc tính văn bản

- Chọn Layer Jabberwocky trong Timeline, nhấn vào nút tam giác ở bên trái để hiển thị thuộc tỉnh Text và Transform.

- Nhấn vào nút tam giác ở bên phải nhãn Animate và từ danh sách xuất hiện,

chọn Position để thêm một nhóm animator cho Layer.

Hình 2.23. Panel Animator

- Kích hoạt tùy chọn Per-Character 3D để thiết lập không gian 3 chiều.

Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 31

Hình 2.24. Thay đổi giá trị Posotion

- Nhấn vào nút tam giác bên trái Range Selector 1 để hiển thị các thuộc tính của Selector này.

- Tại vị trí bắt đầu của Timeline (0;00: 00: 00) tạo một Keyframe mới tại thuộc

tính Start của Range Selector. (xem Hình 2.25)

Hình 2.25. Các Keyframe được thiết lập

- Di chuyển Playhead tới vị trí giây thứ 4 (0;00: 04: 00) của Timeline và thay đổi

Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 32

- Nhấn vào nút tam giác bên phải menu Add và chọn Property -> Opacity từ danh

sách xuất hiện. (xem Hình 2.26)

Hình 2.26. Lệnh Add Property

- Thay đổi giá trị Opactity bằng 0 và xem trước hoạt hình để quan sát kết quả.

- Thêm thuộc tính Scale và thay đổi một trong ba giá trị tỷ lệ thành 1000. Quan sát đoạn hoạt hình sau đó lưu file. (xem Hình 2.27)

Hình 2.27. Thuộc tính Scale thay đổi giá trị 5. Các tùy chọn của bảng Character

- Font Family (hệ Font): Chính xác hơn về kỹ thuật, thuộc tính này được gọi là Typeface (mặt chữ), đây là một tập các ký tự, chữ số và biểu tượng (Symbol).

- Font Style (kiểu Font): Biến thể của một Typeface thường được thay đổi các thuộc tính như độ đậm ký tự hay hướng xoay.

- Leading (khoảng cách dòng): Thiết lập khoảng cách giữa các dòng văn bản

Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 33

- Kerning (khoảng cách ký tự): Thiết lập khoảng cách giữa các cặp ký tự. - Tracking: Thiết lập khoảng cách chữ

- Stroke Width (độ đậm nét): Xác định độ dày của đường viền xung quanh văn bản.

- Vertical Scale (tỷ lệ chiều dọc): Thiết lập tỷ lệ kích cỡ chiều dọc trên các ký tự

văn bản. Thiết lập này khơng ảnh hưởng tới kích cỡ Font.

- Horizontal Scale (tỷ lệ chiều ngang): Thiết lập tỷ lệ kích cỡ chiều ngang trên

các ký tự văn bản. Thiết lập này khơng ảnh hưởng tới kích cỡ Font.

- Baseline Shift (độ dịch đường cơ sở): Thiết lập này xác định độ dịch để di chuyển văn bản lên trên hoặc xuống dưới đường cơ sở.

- Tsume: Giảm khoảng cách bên trái và bên phải của một ký tự được chọn bằng một tỷ lệ phần trăm xác định.

- Các tùy chọn của bảng Paragraph

- Paragraph Alignment (căn chỉnh đoạn văn): Thuộc tính này thiết lập kiểu căn chỉnh của tất cả các dòng trong đoạn văn.

- Left Margin (khoảng lề trái): Thiết lập khoảng cách lùi văn bản tính từ phía bên

trái của ô văn bản.

- Right Margin (khoảng lề phải): Thiết lập khoảng cách lùi văn bản tính từ phía

bên phải của ơ văn bản.

- Space Before Paragraph (khoảng cách phía trước đoạn văn): Thiết lập khoảng

cách giữa đoạn văn bản được áp dụng thiết lập này và đoạn văn bản ngay trước nó.

Space After Paragraph (khoảng cách phía sau đoạn văn): Thiết lập khoảng cách giữa

đoạn văn bản được áp dụng thiết lập này và đoạn văn bản ngay sau nó.

- First Line Indent (khoảng lùi đầu dòng của dòng đầu tiên): Thiết lập khoảng lùi

đầu dòng chỉ áp dụng cho dòng đầu tiên của đoạn văn. Điều này tương tự như trong các chương trình soạn thảo văn bản khi nhấn tạo dòng đầu tiên.

III. CÁC CHUẨN ĐỒ HỌA

- Frame rate được hiểu ngắn gọn là tốc độ khung hình. Đó là tần số xuất hiện các khung hình riêng lẻ mà máy ảnh của bạn chụp trong một giây.

- Tưởng tượng vẽ hình chú chó ra tờ note, giờ hãy vẽ thật nhiều tờ note khác miêu tả sự di chuyển rất nhỏ sang bên trái, để khi gộp lại và lật nhanh sẽ nhìn thấy chú chó đang chạy trước mắt, những tờ note riêng biệt đó được gọi là khung hình. (xem Hình

Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 34

Hình 2.28. Khung hình vẽ bước chạy của chú chó

- Mặc dù những dòng máy quay hiện đại ngày nay cho phép lưu trữ frame rate với số lượng lớn, nhưng phụ thuộc vào concept và nội dung quay video để quyết định. Số lượng frame rate càng nhiều, video càng chậm, trong khi lưu trữ ít hơn, video sẽ hiển thị với tốc độ nhanh hơn.

- Về bản chất, Video là một chuỗi các ảnh tĩnh riêng biệt được hiển thị với tốc

độ nhanh, ảnh này nối tiếp ảnh kia. Tốc độ khung hình (Frame Rate) của Video được tính bằng số lượng khung hình được ghi hay được phát trong mỗi giây và được ký hiệu

Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 35

- Các chuẩn Video khác nhau sử dụng tốc độ khung hình khác nhau, song có sau:

Truyền hình Mỹ phát quảng bá với tốc độ khung hình 30fps, chuẩn PAL sử dụng tốc độ

khung hình 25 fps, cịn phim ảnh sử dụng tốc độ khung hình 24fps.

1. Khung hình 1-16 fps

Người xem sẽ gần như không thể thấy hiệu ứng chuyển động. Hiếm khi sử dụng

trong sản xuất phim và video hiện nay. Thường được sử dụng để tái hiện những bộ phim

không tiếng ngày xưa.

2. Khung hình 24 fps

Frame rate tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay. Mang lại giao diện điện ảnh, hiệu

ứng giống với mắt người nhìn nhất cho video. Sử dụng cho các máy chiếu ở rạp chiếu phim trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn lí tưởng cho phim truyện, ngành cơng nghiệp điện ảnh và trên TV.

3. Khung hình 30 fps

Giúp tăng chất lượng của các video cần sự chính xác trong điều kiện di chuyển nhanh và trực tiếp. Giúp ghi lại các chuyển động chạy hoặc nhảy trông thật và rõ nét hơn. Sử dụng phổ biến trên các kênh tin tức, quảng cáo, chương trình truyền hình, sự

kiện thể thao hay bất cứ sự kiện nào phát sóng trực tiếp. Những tính năng live stream

hay quay video trên điện thoại cho ứng dụng Instagram, Facebook…

4. Khung hình 60 fps

Mang lại những cảnh quay chuyển động chân thực và chi tiết. Thông thường những video sẽ được chỉnh sửa sang tốc độ này sau khi quay để mang lại hiệu ứng di chuyển chậm ( Slow – motion ). Để tạo ra chuyển động chậm mượt mà và chân thực

hơn, cameraman sẽ quay video ở tốc độ 60 FPS, sau đó sẽ giảm thành 24 FPS hoặc 30

FPS ở khâu hậu kì. Sử dụng quay video khi chơi game tốc độ cao như đua xe, chiến đấu. Hoặc những cảnh quay slow- motion.

Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 36

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II

Câu 1. Anh chị hãy cho biết các kỹ thuật tạo ký tự động? Có bao nhiêu kiểu tạo ký tự động?

Câu 2. Anh chị hãy cho biết cách tạo hiệu ứng chữ chuyển động trong After

Effect? Thực hiện thao tác đó bằng phần mềm After Effect?

Câu 3. Anh chị hãy cho biết cách chèn text trong Adobe After Effect? Thao tác chèn 1 đoạn văn bản và tạo hiệu ứng Expression cho đoạn văn bản đó?

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 37

CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ TẠO HÌNH

Sau khi học xong chương này sinh viên có thể trình bày được các thiết bị tạo hình, sử dụng được các thiết bị đồ họa, tạo được hình động bằng một số phần mềm.

I. CÁC THIẾT BỊ ĐỒ HỌA NGOẠI VI

- Định nghĩa đồ họa chuyển động Adobe After Effects là công cụ chuẩn ngành dùng để tạo ra các tác phẩm đồ họa chuyển động sử dụng cho truyền hình quảng bá

(Broadcast Television), phim ảnh cũng như những tác phẩm đồ họa chuyển động và

Video khác. After Effects được dùng để tạo ra nội dung xuất hiện trong các tác phẩm đồ họa trình diễn (Presentation Graphics) và thiết bị di động. Đây là công cụ kể chuyện

(Storytelling), sáng tạo ra các tác phẩm đồ họa chuyển động thị giác hấp dẫn có thể tích hợp vào bất cứ phương tiện nào để làm nổi bật một bài thuyết trình, câu chuyện, hình ảnh hay tâm trạng.

1. Thiết bị di động, thiết bị truyền hình và internet

- Đồ họa truyền hình: After Effects là cơng cụ quan trọng đối với các nhà thiết

kế quảng bá chuyên nghiệp. Họ sử dụng After Effects để tạo ra Logo kênh cách điệu (Interstitial), bảng chữ (Lower Third), hình cắt chương trình (Bumper) và đoạn mở màn

chương trình (Show Opening). Nhiều nhà làm Video chuyên nghiệp coi After Effects là

một công cụ thiết yếu phục vụ công việc hàng ngày của họ. Thực tế, bạn có thể bắt gặp After Effects trên các mạng MTV, Spike, TruTV và Food Network; tại đây, phần mềm

này được dùng để nhanh chóng tạo ra những tác phẩm đồ họa ấn tượng, chất lượng cao và các gói thiết kế chuyển động (Motion Design Package) với chi phí hợp lý.

- Internet và thiết bị di động: Ngày nay, Internet và thiết bị di động đang trở thành phương tiện giải trí chủ yếu. Những tác phẩm đồ họa chuyển động After Effects chất lượng cao đang được ứng dụng rộng rãi cho các nội dung trực tuyến và di động (Online

And Mobile Content). Những trang Web chia sẻ Video như Vimeo.com và YouTube.com cho phép các nhà làm nội dung tiếp cận với đông đảo khán giả, từ đó giúp

cá nhân cũng như tổ chức gia tăng cơ hội phân phối.

2. Phân phối màn hình và đồ họa thuyết trình

- Các cơng nghệ hiển thị kỹ thuật số như ti vi, màn hình, máy chiếu độ nét cao (High - Definition - HD) còn được sử dụng để tăng thêm hiệu ứng cho các Slide bài trình chiếu), biểu đồ và đơ thị tỉnh đã tạo ra những phương tiện mới để trưng bày tác

phẩm đồ họa chuyển động. Mặt khác, After Efect sự gia tăng nhanh chóng kèm theo chi

phí ngày càng rẻ của ti vi độ nét cao và các thiết bị hiển thị kỹ thuật số khác, nhiều địa điểm công cộng như trung tâm mua sắm, cửa hàng bán lẻ, trường học, thậm chí cả căn

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 38

cứ quân sự đều đang dùng đồ họa chuyển động để vừa cung cấp thông tin vừa nhằm mục đích giải trí.

- Bất kể định sử dụng After Effects theo cách nào, cũng sẽ nhận thấy đây là một

công cụ mạnh mẽ, đa năng và chỉ với một chút thực hành, nó sẽ giúp ích cho chúng ta

rất nhiều.

3. Tìm hiểu cơ bản về Video kỹ thuật số

- Có thể mở After Effects và bắt đầu tạo tác phẩm đồ họa mà không cần biết cách hoạt động của Video. Tuy nhiên, để tạo ra tác phẩm đồ họa thành công cho Video hay phương tiện khác, nhất thiết phải nắm rõ một số yêu cầu kỹ thuật. Nếu không biết đến

những yêu cầu này, công việc sẽ chỉ đơn thuần là nhấn nút và đánh dấu các hộp kiểm. Do vậy, ít nhất nên dành ít phút để tìm hiểu cơ bản về Video kỹ thuật số. Khi làm việc trong After Effects, quan tâm tới mục đích cuối cùng của dự án. Dự án sẽ được sử dụng

trên ti vi, trong Video hay trên thiết bị di động.

- Biết được thông tin này cho phép tạo ra nội dung After Effects một cách chính

xác, phù hợp với mục đích đã đề ra. Dự án dành cho ti vi độ nét cao (HD Television) khác với dự án dành cho thiết bị di động màn hình nhỏ. Mỗi phương tiện này có những

chuẩn riêng dành cho các thành phần, như tốc độ khung hình (Frame Rate), tỷ lệ khn

hình (Aspect Ratio) và Bit Rate (tốc độ truyền Bit).

4. Các định dạng Video

- Có một số định dạng Video phổ biến cho các sản phẩm Video chuyên nghiệp, trong khi một số định dạng khác lại chỉ phù hợp với truyền hình bằng rộng hay các phương tiện màn hình nhỏ. Có hai chuẩn chính dành cho truyền hình quảng bá, bao gồm

một nhóm chuẩn cạnh tranh dành cho Video màn hình và Video trên Web, cùng với đó

là một loạt chuẩn dành riêng cho thiết bị sử dụng trong những thiết bị di động cầm tay. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, như những chuẩn được đề cập ở đây, rất phức tạp, và việc mô

tả đầy đủ về từng chuẩn nằm ngồi phạm vi. Nhìn chung, đang tạo nội dung Video cho nền tảng nào, hãy ghi nhớ ba thuộc tính cơ bản dưới đây:

- Kích thước (Dimension): Thuộc tính này xác định kích thước tính bằng Pixel

của một File Video - số lượng Pixel theo chiều ngang và chiều dọc tạo thành một ảnh

hay khung hình Video (Video Frame). Giá trị này thường được viết dưới dạng một cặp

số phân tách nhau bởi dấu “ X ”, trong đó giá trị đầu tiên là kích thước chiều ngang cịn

giá trị thứ hai biểu diễn kích thước chiều dọc, ví dụ như 720 x 480. Pixel (điểm ảnh) là

thuật ngữ kết hợp giữa từ Picture (hình ảnh) với từ Element (phần tử) và là thành phần

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 39

khung hình Video thì đều khơng có sự khác biệt; mọi thứ hiển thị trên màn hình đều

được tạo thành từ các Pixel. Kích thước của một File Video hay ảnh tĩnh xác định tỷ lệ

giữa các đơn vị chiều ngang và đơn vị chiều dọc của Video hay ảnh tĩnh đó. Tỷ lệ khn

hình thường được viết dưới dạng sau: Đơn vị chiều ngang: Đơn vị chiều dọc/ hai tỷ lệ khn hình phổ biến nhất trong các màn hình hiển thị Video hiện nay là 4: 3 và 16: 9.

- Tốc độ khung hình (Frame Rate): Thuộc tính này xác định số lượng mỗi giây của Video. Tốc độ khung hình được tính bằng Fps, đây là chữ viết tắt của Frame Per Second (khung hình trên giây).

- Tỷ lệ khn hình Pixel (Pixel Aspect Ratio – Par): Thuộc tính này xác định hình dạng của các Pixel tạo thành một ảnh. Pixel là thành phần nhỏ nhất của ảnh kỹ

thuật số, mỗi thiết bị hiển thị khác nhau như ti vi hay màn hình máy tính sẽ có các Pixel với tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc khác nhau.

5. Chế độ hiển thị trên các thiết bị ngoại vi

- Khi tạo ra tác phẩm đồ họa cho truyền hình quảng bá, tuân thủ một bộ định

dạng và tiêu chuẩn xác định. Ví dụ, cần biết liệu tác phẩm đồ họa sẽ được hiển thị trên

màn hình độ nét cao (HD) (1080i, 1080p, 720p), màn hình độ nét tiêu chuẩn (Standard

- Definition – SD) hay trên thiết bị di động, bởi điều này ảnh hưởng đến kích thước phải

xác định cho tác phẩm đồ họa. Tương tự, cũng cần biết liệu có đang ở trong khu vực phát truyền hình quảng bá theo chuẩn ATSC (vẫn thường được gọi là NTSC) hay chuẩn

PAL, bởi điều này ảnh hưởng tới cả kích thước của tác phẩm đồ họa lẫn tốc độ khung

hình và tỷ lệ khn hình Pixel sẽ cần sử dụng. Nếu đang tạo hoạt hình hay Video cho

Web, biết định dạng mà trang phân phối nội dung đang sử dụng là Flash, Silverlight,

H.264 hay định dạng nào khác, vì các hiệu ứng Video nhất định có thể khơng đạt hiệu

quả khi được trích xuất ra định dạng nào đó.

- Chuẩn ATSC tại Mỹ, Ủy ban Hệ thống Truyền hình Tiên tiến (Advanced

Television Systems Committee – ATSC) đã ban hành một bộ tiêu chuẩn truyền dẫn dành cho truyền hình kỹ thuật số. Các chuẩn này thay thế cho những định dạng tương tự thuộc

đời cũ hơn do Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền hình Quốc gia (National Television Standards

Committee – NTSC) ban hành. Các chuẩn được ATSC thông qua bao gồm độ phân giải hiển thị, tỷ lệ khn hình, tốc độ khung hình dành cho màn hình độ nét tiêu chuẩn và

màn hình độ nét cao. Tất cả Video và tác phẩm đồ họa dành cho truyền hình quảng bá

phải tuân thủ một trong các chuẩn do ATSC thông qua. Tìm hiểu thơng tin về các chuẩn

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 40

6. Độ nét và thơng số khung hình thiết bị

- Mặc dù truyền hình độ nét cao (HD Television) đã tồn tại trong nhiều thập kỷ,

nhưng phải tới đầu thế kỷ 21, công nghệ này mới được đơng đảo khán giả bình dân xem

truyền hình ở Mỹ quan tâm. Thuật ngữ HD (High - Definition – độ nét cao) được dùng

để mơ tả Video có độ phân giải cao hơn so với các hệ thống truyền hình truyền thống

gọi là SD (Standard Definition – độ nét tiêu chuẩn). Mặc dù nhiều ti vi, máy chơi Game

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)