Mục tiêu –ý nghĩa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 39 - 40)

- Muốn hình thành và nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ thơng qua trị chơi đóng kịch thì giáo viên cần phải sưu tầm, xây dựng kịch bản phong phú, đa dạng nhằm khơi dậy ở trẻ sự hứng thú, ham thích và mong muốn được tham gia vào trò chơi. Tạo điều kiện cho trẻ được vận dụng những vốn từ, vốn hiểu biết, tình cảm, cách ứng xử của mình ở các tình huống trong kịch. Từ đó giáo viên có sự điều chỉnh, uốn nắn các cách phát âm, cách ngắt nghỉ giọng và diễn đạt của trẻ theo ý của mình.

- Trẻ thường xuyên luyện tập và giao tiếp qua việc tham gia đóng kịch, từ đó sẽ giúp trẻ ngày càng hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của câu chuyện, hình thành ở trẻ lịng yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp.

2.2.1.2. Nội dung

Giáo viên sưu tầm xây dựng kịch bản phong phú đa dạng mà khi trẻ tham gia đóng kịch có điều kiện được bộc lộ các hành vi ứng xử của mình, từ đó giáo viên điều khiển, điều chỉnh các hành vi của trẻ theo những chuẩn mực đạo đức chung, khơi dậy ở trẻ ham muốn được giao tiếp, được học hỏi và tìm tịi những từ ngữ mới.

2.2.1.3. Tiến hành

- Trước hết giáo viên cần có các kịch bản hoặc xây dựng kịch bản phong phú, đa dạng hướng tới việcphát triển ngơn ngữ.

+ Quan hệ thực: Từ những tình huống nảy sinh trong bàn bạc, thảo thuận chủ đề chơi, cách chơi hay phân nhóm chơi, vai chơi… giáo viên cần gợi ý để trẻ thể hiện được vai chơi của mình, đồng thời giúp trẻ nhận thức được những từ ngữ mới và khó hiểu.

+ Quan hệ chơi: Khi tham gia vào các vai trong kịch bản trẻ phải tuân thủ theo mối quan hệ của các nhân vật với nhau. Như là con cần xưng hơ, nói

chuyện, có hành vi ngoan ngỗn, lễ phép với mẹ. Cô cần chọn nhiều kịch bản để trẻ được trải nghiệm các mối quan hệ trong cuộc sống, trẻ biết được chuẩn mực đạo đức từng vai cụ thể.

+ Trong q trình tổ chức trị chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo nhỡ, giáo viên cần có các kịch bản phong phú đa dạng liên quan đến phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, giúp trẻ luyện tập lời thoại đúng đắn, mở rộng vốn kinh nghiệm sống cho trẻ, giúp vốn từ của trẻ được hình thành và phát triển.

+ Giáo viên chọn kịch bản phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhằm khuyến khích trẻ bộc lộ hành vi giao tiếp, thái độ của mình.

+ Giáo viên khơng nên chọn những kịch bản tẻ nhạt, ít nhân vật, ngơn từ nghèo nàn, hay những kịch bản có hành động bạo lực sẽ làm phản tác dụng. Giáo viên cần khuyến khích để trẻ được nói trong q trình tham gia chơi. Ví dụ như kịch bản: “Mèo đi câu cá”, “Ai đáng khen hơn nhiều”, “Cáo, Thỏ, Gà trống”, “Tích Chu”, “Cây khế”…

+ Kịp thời khen ngợi, động viên những trẻ thuộc lời thoại, tích cực trong khi nhập vai.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w