I. CÁC THIẾT BỊ ĐỒ HỌA NGOẠI VI
6. nét và thông số khung hình thiết bị
- Mặc dù truyền hình độ nét cao (HD Television) đã tồn tại trong nhiều thập kỷ,
nhưng phải tới đầu thế kỷ 21, công nghệ này mới được đông đảo khán giả bình dân xem
truyền hình ở Mỹ quan tâm. Thuật ngữ HD (High - Definition – độ nét cao) được dùng
để mơ tả Video có độ phân giải cao hơn so với các hệ thống truyền hình truyền thống
gọi là SD (Standard Definition – độ nét tiêu chuẩn). Mặc dù nhiều ti vi, máy chơi Game cầm tay (Gaming Console) (Playstation 3, Xbox 360...) và máy chơi đĩa Blu - Ray có thể hỗ trợ chuẩn thứ ba, chuẩn 1080p, song chỉ có hai chuẩn HD chính dành cho truyền
hình quảng bá là 720p và 1080i. Các ký tự “P” và “i” cho biết định dạng Video sử dụng phương pháp hiển thị quét hình liên tục (Progressive Display) hay hiển thị quét hình liên
tục (Progressive Display) hay hiển thị quét hình xen kẽ (Interlaced Display). Phương
pháp hiển thị quét hình xen kẽ phân chia mỗi khung hình Video thành hai trường riêng
biệt. Khi kết hợp lại với nhau, hai trường này tạo thành một khung hình Video duy nhất
và hiển thị một hình ảnh duy nhất. Phương pháp hiển thị qt hình liên tục khơng sử
dụng các trường, thay vào đó mỗi khung hình Video có một ảnh riêng. Nhìn chung, phương pháp hiển thị quét hình liên tục cho chất lượng hình ảnh sắc nét hơn, trong khi phương pháp hiển thị quét hình xen kẽ lại địi hỏi ít băng thơng truyền dẫn hơn. Hầu hết các máy ghi hình Video đời mới đều cho phép người dùng lựa chọn ghi hình Video ở
định dạng quét hình liên tục hoặc quét hình xen kẽ.
- 7209: Định dạng 720p có độ phân giải là 1280 Pixel theo chiều rộng và 720
Pixel theo chiều cao, đồng thời hỗ trợ nhiều tốc độ khung hình khác nhau, từ 24fps dành
cho phim đến 30fps cho tới 60fps.
- 1080p và 1080i: Tương tự các chuẩn kỹ thuật số hiện đại khác, định dạng Video 1080 có cả phiên bản qt hình liên tục lẫn quét hình xen kẽ, đồng thời hỗ trợ nhiều tốc độ khung hình khác nhau trong khoảng từ 24fps đến 30fps.
- Truyền hình độ nét tiêu chuẩn: Trước khi truyền hình HD được phát minh, ở Mỹ chỉ có một chuẩn truyền hình duy nhất là NTSC, bao gồm các thiết lập cho cả tỷ lệ
khn hình 4: 3 lẫn 16: 9. Mặc dù trong thực tế, chuẩn NTSC đã được thay thế bằng
chuẩn ATSC, song thuật ngữ NTSC vẫn được hầu hết máy ghi hình, ứng dụng đồ họa
cũng như biên tập sử dụng mỗi khi cần đề cập đến Video độ nét tiêu chuẩn và Video chất lượng quảng bá.
- NTSC và màn hình rộng NTSC (NTSC widescreen): Các ứng dụng đồ họa được
thiết kế để tạo nội dung cho truyền hình quảng bá như Adobe After Effects, Adobe
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 41
Video được gọi là Preset. Những Preset này phù hợp với đa số chuẩn truyền hình quảng
bá thơng dụng. Các Preset NTSC chứa những thiết lập dành cho cả tỷ lệ khn hình tiêu
chuẩn (4: 3) lẫn tỷ lệ khn hình màn hình rộng (16: 9). Các Preset NTSC sử dụng kích
thước giống nhau là 720 x 480, nhưng khác nhau về tỷ lệ khn hình Pixel – đây chính là lý do tạo ra sự khác biệt về hình dạng hiển thị. Các thiết bị theo chuẩn NTSC sử dụng
tốc độ khung hình là 29.970 fps.
- Chuẩn PAL: PAL (Phase Alternating Lines – Đảo pha theo từng dòng) là chuẩn truyền hình quảng bá được sử dụng trên khắp Châu Âu và phần lớn các quốc gia trên thế giới nằm ngoài Bắc Mỹ. PAL khác với NTSC ở một số điểm căn bản, bao gồm kích
thước và tốc độ khung hình. Chuẩn PAL sử dụng tốc độ khung hình 25 fps, gần hơn với
tốc độ 24 fps dùng cho phim ảnh. Tương tự NTSC, chuẩn PAL bao gồm cả thiết lập dành cho màn hình độ nét tiêu chuẩn lẫn thiết lập dành cho màn hình rộng.
- PAL và màn hình rộng PAL (PAL widescreen): Trong những ứng dụng như
After Effects, Preset PAL bao gồm một thiết lập dành cho tỷ lệ khn hình tiêu chuẩn (4: 3) và một thiết lập dành cho tỷ lệ khn hình màn hình rộng (16: 9). Cũng giống như Preset NTSC tương ứng, trong trường hợp này, Preset PAL sử dụng cùng kích thước pixel là 720 x 576, song khác nhau về tỷ lệ khn hình pixel (Pixel Aspect Ratio).