sử liệu có ghi chép về việc sáp nhập vùng đất này vào nhà Lý năm 1069 nhưng dấu vết khảo cổ chưa cho thấy sự kiểm soát thật sự của vương triều Lý đối với vùng đất này.
ở trong thành, lúc này, nó có thể là trị sở của phủ Tân Bình. Đến thời hậu Lê (thế kỷ XV – XVI), vùng đất này vẫn được gọi là phủ Tân Bình và tịa thành này là nơi đặt Vệ Trấn Bình với tên gọi Ninh Viễn thành. Bên cạnh đó, dưới thời Trần, Lê (trước thế kỷ XV), thành nhà Ngo, cùng với thành Cao Lao Hạ được xem là những chốt chặn, phên dậu vững chắc của Hóa Châu thành [Dương Văn An, 2009, tr. 89].
Trong tình hình tư liệu hiện nay, chúng ta chưa thể xác định niên đại xây dựng của thành Nhà Ngo nhưng chủ nhân đầu tiên của tòa thành này là người Champa thì khơng thể phủ nhận.
2.1.1.2. Các di tích đền tháp Champa
Quảng Bình là địa bàn cực bắc của vương quốc Champa trong lịch sử, nơi tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ Trung Hoa (thời kỳ Bắc thuộc, trước thế kỷ X) và Đại Việt (sau thế kỷ X). Theo sử liệu Việt Nam vùng đất này ứng với ba châu Bố Chính, Địa Lý và được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt thời Lý vào năm 1069. Vì là vùng địa đầu của vương quốc ở phía bắc, nơi thường xuyên diễn ra các cuộc va chạm quân sự, lại sớm sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt nên ở tỉnh Quảng Bình hiện nay, số lượng di tích đền tháp khơng nhiều và tất cả đều là phế tích. Trên cơ sở các tài liệu đã công bố, kết hợp với khảo sát thực địa, chúng tôi thống kê được trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay có 8 di tích liên quan đến các đền tháp Champa.
Phụ lục 2: Bảng thống kê các di tích đền tháp Champa ở Quảng Bình
T DI TÍCH KHAI QUẬT ĐẠI1 Chùa Hang