CHƯƠNG 5 : SÂU BỆNH HẠI CÂY ĂN QUẢ
5.1. Phịng trừ sâu bệnh hại cây có múi
5.1.2. Rệp sáp nâu mềm (Rệp sáp hình rùa)
a. Triệu chứng
Phá hại trên các chồi cam quýt, chủ yếu là các chồi bánh tẻ. Do rệp sinh sản mạnh nên số lượng cá thể trên cành lá rất lớn, thường phủ kín bề mặt thân chồi bánh tẻ, có khi chồng lợp lên nhau. Sự phá hại của rệp làm cho các chồi cam quýt co rúm, quăn queo, cây sinh trưởng còi cọc rồi chết dần mòn. Đặc biệt loài rệp này bài tiết rất nhiều sương mật, thường làm cho các cành lá phía dưới bị ướt đẫm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh muội đen phát triển mạnh. Hiện tượng này có ảnh hưởng xấu đến hoạt động quang hợp của cây, càng làm cho cây thêm suy yếu.
b. Đặc điểm hình thái
Khác với lồi rệp nẻ mơng nâu, rệp cái trưởng thành của lồi này cơ thể có hình bầu dục tương đối đều đặn (gần như đối xứng hai bên) và có màu nâu sẫm, hơi ánh xanh tối. Mặt lưng rệp vồng lên, nhất là khi rệp mang trứng, cơ thể rệp căng mọng, mặt lưng láng bóng.
Ổ trứng rệp rất xốp và mịn, có 3 - 4 rãnh dọc thẳng và nhiều mép gờ ngang lượn sóng. Ổ trứng rệp lớn dần theo số lượng trứng được đẻ ra, kích thước thường lớn gấp 1,5 lần về chiều ngang; 2 - 2,5 lần về chiều dọc so với cơ thể rệp mẹ. Khi đã đẻ hết trứng, rệp mẹ chết, xác kho tóp và che lấy miệng ổ trứng. Lúc này viền quanh cơ thể rệp mẹ cũng có một lớp tua sáp màu trắng.
Rệp non mới nở rất nhỏ, dài khoảng 0,1mm; có màu xanh nhạt, lúc này có thể thấy rõ một đơi râu đầu và 3 đôi chân, chưa phân biệt được đực, cái. Sau 2 lần lột xác, rệp đực bước vào giai đoạn nhộng. Vỏ sáp phủ trên mình nhộng có hình bầu dục, trong mờ, trên đó có một đường vịng đồng tâm và một số đường ngang màu trắng đục.
c. Quy luật phát sinh gây hại
Khác với loài rệp vảy ốc, rệp sáp nâu mềm có khả năng di chuyển khơng những ở thời kỳ rệp non mới nở, mà cả ở giai đoạn chuẩn bị đẻ trứng. Rệp đực tuổi nhỏ sống ở mặt dưới lá và chúng thường tập trung ở một số lá nhất định, trên các lá khác rất ít.
d. Biện pháp phịng chống
Trong các vườn cam quýt, các loài rệp hại thường phân bố tại một số “ổ” nhất định, cần điều tra phát hiện kip thời để loại trừ nguồn rệp ngay từ đầu bằng cách cắt bỏ những cành lá nhiều rệp. Việc tiêu diệt rệp trên cành, lá, tốt nhất là dùng các loại thuốc lân hữu
cơ nội hấp như Bitox 40EC với nồng độ 0,1% hoặc tẩm vào cành ở nồng dộ 1%. Có thể phun Ofatox 400EC ở nồng độ 0,1 - 0,2%.