Trong khi chuyển thể thành kịch bản chúng ta có thể thêm hoặc bớt tình tiết và nhân vật nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm của kịch bản Một vở kịch có thể

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 40 - 43)

có từ 3 đến 4 nhân vật chính, nếu q ít nhân vật thì nó sẽ trở nên tẻ nhạt nhưng quá trình nhiều nhân vật quá thì vở kịch lại trở nên lộn xộn và không rõ trọng tâm, làm phân tán sự chú ý của trẻ.

2.2.2.3. Tiến hành

- Để xây dựng được một kịch bản đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và nghệ thuật, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau đây:

+ Xác định nhân vật: Trong kịch bản vai trị của nhân vật vơ cùng quan trọng, việc xây dựng, sáng tạo các nhân vật ở trong giờ đóng kịch có ý nghĩa rất quan trọng. Việc đóng vai theo cốt truyện khơng chỉ là “kịch hóa nhân vật” những hình tượng con người mà trẻ cịn có thể đóng vai cả những sự vật, hiện tượng, thậm chí cả những tình cảm tâm trạng được miêu tả trong tác phẩm dưới hình thức những vai diễn cá nhân và hình tượng nhân vật tập thể.

Giáo viên phải xác định rõ số lượng nhân vật trong một tác phẩm, q trình phát triển tâm lý, tính cách rõ nét của mỗi nhân vật sao cho phù hợp và làm nổi bật được nội dung tác phẩm.

Ví dụ: Câu chuyện “Chú Dê Đen” có 3 nhân vật chính là Dê Trắng, Sói và Dê Đen.

Tính cách nhân vật: Dê Trắng hiền lành, nhút nhát nên khi gặp Sói thì run sợ và kết quả đã bị Sói gian ác ăn thịt. Sói thì độc ác gian giảo, khi gặp Dê Trắng nó quát lớn, dọa nạt và ăn thịt chú Dê Trắng nhưng khi gặp Dê Đen một nhân vật thông minh, dũng cảm với giọng nói to, rõ ràng và đầy thách thức thì Sói lại run sợ và bỏ chạy.

+ Trong các vở kịch, tính cách của các nhân vật được bộc lộ qua hành động và ngơn ngữ trong đó bao gồm cả ngơn ngữ độc thoại và ngơn ngữ đối thoại và hình thức ngơn ngữ bàng thoại.

Ngôn ngữ độc thoại trong kịch bản thường là những lời giới thiệu, lời dẫn truyện trong truyện kể, đòi hỏi giáo viên phải khéo léo đưa những lời giới thiệu, lời dẫn đó trở thành lời nói của nhân vật cùng với thái độ, cử chỉ, hành động để giúp cho người nghe, người xem có thể hiểu được diễn biến của vở kịch, kịch bản.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Chú Dê Đen” truyện kể mở đầu có đoạn “Có một

chú Dê Trắng đi vào rừng để tìm ăn những chiếc lá non và nước suối mát để uống” nhưng khi chuyển thể sang kịch bản giáo viên có thể chuyển thành lời

của nhân vật: “Ôi mùa xuân thật là đẹp! Mình phải đi vào rừng để kiếm lá

non để ăn và nước suối mát để uống thôi”.

Độc thoại trong kịch bản cũng có thể là những lời giao lưu giữa nhân vật với khán giả.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt” có đoạn anh nơng dân nói với khán giả: “Bà con ơi! Bà con làm chứng cho tôi nhé, lão nhà giàu đã hứa

gả con gái cho tôi rồi đấy…” Khi lời giao lưu được đưa vào trong kịch bản

thì cả diễn viên và khán giả đều cảm thấy rất hào hứng, thích thú và bị cuốn hút vào diễn biến của vở kịch.

Ngôn ngữ đối thoại: đối thoại là quá trình giao tiếp giữa 2 hay nhiều nhân vật với nhau, được phối hợp với cử chỉ, hành động. Với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ MGN nói riêng, chưa phát triển ngơn ngữ đạt đến mức hoàn thiện nên khi chuyển thể kịch bản giáo viên cần chú ý đến ngôn ngữ nhân vật.

Lời thoại phải ngắn gọn, dễ hiểu để diễn đạt đủ câu, đủ ý. Giàu hình ảnh nhằm đảm bảo lời hay ý đẹp. Tránh những câu nói dài dịng, những câu hỏi ép mớm vì điều này sẽ khơng phát huy được tính chủ động sáng tạo, kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ.

Bàng thoại: Là lời nhân vật trực tiếp nói với khán giả nhằm giải thích, lưu ý một chi tiết nào đó trong tác phẩm.

Ngơn ngữ nhân vật kịch phải phù hợp với tính cách của từng nhân vật, nhìn chung nó có những nét nổi bật là: tính hành động, tính khẩu ngữ, tính tổng hợp và tính hàm xúc.

+ Trong khi chuyển thể thành kịch bản chúng ta có thể thêm hoặc bớt tình tiết và nhân vật nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm của kịch bản.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Quả tim khỉ” vì câu chuyện chỉ có 2 nhân vật chính nên chúng ta có thể cho thêm nhân vật Sóc Nâu xuất hiện ở đầu câu chuyện cũng đang đi hái hoa... và rồi để khi kết thúc câu chuyện Sóc Nâu sẽ cùng với Khỉ chơi với nhau.

Mục đích khi đưa những nhân vật này vào là làm cho vở kịch thêm phần sinh động hơn, vui hơn, tránh được sự đơn điệu, tẻ nhạt và phần giáo dục cũng được mở rộng và phong phú hơn.

+ Trong quá trình xây dựng kịch bản giáo viên cần chú ý đến tính kịch. Nếu vở kịch khơng có tính kịch thì khơng hấp dẫn đối với người xem, nhưng đối với truyện kể dành cho trẻ mầm non không phải câu chuyện nào cũng có tính kịch. Vì vậy giáo viên cần phải sử dụng hình thức “cài kịch giữa kịch” để vở diễn thêm phần sinh động và lơi cuốn hơn.

Ví dụ 1: Trong câu chuyện “ Chú Dê Đen” chúng ta dàn dựng để Dê Đen và Nai Con đến cứu bạn (Dê Trắng) và đoạn kịch tính: ba bạn đánh cho Chó sói một trận tơi bời.

Ví dụ 2: Trong kịch bản “Ba chú heo con”. Đoạn Sói chui vào ống khói, 3 chú heo con đang đun nước sơi, hun khói để lừa giết sói, ta khơng nên để Sói rơi liền xuống nồi nước sơi mà để Sói chạy ngược lên ống khói rồi lại rơi xuống, kêu la, rãy rụa, van xin. Mục đích là để cuốn hút sự chú ý của trẻ, tạo nên niềm hưng phấn, sự thích thú, thoả mãn khi Sói độc ác, ranh mãnh bị trừng phạt.

+ Đối với phần kết sau những diễn biến, những sự kiện xảy ra thì tất cả cuối cùng đều được giải quyết theo luật nhân quả và cái kết hậu: ở hiền gặp lành, chính nhân sẽ thắng, báo ân trả ốn.

Ví dụ: Lão địa chủ trong câu chuyện “Quả bầu tiên” sẽ không chết mà được cứu sống và tỏ ra ân hận và lấy của cải chia hết cho người nghèo. Chuyện

“Chú Dê Đen” thì Dê trắng khơng bị Chó sói ăn thịt mà được Dê đen cứu thốt.

Hay câu chuyện “Ba cơ gái” thì Cơ Cả và Cơ Hai sau khi biến thành con rùa, con nhện rồi tỏ ra ân hận, hối cải, được trở lại thành người và từ đó họ đã biết sống biết yêu thương, chăm sóc mẹ và hiếu thảo với mẹ già.

2.2.3.4. Điều kiện vận dụng

- Biện pháp này phù hợp với những câu chuyện có nội dung đơn giản, ít tình tiết.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w