CHƯƠNG 6 : SÂU BỆNH HẠI CÂY CÔNG NGHIỆP
6.1. Phòng, trừ sâu bệnh hại cây đậu tương, lạc
6.1.1. Sâu cuốn lá đậu tương
a. Triệu chứng và mức độ gây hại
Sâu non nhả tơ kéo hai mép lá hoặc dính xếp hai lá giáp nhau lại tạo thành tổ rồi nằm trong đó gây hại. Sâu non ăn phần thịt lá để lại gân lá.
Sâu cuốn lá gây hại nặng vào giai đoạn cây 2 - 4 lá kép sẽ làm giảm năng suất đáng kể. Tỷ lệ cây bị hại thường cao, có lúc lên tới 80%, thậm chí 100%, mỗi cây có từ 3 - 4 lá bị hại, năng suất giảm 30%.
b. Hình thái
Trưởng thành: cơ thể màu vàng da cam. Cánh trước màu vàng xám. Trên cánh trước có 3 đường vân ngang lượn sóng màu nâu đậm. Cánh sau màu vàng nhạt. Đầu hơi trịn, râu đầu dài, hình sợi chỉ. Trên lưng ngực trước có lớp lơng dày màu vàng. Trong 3 đơi chân thì đơi chân giữa phát triển nhất. Bụng có chín đốt.
Ngài đực dài: Hình thái tương tự như con cái, màu sắc đậm hơn con cái. Bụng dài hơn bụng con cái.
- Sâu non: có 5 tuổi, màu sắc và kích thước thay đổi tuỳ theo tuổi.
- Nhộng: dài 11,05 ± 0,64 mm, rộng 2,86 ± 0,08 mm màu nâu, mầm chân, mầm cánh màu nâu nhạt. Mắt kép màu nâu đen, mầm cánh kéo dài tới đốt bụng thứ tư, mầm vòi kéo dài tới đốt bụng thứ năm. Cuối bụng có bốn gai màu nâu đen.
- Trứng: Lúc mới đẻ, trứng có màu trắng đục, sau chuyển sang màu vàng.
c. Đặc điểm phát sinh gây hại
Trưởng thành hoạt động ban đêm, mạnh từ 19 - 21 giờ đêm. Ban ngày ẩn nấp dưới tán lá hoặc cây cỏ quanh bờ ruộng. Khi bị khua động, trưởng thành bay từng đoạn ngắn (khoảng hơn 1m) rồi lại ẩn nấp. Chúng thường tìm đến những chùm hoa đã nở để hút mật.
Sâu non mới nở có màu xanh hơi vàng, ít di chuyển sau đó nhả tơ cuốn mép lá gập lại thành tổ hoặc dính mép lá sát nhau thành tổ nằm trong đó phá hại. Sâu non ăn phần thịt lá để lại gân chính. Ban ngày sâu nằm trong tổ chập tối mới chui ra khỏi tổ chuyển sang vị trí khác rồi nhả tơ gập lá làm thành tổ mới.
Nhộng thường nằm trong kén mỏng, lúc đầu kén nhộng có màu trắng đục, sau chuyển sang vàng nhạt, nâu vàng đến nâu đậm.
Vịng đời trung bình 25,73 ± 1,62 ngày.
Đậu tương trồng xen lạc mật độ sâu cuốn lá và tỷ lệ hại cao hơn ở đậu tương trồng thuần và xen ngơ. Đậu tương vụ xn có mật độ và tỷ lệ bị sâu cuốn lá hại cao hơn vụ hè.
Sâu cuốn lá đậu tương thường bị 4 lồi cơn trùng ký sinh, 12 lồi côn trùng và nhện lớn bắt mồi ăn thịt.
Hình 6.1. Sâu đục quả đậu tương
1. Trưởng thành; 2. Trứng; 3. Đầu đến ngực giữa sâu non; 4. Đốt bụng
Sử dụng các giống chống sâu cuốn lá. Bảo vệ các lồi thiên địch của sâu cuốn lá.
Có thể dùng thuốc Fipronil 800WG, nồng độ 0,1% và Cypermethrin 25EC, độ 0,15%.