c/ Các quyết định về nhãn hiệu
5.1.3. Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm 1 Định nghĩa về chủng loại sản phẩm
5.1.3.1. Định nghĩa về chủng loại sản phẩm
a. Khái niệm
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thơng qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá.
VD: Một cửa hàng tạp phẩm có 4 các chủng loại: Bút, bật lửa, nước hoa và dao cạo;
b. Bề rộng của chủng loại
Là sự phân giải về số lượng mặt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất định: màu sắc, kích cỡ, cơng suất…; nói một cách đơn giản hơn là: mỗi chủng loại sản phẩm là một đơn vị tạo nên bề rộng của chủng loại hàng hóa của DN, theo ví dụ trên thì bề rộng của chủng loại sản phẩm của cửa hàng tạp phẩm là 4;
GVTH- Ngô Thị Lan Hương Page 51 5.1.3.2. Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm
Để phát triển bề rộng của sản phẩm có 2 cách:
- Phát triển chủng loại: có 3 hướng: phát triển lên trên, xuống dưới hoặc theo cả 2 hướng, dựa trên 2 tiêu chí giá và chất lượng;
+ Phát triển xuống dưới: phát triển thêm các chủng loại sản phẩm: với giá thấp và chất lượng thấp; (tẩy, tăm…)
+ Phát triển lên trên: phát triển thêm các chủng loại sản phẩm với mức giá cao hơn và chất lượng cao hơn; (mỹ phẩm, quần áo thời trang…);
+ Phát triển theo cả 2 hướng;
- Bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm: dựa vào bề rộng mà công ty đã lựa chọn (cửa hàng tạp phẩm là 4) à đưa thêm những mặt hàng mới vào trong khn khổ đó.
Ví dụ: bút: Khơng chỉ là bút bi mà còn thêm: bút mực, bút dạ, bút nước đủ màu: xanh, đỏ, đen…