T DI ÍCH KHAI QUẬ ĐẠI 1Chùa Hang
2.3.1. Công tác bảo quản, trùng tu, tơn tạo di tích
Hoạt động bảo quản di tích: hoạt động này chủ yếu nhằm giữ gìn cho di tích khơng bị xâm thực của những thực vật ký sinh và khói hương (nhang) ảnh hưởng đến di tích. Vốn ngày xưa người Chăm chỉ thắp sáng trong các kalan (đền tháp) bằng đèn, cúng bằng trầm và cúng bằng nước... cho nên trên mỗi ô cửa giả và hai bên cửa ra vào của các đền tháp ln có những ơ nhỏ hình tam giác hoặc hình chữ nhật được khoét sâu vào tường khoảng 20cm để đặt các đèn thắp sáng. Khi người Việt tiếp cận khu đền tháp này đã đưa văn hóa của mình vào di tích, những nén tâm hương đã khiến cho các ngơi tháp vốn chật hẹp trở nên nghi ngút khói hương và vơ tình đã làm đen các bức tường của di tích. Dù cho Ban quản lý di tích đã khuyến khích mỗi người chỉ thắp một nén hương và hạn chế thắp hương trong các đền tháp, và sử dụng máy hút khói hoạt động hết cơng suất nhưng mấy trăm năm qua khói hương đã làm đen tồn bộ các viên gạch bề mặt phía trong các tháp.
Hoạt động tu bổ di tích: Các cơng trình kiến trúc ở đây đã trải qua hàng thế kỷ và chịu nhiều sự bào mòn của thiên nhiên, của con người và sự tàn phá của chiến tranh. Cho đến nay chúng ta vẫn lúng túng trong những giải pháp bảo tồn và trùng tu tháp cổ Champa, đặc biệt là những giải pháp về sử dụng vật liệu và kỹ thuật. Mà theo đánh giá của các nhà chun mơn, cái khó nhất đối với việc trùng tu các tháp Chăm chính là tìm được vật liệu (cụ thể là gạch và chất vữa) và kỹ thuật (cụ thể là cách thức xây gạch)
thích hợp vì kỹ thuật làm gạch và xây tháp Chăm xưa vì những lý do mang tính lịch sử đã thất truyền từ lâu. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, di tích văn hố Champa đã trải qua một số lần trùng tu tôn tạo. Lần thứ nhất người Pháp trùng tu vào những năm thập niên 30 của thế kỷ XX. Sau đó, những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, chúng ta đã tiếp tục trùng tu để bảo tồn những ngôi tháp cổ. Đến nay, những viên gạch tuy cũng được chồng khít lên nhau, trơn nhẵn nhưng đã bị rêu bám. Do lúc này chúng ta vẫn chưa nghiên cứu nhiều về cách chế tạo những viên gạch Chăm xốp, nhẹ, mịn và chưa biết chính xác chất kết dính giữa các viên gạch như thế nào. Vì vậy, chúng ta phải khoét lỗ nhỏ giữa viên gạch cho xi măng vào để chúng kết dính với nhau và đặc điểm kết cấu khiến cho các viên gạch ngấm nước đã tạo môi trường thuận lợi cho những thực vật ký sinh như Rêu, Dương xỉ sinh sống và phát triển trên những viên gạch sử dụng trùng tu tháp.
Trong q trình trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử- văn hóa Chăm, để đảm bảo tính chân xác trong q trình bảo tồn, gìn giữ nguyên gốc của các di sản của quá khứ, các nhà khoa học, quản lý đã vận dụng sáng tạo rất nhiều phương pháp khác nhau trong thi công như: việc sử dụng phương pháp tái định vị, thu thấp hiện vật để trưng bay; phương pháp so sánh tương tự đối với các tháp Khơ me, bảo quản các yếu tô gốc, phục hồi một số bộ phận và làm mơ hình mái để bảo vệ phần dưới mặt bằng; sử dụng hóa chất để diệt cây cỏ mọc trên tháp và làm mái che mưa nắng, nghiên cứu các thành phần và kỹ thuật nung gạch, vật liệu (xi măng, dầu rái, bời lời)- các chất đảm bảo chất kết dính giữa các viên gạch khi xây ở các đền tháp, hay phương pháp mài gạch trong thi công, hoặc nung gạch khi đã xây. Ngồi ra, các nhà khoa học cịn tiến hành việc khai quật khảo cổ học ở một số di tích Chăm làm tư liệu phục vụ cho công tác bảo tồn lâu dài
Công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hoá Chăm cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế. Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước ta đã có chủ trơng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố của các dân tộc an hem. Được sự đầu tư kinh phí của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu lịch sử, văn hố Champa. Các cơng trình nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, điêu
khắc đền tháp, các tác phẩm văn học dân gian Chăm lần lượt ra đời. Các cơng trình nghiên cứu về văn hoá Champa của các học giả, các luận văn cao học, luận án tiến sĩ đặc biệt là chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về văn hố Champa là những bước khởi đầu quan trọng trong vấn đề xã hội hoá việc bảo tồn di ỉan văn hoá Champa. Đặc biệt là trong thời gian qua các cơ quan chức năng, các cơ sở văn hố thơng tin, các đoàn nghệ thuật ở tỉnh đã chú trọng đến việc khai thác các loại hình căn hố nghệ thuật truyền thống, nghiên cứu và ứng dụng các chất liệu văn nghệ dân gian vào nghệ thuật biểu diễn, từng bước hình thành nên “diện mạo” sân khấu Champa đặc sắc, đậm đà. Điệu múa Chàmrông (được phát triển từ điệu múa quạt Champa) đi vào chương trình biểu diễn của các đồn nghệ thuật chun nghiệp và nghiệp dư ở nhiều địa phương, đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các hội thi.
Hoạt động tơn tạo di tích: Cùng với cơng tác tu bổ di tích, tơn tạo di tích trong 5 năm gần đây ở các di tích văn hố Champa thực sự là một tín hiệu đáng mừng và đạt hiệu quả mỹ quan đối với môi trường cảnh quan ngày một rõ rệt. Những bãi đất trống được trồng cỏ thìa ba lá, các cây xanh, cây cảnh được nhân viên cây xanh chăm bón, tưới nước hàng ngày. Đến nay, di tích đã thực sự xanh - sạch - đẹp và hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Nói đến di sản văn hố là nói đến những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học bao gồm di tích lịch sử- văn hố, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Cịn cơng tác bảo tồn là hoạt động bao gồm từ nghiên cứu, thăm dò, khai quật khảo cổ nhằm phát hiện, thu thập các giá trị văn hố cịn tiềm ẩn chưa được khai thác đến việc bảo quản, tu bổ, phục hồi, tơn tạo những giá trị hiện có nhằm phịng ngừa và vẫn hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng xuống cấp, thất thoát mà vẫn giữ được những yếu tố ngun gốc vốn có của các di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Như vậy, bảo tồn di sản văn hóa vật thể Champa cũng khơng ngồi mục đích lưu giữ các giá trị văn hóa Chăm tồn tại ở dạng vật thể có được điều kiện trường tồn với dân tộc và nhân loại, khơng chỉ làm nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú mà cịn góp phần làm cho nên văn hóa nhân loại thêm hương, thêm sắc.