Quảng Bình là tỉnh nằm ở ven biển Bắc Trung Bộ, cách Thủ đơ Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh bởi dãy Hồnh Sơn chiều dài 129 km, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chiều dài 75 km, phía Đơng giáp biển Đơng chiều dài 116,04 km, phía Tây giáp Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào bởi dãy Trường Sơn có chiều dài 201,87 km. Nét đặc biệt là Quảng Bình ở vào nơi hẹp nhất của lãnh thổ nước ta. Ở vị trí trung độ của cả nước, là nơi giao thoa các đặc thù lãnh thổ miền Bắc và miền Nam, có các trục lộ lớn của quốc gia xuyên suốt chiều dài của tỉnh; có đường quốc lộ 1A và 2 nhánh Đơng, Tây đường Hồ Chí Minh và đường sắt chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Bắc đến Nam, quốc lộ 12 nối với Lào theo hướng Đơng Tây; có cửa khẩu Cha Lo, cảng Nhật Lệ, sơng Gianh và cảng biển Hịn La, Quảng Bình có điều kiện tiếp cận, tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến, đây là một lợi thế trong phát triển và giao lưu trao đổi sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp với cả nước và trong khu vực.
Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm huyện Minh Hóa, huyện Tun Hóa, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới. Dân số trung bình năm 2020 là 901.984 người, mật độ dân số đạt 113 người/km2, dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và đồng bằng, mật độ dân số các huyện thành phố như sau: Đồng Hới 737 người/km2; Thị xã Ba Đồn 639 người/km2; Quảng Trạch 233 người/km2; Lệ Thủy 100 người/km2; Bố Trạch 86 người/km2; Quảng Ninh 75 người/km2; Tuyên Hóa 68 người/km2 và Minh Hóa 34 người/km2. Dân số nằm trong độ tuổi lao động là 629.023 người, chiếm 61.27% dân số tồn tỉnh.
Diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 805.186 ha, với 2 hệ đất chính là hệ phù sa (ở đồng bằng) và hệ feralit (ở vùng đồi núi) với 15 loại thuộc 5 nhóm khác nhau. Đất gị đồi chiếm khoảng 170.000 ha, thuận lợi để phát triển cây cơng nghiệp, lâm nghiệp và chăn ni. Tồn tỉnh có 633.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 447.873 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, độ che phủ đứng thứ 2 toàn quốc. Vùng đất cát ven biển có diện tích rộng lớn thuận lợi cho việc ni trồng thủy sản, trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và du lịch, nghỉ dưỡng.
Nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn nên Quảng Bình có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn ren quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tài nguyên biển phong phú, đa dạng, có giá trị về nguồn lợi hải sản, giao thơng, du lịch...Bờ biển có nhiều danh thắng đẹp. Hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên nhiều cảng biển, bãi tắm và các điểm nghỉ ngơi, giải trí kỳ thú như cửa Nhật Lệ, Cảnh Gianh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy...Thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 100 nghìn tấn và nguồn lợi hải sản biển đa dạng phong phú về lồi, có những lồi q hiếm, có giá trị cao như: tơm hùm, tôm sú, hải sâm, mực ống, mực nang, san hơ...Tại đây có thể hình thành một tổng thể kinh tế biển bao gồm các ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cảng và dịch vụ cảng, nông- lâm nghiệp, du lịch, khai thác khống sản ven biển.
Quảng Bình có nhiều loại khống sản, có loại q trữ lượng lớn như vàng, chì, titan, pyrit, kẽm...và một số khống sản phi kim loại như cao lanh, đá vơi, đá mable, đá grait... có trữ lớn tới hàng tỷ tấn, cát thạch anh 30 triệu m3 . Các loại khống sản phi kim loại có điều kiện phát triển cơng nghiệp sản xuất xi măng sành sứ, thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Suối nước khống Bang có nhiệt độ sơi 1050 c là nhân tố thuận lợi để phát triển ngành cơng nghiệp nước giải khát chữa bệnh. Có thể xây dựng nơi đây thành một quần thể du lịch, khu điều dưỡng và khu du lịch sinh thái.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư
Quảng Bình được xem là vệ tinh kinh tế, có vai trị quan trọng, là động lực để phát triển khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2021 đạt 11%/năm; năm 2021 đạt 4,83%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế có những bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nơng, lâm, ngư nghiệp. Thu nhập bình qn đầu người được cải thiện đáng kể và dần thu hẹp khoảng cách với thu nhập bình quân đầu người của cả nước, đạt 35 - 37 triệu (tương đương 1.200 - 1.400 USD), bằng 90% bình quân chung cả nước.
Về nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng bình quân
thời kỳ 2015-2021 là 5,5%/năm; năm 2021 là 3,41%. Trong nông nghiệp tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp từng bước gắn với thị trường và chế biến, các yếu tố của một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều, bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc. Sản xuất lúa được mùa toàn diện và tăng qua các năm. Lâm và ngư nghiệp có thể được coi là những thế mạnh của tỉnh, đã và đang được chú trọng đầu tư, đặc biệt là ngành thủy sản đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Về cơng nghiệp: Quảng Bình đang từng bước đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp dựa vào lợi thế về tài nguyên, khẳng định là ngành kinh tế trọng tâm, tạo động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, đạt mức cao nhất từ trước đến nay; năm 2021 đạt 6,83%. Đã hình thành được ngành cơng nghiệp chủ lực sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết là xi
măng. Nhiều nhà máy đi vào sản xuất có hiệu quả như: xi măng Sơng Gianh, bia Hà Nội- Quảng Bình, xi măng Áng Sơn I, Áng Sơn II, sản xuất giấy Kraft và một số dự án khác đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tăng trưởng phát triển bền vững. Các khu công nghiệp khu kinh tế của tỉnh đã và đang thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư. Sản xuất cơng nghiệp đang có sự đầu tư theo hướng cơng nghệ hiện đại, tăng giá trị các ngành có thế mạnh và điều kiện phát triển.
Quảng Bình có nhiều làng nghề nổi tiếng, hình thành và phát triển gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Xã Cảnh Dương (Quảng Trạch), xã Bảo Ninh, xã Quang Phú (Đồng Hới) được biết đến như những làng nghề chế biến nước mắm hảo hạng; làng Thọ Đơn, xã Quảng Văn (Quảng Trạch) nổi tiếng với sản xuất các mặt hàng mây tre đan; chiếu cói làng An Xá (Lệ Thủy); nón lá Quy Hậu (Lệ Thủy), Thổ Ngọa (Quảng Trạch); rèn đúc làng Mai Hồng (Bố Trạch)...Chương trình phát triển tiểu thủ cơng nghiệp và ngành nghề nông thôn được chú trọng; một số nghề truyền thống được khôi phục, phục vụ nhu cầu tiêu dùng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện nhu cầu người lao động.
Về dịch vụ: Hệ thống giao thơng vận tải Quảng Bình khá phát triển với đầy đủ
các tuyến giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế, tăng cường mối giao lưu nội tỉnh là liên tỉnh, đồng thời thông thương với Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực.
Cơ sở kinh doanh phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về chủng loại hàng hóa, thực hiện tốt chức năng giao lưu trao đổi, phục vụ nhu cầu dân sinh.
Hoạt động xuất khẩu giữ được mức tăng trưởng khá. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, sản phẩm đa dạng hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2015- 2021 đạt gần 400 triệu USD, tăng bình quân 19,5%/năm; năm 2020 đạt 140,5 triệu USD, năm 2021 đạt 138,3 triệu USD.
Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh. Về cảnh quan thiên nhiên, đứng đầu là quần thể Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, năm 2013 Quảng Bình đã tổ chức thành cơng lễ kỷ niệm 10 năm Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới
và Lễ hội Hang động Quảng Bình năm 2013; biển và bờ biển Quảng Bình có nhiều bãi cát, bãi tắm đẹp, phong cảnh trời nước, núi non quyện chặt vào nhau làm đắm say lòng du khách. Trong những năm gần đây lượng khách du lịch tăng bình quân 10-12%/năm. Tuy nhiên sang đến năm 2020, 2021, dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng lớn do dịch Covid-19. Riêng doanh thu lưu trú năm 2021 chỉ ước tính đạt 90 tỷ đồng, giảm 46,7% so với năm trước. Số lượt khách lưu trú ước tính đạt 259.676 lượt khách, giảm 51,4%. Tuy nhiên với tiềm năng du lịch sẵn có, khi đất nước bước sang giai đoạn thích ứng an tồn với dịch bệnh, tình hình phát triển du lịch ở Quảng Bình sẽ sớm được khởi sắc và phục hồi.
Mơi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đang được tiến hành cải thiện một cách mạnh mẽ, tạo điều kiện để khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế nâng cao năng lực thu hút đầu tư trong và ngồi nước.
Quảng Bình bao gồm 6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, trong đó có 2 huyện miền núi và rẻo cao, có 159 xã, phường, thị trấn. Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh.
Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ, tập trung khá đông ở vùng duyên hải, dọc các tuyến giao thông quan trọng nhiều nhất ở thành phố Đồng Hới, Thị xã Ba Đồn và các thị trấn của các huyện. Quảng Bình có 89% dân tộc Kinh, cịn lại là các dân tộc thiểu số. Có trên 58% dân số trong độ tuổi lao động. Kết cấu dân số Quảng Bình vào loại trẻ nên nguồn lao động của tỉnh khá phong phú. Tồn tỉnh hiện có 640 trường và cơ sở giáo dục- đào tạo, với nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống dạy nghề đã có những bước phát triển đáng kể về cả chất lượng và số lượng. Các trường đại học, dạy nghề đang được đầu tư cả về chiều sâu lẫn quy mô, chất lượng giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phụ vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện hóa đất nước.
Cơng tác giải quyết việc làm được quan tâm; các nguồn lực, các chương trình dự án để giải quyết việc làm được tập trung huy động và lịng ghép cùng với chương trình quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giai đoạn 2015- 2021 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 2,8 vạn lao động. Số hộ nghèo toàn tỉnh giảm đáng kể năm 2021 chiếm tỷ lệ 13,86%, giảm 3,5% so với năm trước.
Quảng Bình có các khu kinh tế, khu cơng nghiệp và cụm điểm tiểu thủ công nghiệp như sau:
- Khu kinh tế cảng biển Hịn La: diện tích 98 ha (giai đoạn 1) được thiết kế quy hoạch phục vụ phát triển các ngành như Nhiệt điện, cơ khí ơ tơ, giấy và một số ngành dịch vụ cảng biển, du lịch.
- Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới: diện tích 63 ha, được thiết kế quy hoạch cho các ngành: Phân bón, vật liệu xây dựng, may mặc…
- Khu cơng nghiệp Bắc Đồng Hới: diện tích 150 ha, quy hoạch cho các ngành sản xuất cơ khí, thanh nhơm định hình, vật liệu xây dựng, phân bón…
- Khu cơng nghiệp Tây Bắc Quán Hàu, huyện Quảng Ninh diện tích 100 ha. - Khu kinh tế thương mại Cửa khẩu quốc tế Cha Lo: Phục vụ giao lưu trao đổi hàng hóa với các nước Lào, Thái Lan.
Ngồi ra các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề cũng được quy hoạch đầu tư xây dựng như: Thuận Đức, Bắc Nghĩa, Tân Sơn, Phú Hải - Đồng Hới, đồng thời thực hiện các bước để tiếp tục đầu tư cụm công nghiệp Cam Liên - Lệ Thủy, Quảng Thọ - Quảng Trạch, Lưu Thuận - Tun Hóa và một số cụm cơng nghiệp khác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mặt bằng phát triển sản xuất kinh doanh, giảm ô nhiềm mơi trường.
Tuy là tỉnh có điểm xuất phát thấp về kinh tế nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, sự điều hành năng động của chính quyền, sự tham mưu đắc lực của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và sự nổ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân, Quảng Bình đã vươn lên mạnh mẽ để phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Quảng Bình kiên trì mục tiêu tiếp tục chuyển dịch mạnh hơn nữa cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tập trung đầu tư vào các ngành, vùng trọng điểm, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nhất là nhân dân khu vực miền núi và vùng sâu, phấn đấu đưa tỉnh Quảng Bình “phát triển nhanh và bền vững”.