CHƯƠNG 6 : SÂU BỆNH HẠI CÂY CÔNG NGHIỆP
6.1. Phòng, trừ sâu bệnh hại cây đậu tương, lạc
6.1.4. Bệnh héo rũ lạc, đậu đỗ
a. Triệu chứng
- Héo rũ gốc mốc đen: Cổ rễ và gốc thân ngầm sát mặt đất có vết bệnh màu nâu, biểu bì nứt vở, thối mục, cành lá héo cong, mất sắc bóng, hơi xanh vàng, cổ rễ thâm mục, trên vết bệnh bao phủ một lớp nấm mốc đen, nhổ cây dễ đứt, bó mạch hóa nâu.
- Héo rũ gốc mốc trắng: Cây bệnh héo rũ, xanh vàng hoặc hơi vàng, cổ rễ và thân ngầm bị bệnh có vết bệnh màu nâu thối mục, khô xác, nhổ cây lên cây dễ dứt gốc. Trên gốc cây bệnh mọc một lớp nấm trắng đâm tia lan rộng ra cả mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình trịn nhỏ như hạt cải màu trắng về sau có màu nâu.
b. Nguyên nhân
- Héo rũ gốc mốc đen: Do nấm Aspergillus niger gây hại; họ Aspergillaceae; bộ Plectascales, lớp nấm túi.
Sợi nấm đa bào màu vàng nâu. Sinh sản vơ tính cho cành bào tử phân sinh đơn bào, hữu tính cho bào tử túi; bào tử túi đơn bào hình bầu dục, màu nâu đen.
- Héo rũ gốc mốc trắng: Do nấm Sclerotium rolfsii Sacc Thuộc nhóm nấm trơ gây hại. Sợi nấm trắng, hạch non màu trắng, hạch già màu nâu, hình trịn, nhẵn. Là loại ký sinh đa thực phá hoại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Nấm xâm nhập trực tiếp qua biểu bì hoặc qua vết thương xây xát.
c. Đặc điểm phát sinh, phát triển
Nguồn bệnh nằm trong tàn dư cây bệnh rơi rớt trên đồng ruộng, nằm trong đất. Nhiệt độ thích hợp 25 - 30OC; ẩm độ 80%
Chân đất trũng, đất bị đóng váng sau khi mưa bệnh dễ phát sinh.
Chân đất bạc màu, cát; bón phân chuồng chưa hoai mục diễn biến bệnh nhanh, tác hại lớn.
Giai đoạn phù hợp nhất là giai đoạn ra hoa đâm tia.
d. Biện pháp phòng chống
Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh, Đất trồng phải thoát nước sau khi mưa,
Luân canh cây trồng
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khơng bón phân chuồng chưa hoai mục, khơng sử dụng tàn dư năm trước.
Phát hiện sớm có thể dùng thuốc hóa học phun vào gốc.