Các định dạng Video

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 44)

I. CÁC THIẾT BỊ ĐỒ HỌA NGOẠI VI

4. Các định dạng Video

- Có một số định dạng Video phổ biến cho các sản phẩm Video chuyên nghiệp, trong khi một số định dạng khác lại chỉ phù hợp với truyền hình bằng rộng hay các phương tiện màn hình nhỏ. Có hai chuẩn chính dành cho truyền hình quảng bá, bao gồm

một nhóm chuẩn cạnh tranh dành cho Video màn hình và Video trên Web, cùng với đó

là một loạt chuẩn dành riêng cho thiết bị sử dụng trong những thiết bị di động cầm tay. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, như những chuẩn được đề cập ở đây, rất phức tạp, và việc mô

tả đầy đủ về từng chuẩn nằm ngồi phạm vi. Nhìn chung, đang tạo nội dung Video cho nền tảng nào, hãy ghi nhớ ba thuộc tính cơ bản dưới đây:

- Kích thước (Dimension): Thuộc tính này xác định kích thước tính bằng Pixel

của một File Video - số lượng Pixel theo chiều ngang và chiều dọc tạo thành một ảnh

hay khung hình Video (Video Frame). Giá trị này thường được viết dưới dạng một cặp

số phân tách nhau bởi dấu “ X ”, trong đó giá trị đầu tiên là kích thước chiều ngang cịn

giá trị thứ hai biểu diễn kích thước chiều dọc, ví dụ như 720 x 480. Pixel (điểm ảnh) là

thuật ngữ kết hợp giữa từ Picture (hình ảnh) với từ Element (phần tử) và là thành phần

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 39

khung hình Video thì đều khơng có sự khác biệt; mọi thứ hiển thị trên màn hình đều

được tạo thành từ các Pixel. Kích thước của một File Video hay ảnh tĩnh xác định tỷ lệ

giữa các đơn vị chiều ngang và đơn vị chiều dọc của Video hay ảnh tĩnh đó. Tỷ lệ khn

hình thường được viết dưới dạng sau: Đơn vị chiều ngang: Đơn vị chiều dọc/ hai tỷ lệ khn hình phổ biến nhất trong các màn hình hiển thị Video hiện nay là 4: 3 và 16: 9.

- Tốc độ khung hình (Frame Rate): Thuộc tính này xác định số lượng mỗi giây của Video. Tốc độ khung hình được tính bằng Fps, đây là chữ viết tắt của Frame Per Second (khung hình trên giây).

- Tỷ lệ khn hình Pixel (Pixel Aspect Ratio – Par): Thuộc tính này xác định hình dạng của các Pixel tạo thành một ảnh. Pixel là thành phần nhỏ nhất của ảnh kỹ

thuật số, mỗi thiết bị hiển thị khác nhau như ti vi hay màn hình máy tính sẽ có các Pixel với tỷ lệ chiều ngang và chiều dọc khác nhau.

5. Chế độ hiển thị trên các thiết bị ngoại vi

- Khi tạo ra tác phẩm đồ họa cho truyền hình quảng bá, tuân thủ một bộ định

dạng và tiêu chuẩn xác định. Ví dụ, cần biết liệu tác phẩm đồ họa sẽ được hiển thị trên

màn hình độ nét cao (HD) (1080i, 1080p, 720p), màn hình độ nét tiêu chuẩn (Standard

- Definition – SD) hay trên thiết bị di động, bởi điều này ảnh hưởng đến kích thước phải

xác định cho tác phẩm đồ họa. Tương tự, cũng cần biết liệu có đang ở trong khu vực phát truyền hình quảng bá theo chuẩn ATSC (vẫn thường được gọi là NTSC) hay chuẩn

PAL, bởi điều này ảnh hưởng tới cả kích thước của tác phẩm đồ họa lẫn tốc độ khung

hình và tỷ lệ khn hình Pixel sẽ cần sử dụng. Nếu đang tạo hoạt hình hay Video cho

Web, biết định dạng mà trang phân phối nội dung đang sử dụng là Flash, Silverlight,

H.264 hay định dạng nào khác, vì các hiệu ứng Video nhất định có thể khơng đạt hiệu

quả khi được trích xuất ra định dạng nào đó.

- Chuẩn ATSC tại Mỹ, Ủy ban Hệ thống Truyền hình Tiên tiến (Advanced

Television Systems Committee – ATSC) đã ban hành một bộ tiêu chuẩn truyền dẫn dành cho truyền hình kỹ thuật số. Các chuẩn này thay thế cho những định dạng tương tự thuộc

đời cũ hơn do Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền hình Quốc gia (National Television Standards

Committee – NTSC) ban hành. Các chuẩn được ATSC thông qua bao gồm độ phân giải hiển thị, tỷ lệ khn hình, tốc độ khung hình dành cho màn hình độ nét tiêu chuẩn và

màn hình độ nét cao. Tất cả Video và tác phẩm đồ họa dành cho truyền hình quảng bá

phải tuân thủ một trong các chuẩn do ATSC thơng qua. Tìm hiểu thơng tin về các chuẩn

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 40

6. Độ nét và thơng số khung hình thiết bị

- Mặc dù truyền hình độ nét cao (HD Television) đã tồn tại trong nhiều thập kỷ,

nhưng phải tới đầu thế kỷ 21, công nghệ này mới được đông đảo khán giả bình dân xem

truyền hình ở Mỹ quan tâm. Thuật ngữ HD (High - Definition – độ nét cao) được dùng

để mơ tả Video có độ phân giải cao hơn so với các hệ thống truyền hình truyền thống

gọi là SD (Standard Definition – độ nét tiêu chuẩn). Mặc dù nhiều ti vi, máy chơi Game cầm tay (Gaming Console) (Playstation 3, Xbox 360...) và máy chơi đĩa Blu - Ray có thể hỗ trợ chuẩn thứ ba, chuẩn 1080p, song chỉ có hai chuẩn HD chính dành cho truyền

hình quảng bá là 720p và 1080i. Các ký tự “P” và “i” cho biết định dạng Video sử dụng phương pháp hiển thị quét hình liên tục (Progressive Display) hay hiển thị quét hình liên

tục (Progressive Display) hay hiển thị quét hình xen kẽ (Interlaced Display). Phương

pháp hiển thị quét hình xen kẽ phân chia mỗi khung hình Video thành hai trường riêng

biệt. Khi kết hợp lại với nhau, hai trường này tạo thành một khung hình Video duy nhất

và hiển thị một hình ảnh duy nhất. Phương pháp hiển thị qt hình liên tục khơng sử

dụng các trường, thay vào đó mỗi khung hình Video có một ảnh riêng. Nhìn chung, phương pháp hiển thị quét hình liên tục cho chất lượng hình ảnh sắc nét hơn, trong khi phương pháp hiển thị quét hình xen kẽ lại địi hỏi ít băng thơng truyền dẫn hơn. Hầu hết các máy ghi hình Video đời mới đều cho phép người dùng lựa chọn ghi hình Video ở

định dạng quét hình liên tục hoặc quét hình xen kẽ.

- 7209: Định dạng 720p có độ phân giải là 1280 Pixel theo chiều rộng và 720

Pixel theo chiều cao, đồng thời hỗ trợ nhiều tốc độ khung hình khác nhau, từ 24fps dành

cho phim đến 30fps cho tới 60fps.

- 1080p và 1080i: Tương tự các chuẩn kỹ thuật số hiện đại khác, định dạng Video 1080 có cả phiên bản qt hình liên tục lẫn quét hình xen kẽ, đồng thời hỗ trợ nhiều tốc độ khung hình khác nhau trong khoảng từ 24fps đến 30fps.

- Truyền hình độ nét tiêu chuẩn: Trước khi truyền hình HD được phát minh, ở Mỹ chỉ có một chuẩn truyền hình duy nhất là NTSC, bao gồm các thiết lập cho cả tỷ lệ

khn hình 4: 3 lẫn 16: 9. Mặc dù trong thực tế, chuẩn NTSC đã được thay thế bằng

chuẩn ATSC, song thuật ngữ NTSC vẫn được hầu hết máy ghi hình, ứng dụng đồ họa

cũng như biên tập sử dụng mỗi khi cần đề cập đến Video độ nét tiêu chuẩn và Video chất lượng quảng bá.

- NTSC và màn hình rộng NTSC (NTSC widescreen): Các ứng dụng đồ họa được

thiết kế để tạo nội dung cho truyền hình quảng bá như Adobe After Effects, Adobe

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 41

Video được gọi là Preset. Những Preset này phù hợp với đa số chuẩn truyền hình quảng

bá thơng dụng. Các Preset NTSC chứa những thiết lập dành cho cả tỷ lệ khn hình tiêu

chuẩn (4: 3) lẫn tỷ lệ khn hình màn hình rộng (16: 9). Các Preset NTSC sử dụng kích

thước giống nhau là 720 x 480, nhưng khác nhau về tỷ lệ khn hình Pixel – đây chính là lý do tạo ra sự khác biệt về hình dạng hiển thị. Các thiết bị theo chuẩn NTSC sử dụng

tốc độ khung hình là 29.970 fps.

- Chuẩn PAL: PAL (Phase Alternating Lines – Đảo pha theo từng dòng) là chuẩn truyền hình quảng bá được sử dụng trên khắp Châu Âu và phần lớn các quốc gia trên thế giới nằm ngoài Bắc Mỹ. PAL khác với NTSC ở một số điểm căn bản, bao gồm kích

thước và tốc độ khung hình. Chuẩn PAL sử dụng tốc độ khung hình 25 fps, gần hơn với

tốc độ 24 fps dùng cho phim ảnh. Tương tự NTSC, chuẩn PAL bao gồm cả thiết lập dành cho màn hình độ nét tiêu chuẩn lẫn thiết lập dành cho màn hình rộng.

- PAL và màn hình rộng PAL (PAL widescreen): Trong những ứng dụng như

After Effects, Preset PAL bao gồm một thiết lập dành cho tỷ lệ khn hình tiêu chuẩn (4: 3) và một thiết lập dành cho tỷ lệ khn hình màn hình rộng (16: 9). Cũng giống như Preset NTSC tương ứng, trong trường hợp này, Preset PAL sử dụng cùng kích thước pixel là 720 x 576, song khác nhau về tỷ lệ khn hình pixel (Pixel Aspect Ratio).

7. Khung hình Video cho Web và thiết bị di động:

- Mặc dù có khá nhiều định dạng cạnh tranh dành cho Audo di động. QuickTime, Windows Media Video, Flash Video, Silverlight và H.264 là những định dạng chỉnh dành cho Video trên Web, định dạng QuickTime do hãng Apple kiểm soát và được coi là một 1 thanh)/Video, song lại khơng có một tiêu chuẩn nào dành riêng cho Video trên

Web hay thiết bị Player miễn phí do Apple cung cấp có khả năng tương thích với cả hệ

điều hành Windows lẫn Mac chuẩn phổ biến nhất cho Video phân phối trên Web trong

nhiều năm qua. Trình phát video QuickTime Video khác. Video định dạng QuickTime

cịn có khả năng hỗ trợ trên một số thiết bị di động, nổi bật. OS, đồng thời được dùng để xem phim định dạng QuickTime (MOV) cũng như các định dạng File.

- Windows Media Video, thường được gọi với cái tên ngắn gọn WMV, là chuẩn của hãng Microsoft do các nhà phát triển hệ điều hành Windows tạo ra. Một biến thể của chuẩn WMV được dùng cho nhất là bộ thiết bị điện thoại, máy nghe nhạc Ipod và

máy tính bảng Ipad của Apple. Video Silverlight, định dạng này được nhiều tổ chức

truyền thông chuyên nghiệp sử dụng rộng trong đó có Đài thể thao NBC dùng để đưa tin trực tiếp về Đại hội Thể thao Olympics và hãng Net sử dụng để truyền Streaming Video (phân luồng phát Video). Định dạng Windows Media cũng được hỗ trợ trên một

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 42

số máy nghe nhạc đa phương tiện và thiết bị di động, chẳng hạn như các dòng điện thoại Windows Phone.

8. Chuẩn đuôi định dạng cho Web

- Flash Video là định dạng Video riêng của nền tảng Adobe Flash, được dùng để

phân phối rất nhiều nội dung Video trực tuyến trên khắp thế giới. Mặc dù được cài đặt

rất rộng rãi trên máy tính để bàn của người dùng Internet, song trình phát Video Flash Player lại khơng phổ biến trên thiết bị di động. Thực tế, Adobe đã ngừng phát triển Flash

Player cho di động và khuyến cáo nên sử dụng công nghệ HTML5 thay thế. Ngay cả trước đây, một số tổ chức, công ty và nhà làm nội dung trực tuyến khác đã bắt đầu

chuyển nội dung đa phương tiện tương tác (Rich - Media Content) từ Flash sang các nền tảng khác, chẳng hạn như HTML5. Những năm gần đây, sự thống trị của Video Flash

đang bị thách thức bởi các định dạng Video HTML5 được trình duyệt hỗ trợ, bao gồm H.264 và OGG. Theo ra, H.264 là chuẩn nén Video có nguồn gốc từ chuẩn MPEG - 4 do hãng MPEG tạo ra và sở hữu bằng sáng chế, còn định dạng OGG. Theo ra là chuẩn mã nguồn mở thay thế. Các biến thể của định dạng H.264 được hỗ trợ trên nhiều thiết

bị di động như máy nghe nhạc IPod của Apple, máy chơi Game cầm tay PSP của Sony,

máy nghe nhạc Zune của Microsoft và một số trình duyệt tương thích HTML5, cùng với đó là nhiều điện thoại di động cũng như ứng dụng phát Video của hãng thứ ba như

QuickTime Player, Flash Player và VLC Media Player.

9. Kênh màu thể hiện trên thiết bị đồ họa ngoại vi

- Các tác phẩm đồ họa dùng trong Video được tạo ra nhờ sử dụng chế độ màu

RGB (Red, Green, Blue). Mỗi Pixel riêng biệt được gán một giá trị màu duy nhất tạo thành từ sự kết hợp của các màu Red, Green và Blue. Mỗi màu trong số ba màu này được lưu trong một kênh màu (Color Channel) riêng. Khi những màu này được kết hợp

với nhau, một tổ hợp (ảnh với đầy đủ dảy màu) sẽ được tạo thành. Ngoài các kênh màu, một số định dạng ảnh cịn có thể chứa thêm một kênh màu bổ sung lưu trữ thông tin về những vùng ảnh trong suốt. Kênh màu này được gọi là kênh Alpha. Trong Photoshop, bất kỳ vùng chọn nào được lưu lại đều được gọi là một kênh Alpha, và có thể có tối đa

99 kênh Alpha. Trong After Effects cũng như các ứng dụng được thiết kế để làm việc

với Video khác, thuật ngữ kênh Alpha dùng để chỉ độ trong suốt của một ảnh tĩnh hoặc File Video, các kênh Alpha sử dụng 250 sắc thái xám khác nhau để biểu diễn độ trong suốt. Trong hầu hết ứng dụng, khi nhìn vào một kênh Alpha, Pixel màu đen biểu diễn cho vùng hoàn toàn trong suốt, Pixel màu trắng biểu diễn vùng hoàn toàn mờ đục

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 43

Chỉ có vài định dạng ảnh và Video hỗ trợ lưu kênh màu Alpha và các thông tin khác của

ảnh. Những định dạng File được sử dụng phổ biến có thể chứa các kênh Alpha như: Tagged Image File Format (.tif), TARGA (Truevision Advanced Raster Graphics Adapter,.tga), QuickTime (.mov) và Flash Video (.flv và.f4v). Với riêng File Photoshop

và Illustrator, các kênh màu Alpha được tự động tạo ra cho những vùng trong suốt khi chúng được nhập vào After Effects.

II. CÁC THIẾT BỊ THU NHẬN DỮ LIỆU ĐỘNG

- Canon PowerShot G7 X Mark II - Kích thước 2,4 x 1,65 x 4,15

Inch và nặng 1,4 Pound, Canon G7X

Mark II là một trong những máy ảnh nổi

tiếng nhất dành cho Vlogger. Với sự kết hợp tuyệt vời của Video 1080p ở cả 30 và 60 khung hình/giây kèm với âm thanh

sống động. Màn hình LCD loại 3,0 inch

có khoảng 1.040.000 điểm và cho phép

thực hiện các thao tác trên màn hình cảm

ứng. Ngồi khả năng nghiêng lên bình thường 180°, nó cịn có thể nghiêng

xuống 45°. Bên cạnh đó nó cịn tích hợp khả năng chống rung ấn tượng, đó là một

tính năng mà bất kỳ Vlogger nào cũng

cần phải có. (xem Hình 3.1)

Hình 3.1. Canon PowerShot G7 X Mark II

- Sony A6400

- Một Vlog ấn tượng địi hỏi nhiều góc máy đa dạng, sáng tạo vì vậy một chiếc

máy ảnh có màn hình cảm ứng, xoay lật là điều khơng thể thiếu. Hiểu được điều đó, Sony đã cải tiến góc mở của A6400 lên đến 180 độ thay vì 90 độ như người tiền nhiệm

A6300. Với màn hình lật 180 độ và 921,6K điểm ảnh chắc chắn trải nghiệm Selfies và

ghi hình của V-logger sẽ trở nên thú vị và nhiều sáng tạo hơn.

- Sony A6400 hoàn tồn làm hài lịng nhu cầu của mọi V-logger với khả năng

quay Video 4K 30fps, FullHD ở 120 khung hình/giây với Bit Rate 100MPs, hỗ trợ lấy

nét tự động, và công nghệ Fast Hybrid đảm bảo chủ thể luôn nằm trong vùng nét một cách mượt mà. (xem Hình 3.2)

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 44

Hình 3.2. Sony A6400

- Panasonic Lumix G7

- Panasonic Lumix G7 là máy ảnh rẻ nhất trong dòng máy ảnh G của Panasonic,

sở hữu màn hình LCD Flip-out và nhiều tính năng hữu ích khác đối với các nhiếp ảnh gia. Khả năng quay Video 4K 30p, Input Microphone, AF trong lúc ghi hình và các chức

năng như Focus Peaking và Zebra. Dùng sẽ không sử dụng tất cả những tính năng này

trong một Vlog, tuy nhiên nếu muốn một đoạn phim chân dung hoàn chỉnh với các clip phụ thì G7 sẽ là cộng sự phù hợp.

- Phim 4K phơi sáng tốt và có màu sắc đẹp mắt, nhưng đổi lại sẽ bị Crop nhẹ. Ống kính Kit Lumix G Vario 14-42mm f/3.5 -5.6 II ASPH. MEGA O.I.S. vẫn cho góc nhìn hợp lý với đầu kết góc rộng, tuy vậy nếu dùng chọn Kit với ống kính cao cấp Lumix

G Vario 12- 60mm f/3.5-5.6 ASPH. POWER O.I.S. thì sẽ đồng thời có được góc nhìn rộng hơn và chất lượng hình ảnh cao hơn.

Chương 3: Các thiết bị tạo hình 45

Hình 3.3. Panasonic Lumix G7

- Chân máy Velbon M45

- Tripod Velbon M45 là dòng chân máy Compact đặc biệt siêu nhẹ của Velbon. Với thiết kế gọn nhẹ, trọng lượng chỉ 1kg.

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 44)