Kênh màu thể hiện trên thiết bị đồ họa ngoại vi

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 48 - 49)

I. CÁC THIẾT BỊ ĐỒ HỌA NGOẠI VI

9. Kênh màu thể hiện trên thiết bị đồ họa ngoại vi

- Các tác phẩm đồ họa dùng trong Video được tạo ra nhờ sử dụng chế độ màu

RGB (Red, Green, Blue). Mỗi Pixel riêng biệt được gán một giá trị màu duy nhất tạo thành từ sự kết hợp của các màu Red, Green và Blue. Mỗi màu trong số ba màu này được lưu trong một kênh màu (Color Channel) riêng. Khi những màu này được kết hợp

với nhau, một tổ hợp (ảnh với đầy đủ dảy màu) sẽ được tạo thành. Ngoài các kênh màu, một số định dạng ảnh cịn có thể chứa thêm một kênh màu bổ sung lưu trữ thông tin về những vùng ảnh trong suốt. Kênh màu này được gọi là kênh Alpha. Trong Photoshop, bất kỳ vùng chọn nào được lưu lại đều được gọi là một kênh Alpha, và có thể có tối đa

99 kênh Alpha. Trong After Effects cũng như các ứng dụng được thiết kế để làm việc

với Video khác, thuật ngữ kênh Alpha dùng để chỉ độ trong suốt của một ảnh tĩnh hoặc File Video, các kênh Alpha sử dụng 250 sắc thái xám khác nhau để biểu diễn độ trong suốt. Trong hầu hết ứng dụng, khi nhìn vào một kênh Alpha, Pixel màu đen biểu diễn cho vùng hoàn toàn trong suốt, Pixel màu trắng biểu diễn vùng hoàn toàn mờ đục

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 43

Chỉ có vài định dạng ảnh và Video hỗ trợ lưu kênh màu Alpha và các thông tin khác của

ảnh. Những định dạng File được sử dụng phổ biến có thể chứa các kênh Alpha như: Tagged Image File Format (.tif), TARGA (Truevision Advanced Raster Graphics Adapter,.tga), QuickTime (.mov) và Flash Video (.flv và.f4v). Với riêng File Photoshop

và Illustrator, các kênh màu Alpha được tự động tạo ra cho những vùng trong suốt khi chúng được nhập vào After Effects.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 48 - 49)