TRÍCH CHỌN CÁC ĐOẠN HOẠT HÌNH

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 70)

- Bấm chuột phải vào khung Project chọn Import và chọn File (phím tắt Ctrl + I). (xem Hình 4.4)

Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 65

Hình 4.4. Import File

- Bấm chuột vào vào khung Project rồi chọn Import và chọn File - Chọn Video muốn cắt chọn Import. (xem Hình 4.5)

Hình 4.5. Cửa sổ Import

Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 66

Hình 4.6. Kéo Video xuống khung làm việc bên dưới

- Chuyển qua thanh Timeline để tiến hành cắt Video. Kéo và đặt thanh thời gian

màu xanh ở đoạn Video muốn cắt. Ví dụ Video là 3 phút 15 giây và muốn cắt khoảng

thời gian từ giây thứ 30 giây thứ 50 sẽ đặt thanh dọc ở giây thứ 30. Quan sát thời gian chuẩn ở khung thời gian bên trên. (xem Hình 4.7)

Hình 4.7. Kéo và đặt thanh thời gian màu xanh ở đoạn Video muốn cắt

Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 67

Hình 4.8. Chọn Edit và chọn Split Layer

- Tiếp theo, tiến hành cắt ngắn đoạn Video đó để kết thúc ở giây thứ 50. Ở Layer Video thứ hai vừa được cắt ra, kéo thanh màu xanh đến giây thứ 50 và chọn Edit > Split Layer (phím tắt Ctrl + Shift + D). (xem Hình 4.9)

Hình 4.9. Thanh Timeline

- Có được một đoạn Video ở khoảng thời gian mong muốn từ giây thứ 30 đến giây thứ 50. Nếu không muốn giữ 2 đoạn Video kia hãy nhấn vào đó và nhấn phím Delete để xóa. (xem Hình 4.10)

Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 68

Hình 4.10. Kết quả IV. TÍCH HỢP CÁC ĐOẠN HOẠT HÌNH

- Bấm chuột phải vào khung Project rồi chọn Import và chọn File (phím tắt Ctrl + I). (xem Hình 4.11)

Hình 4.11. Import File

Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 69

Hình 4.12. Import các File cần ghép

- Chọn Create A New Composition. (xem Hình 4.13)

Hình 4.13. Create A New Composition

- Ở mục Duration, nhập thời lượng Video muốn tạo ra. Tính khoảng thời gian

Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 70

Hình 4.14. Nhập thời lượng Video

- Kéo lần lượt các Video muốn ghép xuống khung làm việc bên dưới. (xem Hình

4.15)

Hình 4.15. Kéo lần lượt các Video

- Chuyển qua thanh Timeline để tiến hành ghép Video, sẽ xuất hiện hai Layer Video có xuất phát bằng nhau như thế này. (xem Hình 4.16)

Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 71

Hình 4.16. Timeline

- Kéo Video xuất hiện sau để ở sau đoạn Video kia sao cho điểm đầu và điểm

cuối trùng nhau. (xem Hình 4.17)

Hình 4.17. Kéo Video trùng nhau điểm đầu và cuối

- Nếu ở Video thứ 2 có khung đen bao quanh khơng khớp với đoạn Video 1 -> nhấn giữ Alt và kéo Video. (xem Hình 4.18)

Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 72

Hình 4.18. Nhấn giữ Alt và kéo Video

- Nếu thời lượng Video ban đầu bạn tạo lớn hơn thời lượng thực và Video hoạt

động liên tục -> kéo thời lượng video (nút Work Area End) đến điểm kết thúc của Layer

Video cuối cùng. (xem Hình 4.19)

Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 73

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Vận dụng kiến thức đã học, anh chị hãy tạo 1 Composition với thời gian 3 phút. Độ phân giải video Full HD. Màu nền Background là màu trắng?

Câu 2. Vận dụng kiến thức đã học và File Composition đã tạo ở câu 1, anh chị

hãy tùy chọn 1 Video phim hoạt hình dài 5 phút, sau đó cắt thành 3 phút tương ứng với

thời gian Composition ở câu 1?

Câu 3. Vận dụng kiến thức đã học tạo File Composition 6 phút, độ phân giải

Video Full HD. Màu nền Background là màu trắng, anh chị hãy tùy chọn 2 Video phim hoạt hình mỗi phim dài 3 phút. Sau đó ghép thành 1 Video với thời gian là 6 phút?

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 74

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KỊCH BẢN HOẠT HÌNH

Sau khi học xong chương này sinh viên có thể trình bày được qui trình xây dựng một kịch bản, thực hiện và xây dựng được kịch bản, tích hợp được dữ liệu theo kịch bản.

I. XÂY DỰNG KỊCH BẢN

- Việc lên kịch bản Video quảng cáo là bước cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng chính

đến khâu sản xuất và hậu kỳ cho sản phẩm. Việc chia cảnh, phân cảnh, thể hiện, diễn viên… ảnh hưởng chính đến yếu tố truyền tải nội dung của Video quảng cáo.

- Chia kịch bản thành 4 phần chính để có thể dễ dàng hiểu và triển khai kịch bản

được tốt nhất.

- Cảnh: Phân cảnh của Video, mỗi cảnh là một khung hình.

- Lời thoại: Là phần lời được người đọc thu âm và thể hiện trong Video. - Text: Là phần chữ xuất hiện trong Video.

- Mô tả: Mô tả yêu cầu, bố cục, diễn xuất, hoạt cảnh…. cho phân cảnh đó.

- Để có được một kịch bản quảng cáo chất lượng nhất không đơn thuần chỉ thông

qua việc lên ý tưởng và nội dung cho kịch bản mà đòi hỏi cần nắm bắt được một số lưu

ý cần thiết dưới đây:

- Ngắn chính là chìa khóa

- Điều quan trọng là làm Video quảng cáo của bạn ngắn – khoảng 60 giây là lý tưởng – vì điều này giúp giữ sự chú ý của khách hàng. Một Video dài khơng cần thiết có thể khiến khách hàng bỏ qua và lướt qua nó.

Hình 5.1. Lên kế hoạch

- Nguyên tắc này quy định sử dụng 40% thời gian để nói về các sản phẩm và dịch

vụ tốt nhất và 60% khác để nói về doanh nghiệp, kể một câu chuyện hấp dẫn để thu hút

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 75

- Bắt đầu với “Ai?” và “Cái gì?”

- Ngay từ đầu Video quảng cáo, cần phải nói rõ là ai và sản phẩm là gì. Bất cứ ai nhấp vào Video đều có nhu cầu tìm kiếm một cái gì đó và phải cho họ biết là họ đã đến

đúng nơi. Cũng có thể đặt tin nhắn, thơng điệp của Video, trong 30 giây đầu tiên; Chỉ

cần tóm tắt nó thành một câu và đặt nó vào. Khách hàng sẽ biết họ cần phải làm gì. - Tốc độ Video quảng cáo phù hợp

- Con người trung bình có thể nói 200-250 từ một phút trong cuộc trị chuyện bình thường, nhưng trong một Video, tốt hơn là nên tạo những khoảng trống và tốc độ nói trung bình và rõ ràng. Nên giữ cho cuộc đối thoại giữa 125-150 từ một phút hoặc ít

hơn.

- Lưu ý khi viết kịch bản Video mà để khách hàng có thể hiểu và cảm nhận, đừng để câu chuyện diễn ra quá vội vàng và chóng vánh, khách hàng sẽ cảm thấy hụt hẫng.

II. QUI TRÌNH XÂY DỰNG KỊCH BẢN 1. Quy trình xây dựng kịch bản quay Video 1. Quy trình xây dựng kịch bản quay Video

1.1. Lên ý tưởng Video

- Đầu tiên để lên được một kịch bản cần có ý tưởng, ý tưởng giới thiệu về sản

phẩm sao cho hấp dẫn nhất. Ý tưởng càng mới mẻ càng tốt, càng độc đáo lại càng hấp dẫn và thú vị. Hàng ngày khách hàng có thể nhìn thấy hàng trăm Video quảng cáo qua nhiều kênh khác nhau, nhưng chỉ một số Video có thể để lại ấn tượng sâu sắc.

- Vậy nên không tạo ra được một ý tưởng hay và mới lạ hoặc độc đáo, thú vị thì

khó có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng, cũng không thể gây ấn tượng mạnh trong tâm trí của họ.

- Cần phải lên ý tưởng cho Video sao cho sáng tạo nhất, hấp dẫn nhất, đặc sắc nhất để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng.

- Bước đầu tiên này đóng vai trị vơ cùng quan trọng, nó sẽ chi phối toàn bộ

những bước tiếp theo của một kịch bản để có một Video quảng cáo hiệu quả nhất - Khi lên ý tưởng cho Video quảng cáo, cần nghiên cứu đến thị hiếu của khách hàng, các xu hướng quảng cáo hiện đang được ưa chuộng, xác định phải xây dựng nhân

vật đại diện cho sản phẩm sẽ như thế nào, và viết nội dung quảng cáo.

- Ngoài ra việc lên ý tưởng Video cịn cần chú ý đến các hình thức để quay Video, ví dụ định quay Video tại cửa hàng hay quay tại Studio, muốn quay ở cơng trình hay hội

chợ, muốn quay ngoài trời hay trong nhà.

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 76

- Sau khi đã xác định được ý tưởng Video, cần lên một bản thảo kịch bản Review

sản phẩm. Bản thảo kịch bản có thể là bản tóm tắt, là bộ khung của nội dung Video được viết tay hay là đánh máy hoặc bằng một phương tiện nào đó. Hoặc ghi lại những ý chính. - Để viết được một kịch bản Video hồn chỉnh khơng phải cứ nghĩ đến đâu rồi

viết đến đấy. Cần phải tạo một bản thảo, bản thảo ban đầu không nên quá dài. Nên là một bản thảo ngắn hoặc vừa phải với độ dài vừa phải.

- Để sau khi chỉnh sửa, cắt gọt hay thêm thắt sẽ có một kịch bản với độ dài hợp lý. Sau đó khi thực hiện kịch bản thành Video sẽ tạo một Video đủ và không rườm rà.

- Lưu ý nếu chọn giữa Video dài và Video ngắn nên chọn Video ngắn để nội dung hấp dẫn hơn và người xem đỡ cảm thấy nhàm chán.

- Cuối cùng tạo ra kết quả là một Video ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn. Bên cạnh

đó cần chỉnh sửa cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

- Việc lên bản thảo cần phải lưu ý đến những điều mấu chốt, những câu hỏi có thể được đặt ra ví dụ như:

- Mục tiêu của Video Review sản phẩm này là gì? - Khách hàng là ai?

- Đâu là chủ đề của Video?

- Trọng tâm chính cần đưa vào Video là gì?

- Người xem Video cảm nhận và rút ra được điều gì?

- Muốn khách hàng làm gì sau khi xem xong Video?

1.3. Hiện thực hóa kịch bản

- Sau khi viết xong kịch bản nên chỉnh sửa sao cho kịch bản trở lên hoàn chỉnh nhất và trọn vẹn nhất.

- Bây giờ đã đến lúc truyền tải toàn bộ nội dung ấy lên máy quay để hiện thực hóa kịch bản

- Chuẩn bị một bối cảnh quay đẹp nhất, phù hợp nhất với sản phẩm và quan trọng

là phải có chất lượng ánh sáng tốt nhất. Điều này quyết định phần lớn đến chất lượng

của hình ảnh và sẽ tác động rất nhiều đến thị giác của người xem.

- Có thể sử dụng thêm các loại đèn Flas, Led hay Kino để hỗ trợ ánh sáng - Cũng cần chú ý đến thiết bị quay, đó là một chiếc Smartphone hay là máy quay chuyên dụng, có cần thêm các thiết bị hỗ trợ quay như máy ảnh, giá đỡ, thiết bị chống rung, thanh trượt Microphone, thiết bị thu âm.

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 77

- Chưa đủ thiết bị quay hoặc thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu, có thể thuê

quay phim quảng cáo sản phẩm để giảm bớt gánh nặng công việc và tập trung vào khâu

bán hàng.

2. Quy trình xây dựng kịch bản phim hoạt hình

2.1. Lên kịch bản làm phim hoạt hình 3d – Storyboard

- Kịch bản của phim sẽ được thể hiện thông qua bản vẽ. Đây là giai đoạn quan trọng nhất khi thiết kế đồ họa phim hoạt hình – giai đoạn triển khai ý tưởng thành một

câu chuyện. Nhà thiết kế sẽ triển khai ý tưởng thành các bản vẽ và xem xét câu chuyện có vấn đề khơng. Khi đã chắc chắn nội dung mạch lạc, hấp dẫn sẽ lồng ghép Storyboard

lại với nhau để được một bộ phim hoạt hình 3D hồn chỉnh. (xem Hình 5.2)

Hình 5.2. Lên ý tưởng

2.2. Dựng Layout

- Đây là quá trình tạo vật thể đơn giản. Thiết lập Camera để làm một đoạn phim và trình bày ý tưởng với đoàn làm phim. Dựng Layout là một bước cực kỳ quan trọng

bởi nó ảnh hưởng lớn đến giai đoạn làm phim hoạt hình 3D sau.

2.3. Dựng vật thể trong không gian ba chiều – Modeling

Modeling – dựng vật thể trong không gian ba chiều là bước tạo chuyển động cho vật thể trong không gian ba chiều dựa vào phác thảo. Người dựng phải có khả năng nhìn bản phác thảo và tưởng tượng vật thể đó trong thực tế ra sao để có thể tạo khối chính

xác hơn.

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 78

- Sau khi tạo vật thể trong không gian ba chiều, bước tiếp theo bạn cần là tô màu

và tạo chất liệu để chúng trở nên sống động hơn. Sự sáng tạo cao rất cần ở bước này bởi vì bạn phải tưởng tượng màu da, màu mắt, mũi, miệng, quần áo, mũ,… cho vật thể.

2.5. Tạo xương cho vật thể – Rigging

- Rigging là một bước đặc biệt quan trọng trong quá trình làm phim hoạt hình

3D. Tạo xương cho vật thể giúp nó có thể cử động và diễn xuất như người. Khi gắn xương nên thêm các nút điều khiển để khiến vật thể chuyển động theo ý. (xem Hình 5.3)

Hình 5.3. Tạo xương cho vật thể

2.6. Tạo chuyển động – Animation

- Sau khi vật thể được hồn thiện về hình dáng, màu sắc, kích cỡ,… muốn nó chuyển động thực hiện cơng đoạn Animation. Animation giúp cho vật thể chuyển động sống động hơn.

2.7. Thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh – VFX

- VFX là thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh cho bộ phim hoạt hình 3D. Để thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh vào phim hoạt hình 3D, cần sử dụng kỹ thuật đồ

họa và áp dụng chúng vào mỗi cảnh phim như các vụ nổ, nước, bụi,…

2.8. Ánh sáng, màu sắc và xuất hình ảnh – Lightning và Rendering

- Ánh sáng và màu sắc là yếu tố đặc biệt quan trọng khi làm phim hoạt hình 3D. Đây cũng là bước cuối cùng. Khi vật thể 3D có đầy đủ chất liệu, màu sắc, chuyển động,

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 79

chất và cách ánh sáng tương tác với từng chất liệu. Khi các cảnh đã được thêm âm thanh

và ánh sáng đầy đủ.

Hình 5.4. Ánh sáng, màu sắc

III. TÍCH HỢP DỮ LIỆU HOẠT HÌNH THEO KỊCH BẢN 1. Dữ liệu từ vẽ tay 2D 1. Dữ liệu từ vẽ tay 2D

- Vẽ Storyboard 2D: Dựa trên kịch bản phân cảnh sẽ bắt đầu vẽ Storyboard, đây

là một bản vẽ 2D, thể hiện tất cả mọi thông tin của một cảnh quay của 1 bộ phim sẽ diễn

ra theo diễn tiến như thế nào. Quá trình này cực kỳ quan trọng, nó sẽ cho thấy tồn bộ

q trình của một bộ phim. Trên Storyboard này mình sẽ vẽ tất cả nội dung cần diễn

xuất (Animation) trong đó, thậm chí ghi cả lời thoại, hành động, nhân vật sẽ làm gì. (xem Hình 5.5)

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 80

Hình 5.5. Biểu hiện nhân vật 2. Dữ liệu có sẵn để tạo Intro

- Clean Opener

- Template này là sự lựa chọn lý tưởng cho các mẫu quảng cáo theo hình thức

Pre-roll (là một loại quảng cáo có thanh cuộn cho phép xem trước các quảng cáo, xuất hiện một lần trước khi xem video). Mẫu Intro này là sự kết hợp giữa hình ảnh và thiết kế Typography để tạo ấn tượng với người xem.

Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 81

- Modern Opener With Title

- Mẫu Intro này tập trung vào việc trình chiếu các bức ảnh với hiệu ứng và chuyển động bắt mắt đi kèm với Title được lồng ghép phù hợp.

Hình 5.7. Modern Opener With Title

- Liquid Motion Elements

- Một đoạn Intro đầy màu sắc, năng động và độc đáo kiểu Liquid Motion

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy Thiết kế đồ họa động - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)