quán triều Nguyễn, 1992, tr. 47]. Các học giả người Pháp từ L. Cardière cho đến H. Parmentier hầu như khơng ghi chép gì về lũy thành này. Điều đáng nói, sau năm 1975, khơng biết lý do gì mà một số học giả Việt Nam đã đồng nhất lũy cũ Hoàn Vương với phế lũy Lâm Ấp trên đỉnh Hoành Sơn [Trần Văn Tuấn, 1995]; [Tạ Đình Hà, 1998].
Kết quả khảo sát cho thấy, lũy cũ Hoàn Vương thuộc dạng trường lũy, diễn tiến trên một đoạn đường dài, ven theo các triền đồi và có hình chữ “L” theo chiều từ tây sang đông, từ núi Thành Thang đến khu vực Phù Lưu, Trung Thuần (xã Quảng Lưu) ra vùng Quảng Tiến, cho đến xã Quảng Châu hiện nay với chiều dài hơn 5km (BV 2). Tại
khu vực gia đình ơng Cao Xn Tồn, nhận thấy đoạn lũy này dài khoảng 20m, chân lũy rộng 3m, mặt lũy rộng 60cm, mặt lũy cao hơn mặt ruộng xung quanh từ 1,8 đến 2m [Phạm Văn Triệu, 2007, tr. 792].
Quan sát thực tế từ núi Hành Điện8 đi xuống hướng đông nam, chúng ta sẽ thấy được những vết tích cịn lại của lũy cũ Hồn Vương. Có thể chia hệ thống lũy này ra thành 3 tuyến:
Tuyến 1: Xuất phát từ phía trên Rú Cẩm (hợp tác xã Vĩnh Sơn, Quảng Thạch) chạy ngang qua đội 4 (Hợp tác xã Trung Vân, Quảng Lưu), tuyến này làm lá chắn cho khu vực núi Hành Điện, chiều dài của lũy khoảng 1.200m.
Tuyến 2: chạy dọc cánh đồng đội 4, 5, hợp tác xã Trung Vân, Quảng Lưu ra giáp đội 6, tuyến này dài khoảng 2.000m.
Tuyến 3: chạy từ phía dưới đội 6 quanh ra đội 9 hợp tác xã Trung Vân, tuyến này dài khoảng hơn 2.000m [Nguyễn Mậu Linh, 1993, tr. 30].
Lũy cũ Hoàn Vương được đắp chủ yếu bằng đất, có đoạn do tận dụng địa hình tự nhiên nên đất đắp lũy là đất đồi laterite (BA 7), có đoạn được đắp đất sét vàng, thuần
(BA 8) (khu vực xóm 7, thơn Vân Tiền), rải rác một vài nơi có nền móng đá tự nhiên
hoặc được kè bằng đá. Theo hiện trạng, toàn bộ tuyến lũy khơng cịn ngun dạng bởi sự canh tác của người dân địa phương, đặc biệt là trong công tác thủy lợi, làm cho nhiều nơi bị đào sâu, cắt ngang như ở đoạn con mương và đập thủy lợi thôn Vân Tiền, Trung Thuần (Quảng Lưu). Mặc dù vậy, người dân ở đây vẫn còn lưu truyền tên gọi “lũy” và cho rằng, trước đây lũy đất rất cao và chạy dài liên tục, chứ không như bây giờ. Chính điều này, cộng với việc chưa tiến hành khai quật khảo cổ nên gây khó khăn