Thuận lợi và và khó khăn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể Champa ở Quảng Bình

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể champa ở quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 92)

T DI ÍCH KHAI QUẬ ĐẠI 1Chùa Hang

3.2. Thuận lợi và và khó khăn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể Champa ở Quảng Bình

văn hóa vật thể Champa ở Quảng Bình

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, nhiều khu kinh tế, công nghiệp được xây dựng; bên cạnh đó, việc xây dựng các cơng trình dân sinh diễn ra rầm rộ trên mọi miền đất nước trong đó có dải đất miền Trung. Các phế tích Champa cho đến nay được biết đều được xây dựng trên các địa bàn có vị trí thuận lợi dễ bị thương tổn trong q trình phát triển kinh tế. Chính vì thế các phế tích kiến trúc Champa cần được đặc biệt chú ý bảo tồn và cần có kế hoạch nghiên cứu tường tận trước mắt và lâu dài phục vụ cho việc phát triển của đất nước.

Như trên đã trình bày, phế tích kiến trúc Champa có số liệu nhiều, quy mơ lớn, ẩn chứa hiện vật phong phú, cung cấp nhiều thông tin về quá khứ của nền văn hóa Champa. Để bảo tồn và phát huy giá trị của mỗi phế tích trước hết mỗi địa phương có loại hình phế tích, cần có các cuộc điều tra khảo sát tường tận, đánh giá giá trị lịch sử văn hóa của mỗi phế tích một cách khoa học. Lập hồ sơ khoa học cho mỗi phế tích để có kế hoạch cụ thể. Những phế tích có giá trị cần được bảo vệ, cần được cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa để giữ gìn và phục vụ mục đích nghiên cứu khai quật sau này. Những phế tích khác cần có hồ sơ khoa học để lưu giữ tài liệu khi vùng đất đó phục vụ cho việc phát triển kinh tế hiện tại.

Mỗi phế tích đều lưu giữ trong lịng đất số lượng hiện vật khá phong phú, gồm nhiều loại hình, chất liệu khác nhau. Nhiều hiện vật hiện nay còn xuất lộ trên mặt đất chưa được chú ý bảo quản, cần có kế hoạch thu hồi các hiện vật liên quan về bảo quản tại các bảo tàng nhằm mục đích trưng bày, giới thiệu rộng rãi.

Cần có kế hoạch khai quật khảo cổ học các phế tích nhằm thu hồi hiện vật bảo quản trong các bảo tàng. Những phế tích nào có giá trị khoa học cần được bảo quản tại chỗ, trùng tu tơn tạo làm nên một địa chỉ văn hóa mới tại địa phương góp phần quảng bá văn hóa Chămpa với nhân dân dân trong nước và khách quốc tế, phục vụ du lịch văn hóa tại địa phương.

Những phế tích kiến trúc Champa là một phần của lịch sử văn hóa Champa, cần ứng xử loại hình di tích này cũng như các loại hình di tích lịch sử văn hóa khác, đó chính là động lực để phát huy giá trị văn hóa của quá khứ trong đời sống văn hóa đương đại hiện nay.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể champa ở quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w