CHƯƠNG 3 : SÂU BỆNH HẠI NGƠ
3.2. Phịng trừ bệnh hại ngô
3.2.1. Bệnh đốm lá ngô
a. Triệu chứng
- Đốm lá lớn: Vết bệnh dài dạng sọc hình thoi khơng đều, màu nâu hoặc màu xám
bạc, khơng có quầng vàng, kích thước vết bệnh lớn 6- 15 x 2- 4 mm có khi kéo dài 5- 10 cm; nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau làm cho lá khơ táp, rách tươm ở đoạn chót lá. Bệnh thường xuất hiện từ lá phía dưới lên phía trên. Trên vết bệnh khi trời ẩm thường có một lớp nấm màu đen nhọ
- Đốm lá nhỏ: Vết bệnh lúc đầu như mũi
kim, hơi vàng; sau lan rộng thành hình trịn hay
hình bầu dục, màu nâu hoặc ở giữa hơi xám, có viền nâu đỏ.
b. Nguyên nhân
Do nấm Helminthosporium turcium (đốm lá lớn) và H. maydis (đốm lá nhỏ); Sinh sản vơ tính ngoại sinh cho cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Cành đa bào, không phân nhánh, mọc thành cụm; bào tử phân sinh hình con nhộng có 2- 9 ngăn ngang, màu vàng nâu nhạt.
Hình 3.5: Triệu trứng khơ văn hại ngơ
Nhiệt độ thích hợp 27- 32OC; ẩm độ >60%
c. Đặc điểm phát sinh phát triển
- Nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống và trên tàn dư cây bệnh dưới dạng bào tử phân sinh và sợi nấm.
- Bệnh phát triển mạnh trên chất đất nghèo dinh dưỡng, cây ký chủ suy dinh dưỡng.
- Các giống ngô nhập nội bệnh khá nặng. d. Biện pháp phịng chống - Bố trí đất đai thích hợp cho từng giống ngô. - Dọn sạch tàn dư cây bệnh - Bón đầy đủ N, P, K kết hợp chế độ nước.
- Có thể sử dụng thuốc hóa học khi cây bị bệnh q sớm
3.2.2. Bệnh khơ vằn hại ngô
a. Triệu chứng
Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô tạo ra các vết bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây.
Vết bệnh lan từ các bộ phận phía gốc cây lên tới áo bắp và bắp ngô, bông cờ làm cây, lá úa vàng tàn lụi, khô chết bắp thối khô. Vết bệnh khô vằn ngô cũng tương tự vết bệnh khô vằn hại trên lúa
b. Nguyên nhân
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Nấm này là lồi nấm đa thực có phổ ký chủ rất rộng (lúa, ngơ, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà chua, bông, cải bắp, đậu đỗ, bèo tây,....).
c. Đặc điểm phát sinh phát triển
Bệnh gây hại ở các vụ ngô đông, xuân và hè thu. Ở vụ ngô xuân bệnh hại nặng thường phát sinh vào thời kỳ 6 - 7 lá, sau đó phát triển mạnh tăng nhanh tỷ lệ bệnh vào thời kỳ ra bắp đến thu hoạch làm khô chết cây con, hoặc thối hỏng bắp ngô.
Bệnh hại nghiêm trọng trên các giống ngô mới như LVN - 10, DK - 888, Bioseed 9681,v.v.....
Các yếu tố thời vụ, chế độ tưới nước, mức bón phân đạm, mật độ gieo trồng đều có ảnh hưởng tới mức độ nhiễm bệnh khơ vằn trên ngô.
Thời vụ gieo muộn (vụ xuân), tưới nhiều, bón phân đạm quá nhiều (trên 12 kg N/sào Bắc bộ), một độ trồng dầy (> 2.500 cây/sào Bắc bộ) đều có thể nhiễm bệnh khơ vằn ở mức cao hơn so với thời vụ gieo sớm, bón đạm vừa phải, cân đối và trồng mật độ thấp hơn (1.700 cây/sào).
Hình 3.6: Triệu trứng ung thư ngơ
d. Biện pháp phịng chống
- Chọc lọc trồng những giống ngơ ít nhiễm bệnh, hạt giống tốt, gieo đúng thời vụ. Mật độ trồng vừa phải, không trồng quá dầy, tránh úng đọng nước.
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tiêu huỷ các tàn dư thân lá cây ngô bệnh sau thu hoạch. Làm đất, ngâm nước ruộng để diệt trừ nguồn bệnh là hạch nấm và tàn dư trong đất.
- Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc Validacin 5SL (1,5 l/ha); Tilt super 300ND0,1% ( 0,4 l/ha); Rovral 50WP - 0,2% (1,5 kg/ha). Phun 2 - 3 lần cách nhau 10 ngày, kết hợp tỉa bóc lá bệnh khơ chết trên cây.
- Bón chế phẩm Trichoderma vào đất trước khi gieo trồng hoặc pha nước tưới gốc sau khi cây con đã mọc, phun vào gốc, mặt đất và cây con khi chớm có bệnh trên đồng ruộng.
3.2.3. Bệnh ung thư ngô
a. Triệu chứng
Bệnh phá hoại tất cả các bộ phận trên mặt đất. Đặc trưng của bệnh là tạo các u sưng nên gọi là ung thư ngô. Ban đầu là một bọc nhỏ màu trắng, nhẵn, lớn dần thành hình bất định, phình to nhiều khía cạnh, màu trắng bên trong là khối rắn màu vàng trắng sau biến thành màu đen, dễ bóp vỡ, đó là khối bào tử hậu.
b. Nguyên nhân
Do nấm Ustilago zeae Ung;
Sợi nấm màu nâu đen, sinh sản chính
cho bào tử hậu. Bào tử hậu hình cầu màu đen, khơng có gai, tồn tại bền vững
c. Đặc điểm phát sinh phát triển
Nhiệt độ thích hợp 27 – 30oC, ẩm độ > 90%.
Trong điều kiện dinh dưỡng tốt bệnh tiến triển nhanh. Giống ngơ nhập nội bị bệnh thì tiến triển nhanh hơn.
d. Biện pháp phòng chống
- Kiểm dịch thực vật là quan trọng nhất
- Khi bị bệnh thì tiêu hủy cây bệnh bằng cách nhổ đem đốt hoặc chôn vùi sâu.
THỰC HÀNH
1. Thực hành một số biện pháp phịng trừ sâu xám hại ngơ
* Địa điểm thực hiện: ruộng ngô * Tổ chức thực hiện:
Tổ chức cho học viên thực hành theo nhóm thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa theo hướng dẫn dưới đây:
TT Nội dung Phương pháp tiến hành
1 Bắt giết Bắt giết vào buổi sáng sớm 2 Sử dụng thuốc hóa
học Rắc thuốc Vibaba 10H, Vinetox 5 H, Vicarp 4H. Sử dụngtheo hướng dẫn
2. Thực hành một số biện pháp phịng trừ sâu đục thân hại ngơ
TT Nội dung Phương pháp tiến hành
1 Vệ sinh đồng ruộng Lựa chọn loại đèn có cường độ ánh sáng mạnh. Đặt bẫy vào thời điểm 19 -23 giờ
2 Xử lý tiêu hủy, xử lý
tàn dư Sau khi thu hoạch dọn sạch ruộng hoặc phơi đốt để diệtsâu non, nhộng. 3 Sử dụng thuốc hóa
học Rắc thuốc Diazinon 10% hoặc Vicarp 4H, Vinetox 5 Hlên ngọn cây ngô, hoặc nách lá khi ngài xuất hiện
3. Thực hành một số biện pháp phòng trừ rệp hại ngô
TT Nội dung Phương pháp tiến hành
1 Bẫy đèn diệt trưởng thành
Làm sạch cỏ trong ruộng ngô xung quanh bờ để tránh rệp từ các ký chủ lan sang.
2 Sử dụng thuốc hóa
học Khi rệp phát sinh nhiều có thể dùng thuốc như Vibaba50ND, VifelND 1,5 -2,0 lít/ha
4. Nhận biết và phân biệt bệnh hại lúa
* Mục đích
Phân biệt các bệnh hại chủ yếu trên ngô.
* Cách tiến hành
Tổ chức nhóm 3 – 5 học viên thu thập triệu chứng phân loại, xác định bệnh hại theo hướng dẫn dưới đây:
TT Tên công việc Cách thực hiện
1 Thu thập mẫu Khảo sát trên toàn ruộng thu thập các mẫu triệu chứng. 2 Nhận biết bệnh thông
qua các triệu chứng
- Dùng panh gắp mẫu bệnh đặt trên khay. - Quan sát mẫu bệnh bằng mắt thường.
- Điều chỉnh kính lúp ở vị trí nhìn rõ nhất và quan sát mẫu bệnh.
- Mô tả các đặc điểm riêng biệt của các triệu chứng - Đối chiếu với hình vẽ, ảnh mẫu xác định loại bệnh hại
* Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Thu thập không đầy
đủ triệu chứng Khảo sát không đầy đủ. Tuân thủ quy định lấy mẫu. 2 Mô tả triệu chứng
bệnh không đúng.
Mẫu quá cũ không đặc trưng
Lấy mẫu mới, chú ý bảo quản
3 Xác định sai bệnh hại Mẫu khơng điển hình.
Mẫu héo So sánh đối chiếu với ảnhmẫu. Gửi mẫu về phịng thí nghiệm phân tích.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Trình bày triệu chứng tác hại, quy luật phát sinh gây hại và biện pháp phịng chống đối với các lồi sâu, bệnh hại ngô: sâu xám, sâu đục thân ngô, rệp ngô, bệnh khô vằn, đốm lá, ung thư ngô?
2. Thực hiện nhận biết và trừ sâu bệnh hại ngô bằng các biện pháp phù hợp