1.7.6.1. Thực trạng việc dạy học hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo
Qua việc khảo sát quá trình giảng dạy của giáo viên về nội dung hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo tơi thấy
- Lượng kiến thức trong các nội dung hoạt động ở các lớp phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ
- Trẻ nhận biết và gọi tên, phân biệt được các hình (khối) và vận dụng những kiến thức đã được học vào trong các trò chơi
Song giáo viên chưa thực sự gây hứng thú học ở trẻ, đồ dùng của cô cần phải đa dạng hơn nữa. Khả năng của trẻ mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết các hình và các khối chứ trẻ chưa phân biệt được các hình và các khối với nhau, trẻ chưa hiểu được đặc điểm tốn học về các hình và các khối. Do đó, giáo viên mầm non cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm nhận thức, điều kiện địa phương của trẻ ở trường mầm non mình đang cơng tác và quan trọng là mỗi giáo viên cần phải nắm vững phương pháp dạy để hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo.
1.7.6.2. Qua phương pháp anket
* Mục đích khảo sát
Tìm hiểu những ý kiến của giáo viên mầm non về thực trạng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng cho trẻ MG ở trường mầm non Hùng Vương- Thị xã Phú Thọ- Tỉnh Phú Thọ.
Nhận thức của giáo viên mầm non về việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo
Bảng 1.3. Nhận thức ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo
STT Giữ vị trí Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ %
1 Rất quan trọng 12 71
2 Quan trọng 5 29
3 Bình thường 0 0
4 Không quan trọng 0 0
Tổng số phiếu: 17
Bảng 1.4. Kết quả thực trạng nhận thức của giáo viên về yếu tố xuất phát từ phía giáo viên có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo
Yếu tố tác động Số lượng Tỷ lệ %
Liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên 7 42
Thao tác với vật trực quan 0 0
Thái độ nhiệt tình 0 0
Cách tổ chức hoạt động 17 100
Bảng 1.5. Những khó khăn giáo viên thường gặp phải trong quá trình thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo
STT Những khó khăn Số lượng Tỷ lệ %
1 Khai thác tư liệu hình ảnh 2 12.5
2 Chọn bài giảng thích hợp 13 81,25
3 Cách sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng 1 6,25
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy: Khó khăn lớn nhất mà giáo viên thường gặp phải khi dạy trẻ hình thành BTHD cho trẻ mẫu giáo là chọn bài giảng thích hợp, nhưng đơi lúc là vì máy móc nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như: mất điện, máy bị treo, vius… và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hồn tồn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.