Nào bé cùng khám phá
3.6. Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm
Trước khi tiến hành TN bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5- 6 tuổi chúng tơi tiến hành đo đầu vào mức độ hình thành BTHD cho trẻ 5- 6 tuổi ở các nhóm thử nghiệm và đối chứng bằng hệ thống bài kiểm tra do chúng tơi xây dựng (Phụ lục 4)
Thơng qua q trình thực hiện bài tập của trẻ chúng tôi ghi lại và phân loại theo tổng số điểm đạt được của mỗi trẻ.
Bảng 3.1. Mức độ thực hiện bài kiểm tra trước thử nghiệm ở hai nhóm thử nghiệm và đối chứng
Số Xếp loại
Nhóm trẻ Giỏi Khá Trung bình Yếu Điểm
TB
SL % SL % SL % SL %
TN 20 11 55 5 25 3 15 1 5 8,15
ĐC 20 10 50 6 30 2 10 2 10 8
Qua bảng 3.1 cho thấy điểm trung bình thực hiện bài kiểm tra trước khi TN hình thành của hai nhóm TN và ĐC tương đối đồng đều, điểm trung bình của nhóm ĐC tuy có thấp hơn nhóm TN một chút.
Bảng 3.2. Mức độ thực hiện bài kiểm tra sau thử nghiệm ở hai nhóm thử nghiệm và đối chứng
Số Xếp loại
Nhóm trẻ Giỏi Khá Trung bình Yếu Điển
TB
SL % SL % SL % SL %
TN 20 15 75 4 20 1 5 0 0 9,15
ĐC 20 13 65 5 25 1 5 1 5 8,9
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy, sau khi TN mức độ hình thành BTHD của trẻ ở nhóm TN đã tăng lên đáng kể và có sự chênh lệch so với nhóm ĐC
Qua bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy mức độ thực hiện bài kiểm tra sau thử nghiệm cao hơn so với kết quả thực hiện trước thử nghiệm. Cụ thể:
Ở lớp TN, tỉ lệ xếp loại giỏi tăng lên 4 trẻ (chiếm 75 %) hơn trước khi TN là 20 %, tỉ lệ khá giảm 1 trẻ chiếm 20 %, tỉ lệ trung bình giảm cịn 5 %. Đặc biệt tỷ lệ yếu sau khi TN là 0 %.
Kết quả thực hiện bài kiểm tra sau TN ở cả hai lớp có tỉ lệ giỏi và khá là rất cao. Lớp TN tỉ lệ giỏi là cao nhất chiếm tới 75 %, Sau thử nghiệm, tỷ lệ trẻ xếp loại trung bình và yếu giảm đi một nửa cịn 5 %. Do đó, có thể nhận định rằng tác động của thử nghiệm mức độ hình thành BTHD của trẻ có sự thay đổi và chênh lệch rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Sự chênh lệch về điểm trung bình thực hiện bài tập giữa hai lớp TN và ĐC cho thấy sự tăng lên về chất lượng hình thành BTHD ở trẻ (Lớp TN A3 tăng 1 điểm, lớp ĐC A2 tăng 0,9 điểm). Mức độ tăng lên ở cả hai lớp là tương đương nhau. Điều này góp phần khẳng định hiệu quả của thử nghiệm tác động.
Để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và mức độ hứng thú nhận thức của trẻ được biểu đạt trong một số tiết học làm quen với các BTHD ở hai lớp TN và ĐC, chúng tôi tiến hành dự giờ và tham gia tổ chức 2 tiết học hình thành BTHD cho trẻ ở cả hai lớp. Đối chứng, quan sát, ghi chép các biểu hiện hứng thú nhận thức trẻ, tổng hợp và đánh giá qua các tiêu chí và mức độ đã xây dựng.
Mức độ thực hiện bài kiểm tra trước và sau thử nghiệm ở hai nhóm TN và ĐC được biểu diễn bằng hình 3.1:
50 5040 40 30 30 25 20 15 10 10 10 5
0 Giỏi Khá Trung Yếu
bình
TN ĐC ĐC
Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra trước thử nghiệm ở lớp 5 tuổi A2 và lớp 5 tuổi A3
80 7570 65 70 65 60 50 40 30 2025 20 10 5 5 5 0 0
Giỏi Khá Trung Yếu
bình
TN ĐC ĐC
Biểu đồ 3.2. Kết quả thực hiện bài kiểm tra sau thử nghiệm ở lớp 5 tuổi A2 và lớp 5 tuổi A3
Qua quá trình thiết kế và sử dụng bài giảng vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo tơi nhận thấy: trẻ tham gia tiết học sôi nổi và hào hứng, giáo án điện tử đã thực sự cuốn hút trẻ.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú khi trẻ tham gia tiết học, chúng tôi đánh giá thông qua bảng 3.3 và bảng 3.4
Bảng 3.3. Bảng xếp loại mức độ hứng thú của trẻ ở hai lớp thử nghiệm và đối
chứng trước thử nghiệm Mức độ Nhóm Số trẻ Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL % SL % SL % TN 20 12 60 6 30 2 10 ĐC 20 11 55 7 35 3 15
Bảng 3.4. Bảng xếp loại mức độ hứng thú của trẻ ở hai lớp thử nghiệm và đối
chứng sau thử nghiệm Mức độ Nhóm Số trẻ Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL % SL % SL % TN 20 15 75 5 25 0 0 ĐC 20 12 60 6 30 2 10
Qua bảng 3.3 và bảng 3.4 mức độ hứng thú của trẻ ở hai lớp thử nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch. Sau thử nghiệm, lớp thử nghiệm có mức độ hứng thú cao đạt 75% so với 60% ở lớp đối chứng (Tăng 15% so với lúc trước thử nghiệm). Tỷ lệ ở mức độ hứng thú trung bình ở hai lớp thử nghiệm và đối chứng giảm đi 5%. Biểu hiện ở mức độ hứng thú thấp chỉ cịn có ở lớp đối chứng với tỷ lệ 10%, khơng có ở lớp thử nghiệm.
Như vậy việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo, giúp trẻ có hứng thú học tập, từ đó mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng cũng được tăng lên.
Mức độ hứng thú nhận thức của trẻ ở hai lớp thử nghiệm và đối chứng trước và sau thử nghiệm được biểu diễn bằng hình sau:
60 6055 55 50 40 35 30 30 20 15 10 10 0 Mức độ Mức độ Mức độ cao trung thấp bình TN ĐC
Biểu đồ 3.3. Mức độ hứng thú của trẻ ở hai nhóm thử nghiệm và đối chứng trước thử nghiệm 80 75 70 60 60 50 40 30 30 25 20 10 10 0 0 Mức độ Mức độ Mức độ cao trung thấp bình TN ĐC
Biểu đồ 3.4. Mức độ hứng thú của trẻ ở hai nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau khi thử nghiệm
Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy mà chúng tơi xây dựng và thử nghiệm vào tiết học hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên đây là kết quả thử nghiệm sư phạm của chúng tôi qua thời gian nghiên cứu đề tài của mình tại trường mầm non Hùng Vương- Thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ. Qua việc xử lí và phân tích kết quả của việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo ở hai nhóm thử nghiệm và đối chứng cho thấy:
Sự khác biệt rõ nét về mức độ hình thành biểu tượng hình dạng của trẻ ở cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng sau thử nghiệm.
Các giáo án điện tử mà chúng tôi đưa ra trong đề tài thích hợp. Việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo của giáo viên lớp thử nghiệm đã thực sự tạo được hứng thú đối với trẻ, phát huy được tính tích cực, chủ động hành động, độc lập suy nghĩ, thực hành giải quyết vấn đề đặt ra góp phần hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ.
Những kết quả thử nghiệm sư phạm khẳng định việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử vào giờ dạy nhằm hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mà chúng tơi xây dựng là có tính khả thi và tính hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo.