Phòng trừ sâu bệnh hại cà chua, khoai tây

Một phần của tài liệu Giáo trình phòng trừ dịch hại (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 4 SÂU BỆNH HẠI RAU

4.3. Phòng trừ sâu bệnh hại cà chua, khoai tây

4.3.1 Sâu đục quả cà chua

a. Triệu chứng

+ Sâu khoang (S. litura): Sâu khoang hại lá là chính. Lúc nhỏ chúng sống tập trung gần ổ trứng, gặm ăn chất xanh để lại biểu bì. Khi lớn dần thì cũng dần dần phân tán, tuổi 3 đã phân tán gần hết, lúc này sâu cắn thủng hoặc khuyết thành mảng. Khi cà chua có quả thì sâu đục quả để ăn. Sâu thườngđục từ cuống quả vào bên trong ăn phần thịt quả

+ Sâu xanh (H. armígera): Trên cây cà chua sâu xanh H. armígera phá hại búp non, nụ, hoa, quả; cắn đứt cuống quả làm quả rụng. Sâu còn đục vào thân cây, cắn điểm sinh trưởng, làm rỗng thân cây.

Khi sâu hại trên quả cà chua xanh thì thường đục từ giữa quả vào, vết lỗ đục gọn không nham nhở. Sâu thường chui 1/2 phía đi vẫn ở bên ngồi, phân sâu bám bên ngồi quả. Khi quả đã già và chín thì sâu thường đục từ cuống quả và chui vào nằm gọn bên trong. Khi đó phân khơng đùn ra bên ngồi. Những quả cà chua bị hại có thể bị rụng hoặc gặp trời mưa thì bị thối nhanh chóng. Chất lượng quả giảm sút, ăn có mùi hơi

+ Sâu xanh (H. assulta): Triệu chứng gây hại trên cây cà chua rất giống với sâu H. armígera,

chỉ khác là vết lỗ đục của sâu khơng gọn mà nham nhở, có những vết bẩn khi sâu đã chui vào bên trong quả.

Khi trời mưa quả dễ bị thối hơn. Mặt khác, khi sâu ăn lá để lại các lỗ thủng trên lá, khi đục trên quả thì theo hình xốy trôn ốc. Tuổi 4, 5, 6 chủ yếu phá hại nụ quả.

b. Quy luật phát sinh gây hại

Vụ xuân hè bị hại nặng. Trong vụ Đông sớm từ giai đoạn sau trồng đến khi cây bắt đầu ra nụ, sự gây hại của các loài sâu xanh và khoang đều thấp, sâu bắt đầu xuất hiện với mật độ cao khi cây bắt đầu có hoa và gây hại mạnh nhất khi cây thu quả rộ. Còn trong vụ

Xuân Hè các loài sâu đục quả xuất hiện sớm ngay sau trồng. Đầu vụ sâu khoang hại mạnh hơn, xong tới giữa vụ sự gây hại của sâu khoang không nặng bằng 2 loài sâu xanh

Trưởng thành đẻ trứng trên lá non, ngọn, và trên nụ hoa. Giai đoạn trứng kéo dài 3- 5 ngày, sâu non phát triển trong 19-28 ngày và giai đoạn nhộng 10-15 ngày

Mật độ sâu ở lứa tháng 5-6 thường có mật độ thấp hơn 2 lứa sau. Sự phát sinh số lượng của 2 lứa sau phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của tháng 7,8. Nhiệt độ cao và ít mưa là điều kiện thích hợp nhất cho sâu non phát triển. Nếu năm nào vào thời gian này nhieet độ thấp và ẩm độ cao thì sâu phát triển ít.

c. Biện pháp phịng chống

- Trước vụ trồng cà chua có thể trồng cây dẫn dụ để thu hút ba loài sâu hại này đến để tiêu diệt chúng nhằm giảm bớt sâu hại trên cà chua.

- Làm bả độc để thu hút tiêu diệt trưởng thành trước đẻ trứng. Với sâu xanh thì có thể

sử dụng axit oxalic hoặc oxalat amonium trộn nước đường và 1% thuốc trừ sâu Dipterex hoặc Padan. Với sâu khoang thì làm bẫy chua ngọt gồm: 4 phần mật mía (hoặc nước đường 50%) + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước chứa 1% thuốc trừ sâu Dipterex hoặc Padan.

- Thường xuyên thu nhặt và hái những quả cà chua bị sâu đục để giảm bớt sự lây lan và sự tích luỹ số lượng sâu trên đồng ruộng.

- Sử dụng ong ký sinh Trichogramma dendrolimi. Sử dụng một số loại thuốc sinh học phịng trừ sâu đục quả cà chua có hiệu lực tốt như Delfin, Xentary, Tập kỳ, các chế phẩm Bacillus thuringiensis (Bt). Ngoài ra các chế phẩm NPV cũng rất hiệu quả. Với sâu khoang hiệu lực trừ sâu của Bt kém hơn (ngoài đồng diệt được 30 - 50% số lượng sâu), nhưng khi phun phối hợp với thuốc trừ sâu khác thì hiệu quả tốt. Người ta cũng đã thí nghiệm dùng NPV-P để trừ sâu khoang có kết quả tốt.

- Khi mật độ sâu cao thể sử dụng một số loại thuốc hoá học cho hiệu lực trừ sâu đục quả caao cao nhưng ít độc và có thời gian phân giải nhanh Decis, Trebon, Sherpa, Pegasus, Ethylthiometon, Fenvalerate vào khoảng 45 ngày trước thu hoạch

4.3.2. Bệnh sương mai cà chua, khoai tây

a. Triệu chứng

Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở rìa lá tạo thành vết xám xanh nhạt sau đó lan rộng vào phiến lá. Phần giữa vết bệnh chuyển màu nâu đen và xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng xốp bao phủ như một lớp mốc trắng như sương muối làm cho lá chết lụi nhanh chóng.

Bệnh khi hại ở cuống lá, cành và thân lúc đầu là vết nâu hoặc thâm đen, sau lan rộng bao quanh và kéo dài thành đoạn. Bệnh làm cho thân cành thối mềm và dễ gãy gục.

b. Quy luật phát sinh gây hại

Nguồn bệnh lây lan trên đồng ruộng là bào tử phân sinh và sợi nấm.

Nhiệt độ thích hợp là 18 – 220C (<100C hoặc >280C bệnh không xuất hiện); ẩm độ cần cho sự xâm nhập là bảo hịa, ẩm độ cho sự phát triển khơng nhỏ hơn 76%.

Mức độ phát sinh phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào mùa vụ, giống cũng như đất đai, phân bón. Nói chung vụ đơng xn bị nặng hơn vụ hè thu; đất trũng, đất xấu, tầng canh tác mỏng dễ nhiễm bệnh nặng; bón nhiều N, ít kali thì nhiễm bệnh càng nặng.

c. Biện pháp phòng chống

- Sử dụng giống sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh cao. - Thu dọn tàn dư cây bệnh ngay sau khi thu hoạch.

- Thực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý.

- Chế độ tưới nước vừa phải tránh ứ đọng nước trên ruộng.

- Gieo trồng với mật độ vừa phải; tỉa cành, lá tạo độ thơng thống trên đồng ruộng. - Khi cần thiết phải phun thuốc hoá học.

4.3.3. Bệnh héo vàng, héo xanh cà chua, khoai tây

a. Triệu chứng

- Bệnh héo xanh: ban ngày lá cây bệnh mất màu nhẵn bóng, tái xanh héo cụp xuống, nhưng chập tối và trong đêm có thề hồi phục lại. Các lá bị héo rũ rất ít bị vàng. Thời kỳ đầu cây bệnh có thể héo rũ một cành, một số cành. sau đó mới héo rũ tồn cây. - Bệnh héo vàng: Đặc trưng của bệnh này là các lá dưới bị vàng trước sau đó vàng lan lên các lá trên. Cây bị nhiễm bệnh các lá bị vàng, héo sau đó cây chết.

b. Quy luật phát sinh gây hại

- Bệnh héo xanh Vi khuẩn: Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện mưa ẩm, gió bão, nóng lực, nhiệt độ tương đối cao 28 - 350C. Bệnh hại nặng ở vụ thu đông và xuân hè.

- Bệnh héo vàng

+ Nấm phá hại nặng trong điều kiện ấm và ẩm. Nhiệt độ đất từ 25 - 300C và ẩm độ quá cao kết hợp với cây sinh trương yếu thích hợp cho chúng xâm nhập và phát triển. + Nguồn bệnh tồn tại trong đất dạng sợi nấm, bào tử phân sinh lớn và bào tử hậu.

+ Bón phân khơng cân đối thừa đạm, thiếu lân hoặc kali làm cây yếu dễ nhiễm bệnh.

c. Biện pháp phòng chống - Vệ sinh đồng ruộng tốt

- Dùng các chế phẩm Trichoderma bón vào đất trước khi trồng.

- Dùng thuốc hóa học: Khi bệnh héo vàng xuất hiện và phát triển có thể sử dụng

các loại thuốc như Rovral 50 W P, Ridomil MZ.

THỰC HÀNH

1. Thực hành một số biện pháp phòng trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hại rau

* Địa điểm thực hiện: vườn cây rau * Tổ chức thực hiện:

Tổ chức cho học viên thực hành theo nhóm thực hiện các biện pháp phịng trừ sâu đục thân lúa theo hướng dẫn dưới đây:

1 Bắt giết Bắt giết vào buổi sáng sớm 2 Sử dụng thuốc

hóa học Sử dụng các chế phẩm Bt từ vi khuẩn Bacillus thuringiensiskết hợp với các thuốc hóa học theo liều khuyến cáo như Padan, Trebon, Regent, Sherpa,fatox…

2. Nhận biết và phân biệt bệnh hại rau, dưa chuột, bầu bí, cà chua

* Mục đích: Phân biệt các bệnh hại chủ yếu trên rau

* Cách tiến hành: Tổ chức nhóm 3 – 5 học viên thu thập triệu chứng phân loại, xác

định bệnh hại theo hướng dẫn dưới đây:

TT Tên công việc Cách thực hiện

1 Thu thập mẫu Khảo sát trên toàn ruộng thu thập các mẫu triệu chứng. 2 Nhận biết bệnh

thông qua các triệu chứng

- Dùng panh gắp mẫu bệnh đặt trên khay. - Quan sát mẫu bệnh bằng mắt thường.

- Điều chỉnh kính lúp ở vị trí nhìn rõ nhất và quan sát mẫu bệnh.

- Mô tả các đặc điểm riêng biệt của các triệu chứng - Đối chiếu với hình vẽ, ảnh mẫu xác định loại bệnh hại

* Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa

TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa

1 Thu thập không đầy đủ triệu chứng

Khảo sát không đầy đủ. Tuân thủ quy định về lấy mẫu. 2 Mô tả triệu chứng

bệnh không đúng. Mẫu quá cũ không đặctrưng Lấy mẫu mới, chú ý bảo quản 3 Xác định sai bệnh

hại Mẫu khơng điển hình.Mẫu héo So sánh đối chiếu với ảnh mẫu.Gửi mẫu về phịng thí nghiệm phân tích.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Trình bày triệu trứng, quy luật phát sinh và biện pháp phòng chống một số sâu bệnh hại rau, bầu bí, cà chua và khoai tây.

2. Thực hiện nhận biết và trừ sâu bệnh hại rau, bầu bí, cà chua và khoai tây bằng các biện pháp phù hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình phòng trừ dịch hại (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)