QUI TRÌNH XÂY DỰNG KỊCH BẢN

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 81 - 85)

1. Quy trình xây dựng kịch bản quay Video

1.1. Lên ý tưởng Video

- Đầu tiên để lên được một kịch bản cần có ý tưởng, ý tưởng giới thiệu về sản

phẩm sao cho hấp dẫn nhất. Ý tưởng càng mới mẻ càng tốt, càng độc đáo lại càng hấp dẫn và thú vị. Hàng ngày khách hàng có thể nhìn thấy hàng trăm Video quảng cáo qua nhiều kênh khác nhau, nhưng chỉ một số Video có thể để lại ấn tượng sâu sắc.

- Vậy nên không tạo ra được một ý tưởng hay và mới lạ hoặc độc đáo, thú vị thì

khó có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng, cũng khơng thể gây ấn tượng mạnh trong tâm trí của họ.

- Cần phải lên ý tưởng cho Video sao cho sáng tạo nhất, hấp dẫn nhất, đặc sắc nhất để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng.

- Bước đầu tiên này đóng vai trị vơ cùng quan trọng, nó sẽ chi phối toàn bộ

những bước tiếp theo của một kịch bản để có một Video quảng cáo hiệu quả nhất - Khi lên ý tưởng cho Video quảng cáo, cần nghiên cứu đến thị hiếu của khách hàng, các xu hướng quảng cáo hiện đang được ưa chuộng, xác định phải xây dựng nhân

vật đại diện cho sản phẩm sẽ như thế nào, và viết nội dung quảng cáo.

- Ngồi ra việc lên ý tưởng Video cịn cần chú ý đến các hình thức để quay Video, ví dụ định quay Video tại cửa hàng hay quay tại Studio, muốn quay ở cơng trình hay hội

chợ, muốn quay ngoài trời hay trong nhà.

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 76

- Sau khi đã xác định được ý tưởng Video, cần lên một bản thảo kịch bản Review

sản phẩm. Bản thảo kịch bản có thể là bản tóm tắt, là bộ khung của nội dung Video được viết tay hay là đánh máy hoặc bằng một phương tiện nào đó. Hoặc ghi lại những ý chính. - Để viết được một kịch bản Video hồn chỉnh khơng phải cứ nghĩ đến đâu rồi

viết đến đấy. Cần phải tạo một bản thảo, bản thảo ban đầu không nên quá dài. Nên là một bản thảo ngắn hoặc vừa phải với độ dài vừa phải.

- Để sau khi chỉnh sửa, cắt gọt hay thêm thắt sẽ có một kịch bản với độ dài hợp lý. Sau đó khi thực hiện kịch bản thành Video sẽ tạo một Video đủ và không rườm rà.

- Lưu ý nếu chọn giữa Video dài và Video ngắn nên chọn Video ngắn để nội dung hấp dẫn hơn và người xem đỡ cảm thấy nhàm chán.

- Cuối cùng tạo ra kết quả là một Video ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn. Bên cạnh

đó cần chỉnh sửa cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

- Việc lên bản thảo cần phải lưu ý đến những điều mấu chốt, những câu hỏi có thể được đặt ra ví dụ như:

- Mục tiêu của Video Review sản phẩm này là gì? - Khách hàng là ai?

- Đâu là chủ đề của Video?

- Trọng tâm chính cần đưa vào Video là gì?

- Người xem Video cảm nhận và rút ra được điều gì?

- Muốn khách hàng làm gì sau khi xem xong Video?

1.3. Hiện thực hóa kịch bản

- Sau khi viết xong kịch bản nên chỉnh sửa sao cho kịch bản trở lên hoàn chỉnh nhất và trọn vẹn nhất.

- Bây giờ đã đến lúc truyền tải toàn bộ nội dung ấy lên máy quay để hiện thực hóa kịch bản

- Chuẩn bị một bối cảnh quay đẹp nhất, phù hợp nhất với sản phẩm và quan trọng

là phải có chất lượng ánh sáng tốt nhất. Điều này quyết định phần lớn đến chất lượng

của hình ảnh và sẽ tác động rất nhiều đến thị giác của người xem.

- Có thể sử dụng thêm các loại đèn Flas, Led hay Kino để hỗ trợ ánh sáng - Cũng cần chú ý đến thiết bị quay, đó là một chiếc Smartphone hay là máy quay chuyên dụng, có cần thêm các thiết bị hỗ trợ quay như máy ảnh, giá đỡ, thiết bị chống rung, thanh trượt Microphone, thiết bị thu âm.

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 77

- Chưa đủ thiết bị quay hoặc thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu, có thể thuê

quay phim quảng cáo sản phẩm để giảm bớt gánh nặng công việc và tập trung vào khâu

bán hàng.

2. Quy trình xây dựng kịch bản phim hoạt hình

2.1. Lên kịch bản làm phim hoạt hình 3d – Storyboard

- Kịch bản của phim sẽ được thể hiện thông qua bản vẽ. Đây là giai đoạn quan trọng nhất khi thiết kế đồ họa phim hoạt hình – giai đoạn triển khai ý tưởng thành một

câu chuyện. Nhà thiết kế sẽ triển khai ý tưởng thành các bản vẽ và xem xét câu chuyện có vấn đề khơng. Khi đã chắc chắn nội dung mạch lạc, hấp dẫn sẽ lồng ghép Storyboard

lại với nhau để được một bộ phim hoạt hình 3D hồn chỉnh. (xem Hình 5.2)

Hình 5.2. Lên ý tưởng

2.2. Dựng Layout

- Đây là quá trình tạo vật thể đơn giản. Thiết lập Camera để làm một đoạn phim và trình bày ý tưởng với đồn làm phim. Dựng Layout là một bước cực kỳ quan trọng

bởi nó ảnh hưởng lớn đến giai đoạn làm phim hoạt hình 3D sau.

2.3. Dựng vật thể trong không gian ba chiều – Modeling

Modeling – dựng vật thể trong không gian ba chiều là bước tạo chuyển động cho vật thể trong không gian ba chiều dựa vào phác thảo. Người dựng phải có khả năng nhìn bản phác thảo và tưởng tượng vật thể đó trong thực tế ra sao để có thể tạo khối chính

xác hơn.

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 78

- Sau khi tạo vật thể trong không gian ba chiều, bước tiếp theo bạn cần là tô màu

và tạo chất liệu để chúng trở nên sống động hơn. Sự sáng tạo cao rất cần ở bước này bởi vì bạn phải tưởng tượng màu da, màu mắt, mũi, miệng, quần áo, mũ,… cho vật thể.

2.5. Tạo xương cho vật thể – Rigging

- Rigging là một bước đặc biệt quan trọng trong quá trình làm phim hoạt hình

3D. Tạo xương cho vật thể giúp nó có thể cử động và diễn xuất như người. Khi gắn xương nên thêm các nút điều khiển để khiến vật thể chuyển động theo ý. (xem Hình 5.3)

Hình 5.3. Tạo xương cho vật thể

2.6. Tạo chuyển động – Animation

- Sau khi vật thể được hồn thiện về hình dáng, màu sắc, kích cỡ,… muốn nó chuyển động thực hiện cơng đoạn Animation. Animation giúp cho vật thể chuyển động sống động hơn.

2.7. Thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh – VFX

- VFX là thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh cho bộ phim hoạt hình 3D. Để thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh vào phim hoạt hình 3D, cần sử dụng kỹ thuật đồ

họa và áp dụng chúng vào mỗi cảnh phim như các vụ nổ, nước, bụi,…

2.8. Ánh sáng, màu sắc và xuất hình ảnh – Lightning và Rendering

- Ánh sáng và màu sắc là yếu tố đặc biệt quan trọng khi làm phim hoạt hình 3D. Đây cũng là bước cuối cùng. Khi vật thể 3D có đầy đủ chất liệu, màu sắc, chuyển động,

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 79

chất và cách ánh sáng tương tác với từng chất liệu. Khi các cảnh đã được thêm âm thanh

và ánh sáng đầy đủ.

Hình 5.4. Ánh sáng, màu sắc

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)