Phòng trừ sâu bệnh hại nhãn vải

Một phần của tài liệu Giáo trình phòng trừ dịch hại (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 5 : SÂU BỆNH HẠI CÂY ĂN QUẢ

5.2. Phòng trừ sâu bệnh hại nhãn vải

5.2.1. Bọ xít hại nhãn, vải

a. Triệu chứng

Gây hại trực tiếp trên hoa và quả non, gây hiện tượng thui hoa và rụng quả non, khiến năng suất quả giảm sút nghiêm trọng. Tuỳ theo mật độ bọ xít, nhất là bọ xít non, các chùm hoa nhãn vải có thể bị chết thui từng phần hay toàn bộ. Hiện tượng chết thui có thể xảy ra từ giai đoạn nụ hoa và cả khi hoa đã nở. Các chùm nụ và hoa bị hại đều khô héo, sau chuyển sang màu nâu đen. Các chùm quả khẳng khiu, trơ trụi, chỉ cịn sót lại một ít quả nhỏ là biểu hiện điển hình của các vườn nhãn, vải bị lồi bọ xít này gây hại nặng.

b. Đặc điểm hình thái

Trưởng thành là một loại bọ xít khá lớn với chiều dài, chiều rộng cơ thể khoảng 24,5 và 14,3 mm. Lúc mới hố trưởng thành, bọ xít có màu nâu đất, mặt bụng cơ thể được bao phủ bởi một lớp bột sáp dầy màu trắng như vơi. Theo thời gian, bọ xít chuyển dần sang màu nâu vàng nhạt, trên đó có thể xuất hiện một số vệt đốm màu sẫm.

Trứng bọ xít nhãn có dạng hình cầu, nhẵn, kích thước khá lớn với đường kính khoảng 2,3 mm lúc mới đẻ, trứng có màu xanh nõn chuối hoặc xanh ngọc trong, bóng. Theo thời gian trứng chuyển sang màn xanh đục.

Bọ xít non có 5 tuổi lúc mới nở có chiều dài, chiều rộng cơ thể khoảng 6,3 và 4,5mm, cơ thể màu đỏ tươi, nhưng chỉ sau vài giờ chúng biến sang màu tím xám. Từ tuổi 2 trở đi, bọ xít non có màu đỏ nâu với đường viền cơ thể màu đen. Sang tuổi 5 (đẫy sức) ngồi đơi mầm cánh hiện rõ, lớp bột sáp bao phủ cơ thể dày hơn khiến cơ thể có màu xám mốc.

Hàng năm vào quãng cuối tháng 2, đầu tháng 3, bọ xít trưởng thành rời chỗ qua đơng trong các cành lá rậm rạp di chuyển lên các chồi non, mang nụ hoa để kiếm ăn, bổ sung dinh đường sau khoảng 5 tháng qua đông khi thời tiết ấm dần lên, nhiệt độ khoảng 250C, hoa nhãn bắt đầu nở cũng là lúc bọ xít bắt đầu ghép đơi giao phối.

Trong tháng 4, mật độ bọ xít non tuổi nhỏ có khi lên đến 40 - 50 con/cành. Bọ xít non có tập tính giả chết, khi bị khua động, chúng tiết mùi hơi và bng mình rơi xuống phía dưới. Bọ xít non có 5 tuổi, mỗi tuổi kéo dài chừng 11 - 12 ngày, nên tổng thời gian phát triển của pha bọ xít non chiếm tới 55-60 ngày.

d. Biện pháp phòng chống

Chọn những ngày khơ ráo, rét đậm, dùng sào có móc rung mạnh các cành cây làm bọ xít rơi xuống để bắt giết. Biện pháp này tuy tốn công nhưng rất hiệu quả và an tồn với mơi trường.

Để diệt được nhiều bọ xít hơn, có thể dùng một số loại thuốc trừ sâu phun trùm lên tán cây. Một số loại thuốc thuộc nhóm Carbamát như Sevin, Mipein, đặc biệt một số thuốc thuộc nhóm Pyrethroid như Decis, Sherpa

5.2.2. Nhện lông nhung hại vải

a. Triệu chứng

Triệu chứng điển hình là mặt dưới lá, trên quả có 1 lớp lơng nhung màu vàng nâu đến nâu thẫm, lá nhăn nheo và dầy. Khi bị hại nặng cây không phát triển được, nụ và quả bị rụng.

Ban đầu, khi mới bị hại vết hại có màu xanh hơn bình thường, đồng thời xuất hiện các lơng dài và mảnh có màu trắng bạc, sau đó 3 - 4 ngày lớp lông này chuyển sang màu nâu nhạt rồi nâu đậm. Lúc này lá bị nhăn nhúm.

Khi lá già hoặc lớp lông nhung chuyển sang màu nâu thẫm nhện chuyển sang các lá non khác để sinh sống. Vết hại trên quả cũng tương tự như trên lá. Nhưng khi bị hại nặng quả không lớn được và rụng sớm.

Trên cây bị nặng, cây có thể khơng có quả hoặc rất ít quả, lộc hè, thu rất ít và ngắn

b. Đặc điểm hình thái

Nhện nhỏ, hình củ cà rốt màu trắng ngà, chiều dài 0,12 - 0,17mm, phía cuối cơ thể thon dần. Phía trước cơ thể có 2 đơi chân, vuốt chân lơng 5 hàng. Trên mặt lưng có 70 - 72 ngấn cắt ngang

c. Đặc điểm phát sinh gây hại

Nhện phát sinh gây hại quanh năm nhưng mạnh nhất vào vụ xuân khi có các đợt lộc xuân. Nhện trưởng thành di chuyển đến các chồi non nhờ gió, bám vào cơn trùng hoặc tự di chuyển đến lộc non. Nhện đẻ trứng từng quả rải rác trên các lá non, quả non và nụ hoa. Thời gian phát dục của trứng 2,5 ngày, nhện non tuổi 1 là 2 - 3 ngày, nhện non tuổi 2 là 6 ngày, thời gian trưởng thành trước đẻ trứng là 1,5 ngày. Vòng đời 13 - 19 ngày

- Vệ sinh: ngắt bỏ những lá, cành lộc bị lông nhung ra khỏi vườn trước khi lông nhung chuyển sang màu vàng nâu.

- Bón phân cân đối, giảm tới mức thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ dịch hại vì chúng có thể tiêu diệt kẻ thù tự nhiên của nhện lông nhung.

- Khi phun thuốc cần phun đúng lúc lộc non đang nhú. Một số thuốc hố học có thể sử dụng hiện nay gồm Pegasus 0,1%; Ortus 3SC 0,1%; Regent 0,1% với liều lượng 600 - 800 lít/ha. Chú ý phun ướt đều 2 mặt lá, nhất là mặt dưới lá lộc.

THỰC HÀNH

1. Thực hành một số biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa

* Địa điểm thực hiện: vườn cây ăn quả * Tổ chức thực hiện:

Tổ chức cho học viên thực hành theo nhóm thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa theo hướng dẫn dưới đây:

TT Nội dung Phương pháp tiến hành

1 Bắt giết Bắt giết vào buổi sáng

2 Bây trưởng thành Đặt đèn có ánh sáng mạnh từ 18-21 giờ 3 Sử dụng thuốc hóa

học

Bitox 40EC, nồng độ 0,1 - 0,15%; Ofatox 400 EC, nồng độ 0,1 - 0,2%; Trebon 10 EC, nồng độ 0,05 - 0,1%

2. Nhận biết và phân biệt bệnh hại cây có múi, nhãn, vải

* Mục đích

Phân biệt các bệnh hại chủ yếu trên cây ăn quả

* Cách tiến hành

Tổ chức nhóm 3 – 10 học viên thu thập triệu chứng phân loại, xác định bệnh hại theo hướng dẫn dưới đây:

TT Tên công việc Cách thực hiện

1 Thu thập mẫu Khảo sát trên toàn ruộng thu thập các mẫu triệu chứng.

2 Nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng

- Dùng panh gắp mẫu bệnh đặt trên khay. - Quan sát mẫu bệnh bằng mắt thường.

- Điều chỉnh kính lúp ở vị trí nhìn rõ nhất và quan sát mẫu bệnh.

- Mô tả các đặc điểm riêng biệt của các triệu chứng - Đối chiếu với hình vẽ, ảnh mẫu xác định loại bệnh hại

* Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa

TT Hiện tượng Ngun nhân Cách phịng ngừa

1 Thu thập khơng đầy đủ triệu chứng

Khảo sát không đầy đủ.

Tuân thủ quy định về lấy mẫu.

2 Mô tả triệu chứng bệnh không đúng.

Mẫu quá cũ không đặc trưng

3 Xác định sai bệnh hại Mẫu khơng điển hình. Mẫu héo

So sánh đối chiếu với ảnh mẫu. Gửi mẫu về phịng thí nghiệm phân tích.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Trình bày triệu trứng, quy luật phát sinh và biện pháp phòng chống một số sâu bệnh hại cây có múi, hại nhãn vải.

2. Thực hiện nhận biết và trừ sâu bệnh hại cây có múi, hại nhãn vải bằng các biện pháp phù hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình phòng trừ dịch hại (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)