Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ nắm vững cốt truyện và nội dung theo va

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 44 - 45)

- Giáo viên cần có kỹ năng chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản để tổ chức và hướng dẫn trẻ cùng thực hiện.

2.2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ nắm vững cốt truyện và nội dung theo va

2.2.3.1. Mục tiêu – Ý nghĩa

- Hướng dẫn trẻ nắm vững cốt truyện và nội dung theo vai giúp cho trẻ nhập vai diễn hay hơn và tốt hơn, từ đó làm cho trị chơi đạt hiệu quả cao nhất.

- Giúp cho trẻ có cơ hội được giao lưu, nói ra những suy nghĩ của mình về câu chuyện.

2.2.3.2. Nội dung

- Trẻ hiểu và nhớ được nội dung tác phẩm thông qua việc giáo viên kể chuyện và đọc thơ cho trẻ nghe. Việc này được thực hiện chủ yếu trong giờ học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (kể chuyện hay đọc thơ) với thời gian cho mỗi giờ học ở các độ tuổi là khác nhau, với độ tuổi 4 đến 5 tuổi (MGN) thì thời gian cho một tiết học là từ 25 đến 30 phút. Trong khoảng thời gian ấy giáo viên cần giúp cho trẻ hiểu được nội dung của tác phẩm.

2.2.3.3. Tiến hành

- Bước đầu tiên GV kể diễn cảm (đọc diễn cảm) tác phẩm 1 đến 2 lần. Lần đầu kể diễn cảm, lần 2 kết hợp tranh ảnh, đầu đĩa, hoặc rối và mơ hình...

- Bước tiếp theo là GV đàm thoại với trẻ về nội dung tác phẩm. Trước hết sau mỗi lần kể (đọc) tác phẩm xong, GV luôn hỏi và nhắc lại tên tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm để trẻ trả lời nếu trẻ chưa trả lời được hay trả lời chưa chính xác thì GV cần gợi ý để trẻ trả lời. Tiếp theo với hệ thống câu hỏi lôgic dần phức tạp, đó là về từng nhân vật, về sự xuất hiện, tính cách, câu nói, kết quả...

- Chú ý hệ thống câu hỏi đàm thoại với trẻ phải được sắp xếp theo trình tự nội dung của cốt truyện, câu hỏi mang tính sáng tạo để trẻ suy nghĩ trước rồi mới dần gợi ý khi trẻ chưa trả lời được. GV cần biết cách gợi ý để trẻ trả lời được mà thấy như mình tự trả lời được và qua câu hỏi và sự hướng dẫn gợi ý đó trẻ được tư duy và có thêm được cái mới.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” khi GV đã kể diễn cảm 1 đến 3 lần với các hình thức khác nhau. Sau khi GV đã đặt những câu hỏi như: “chúng mình vừa nghe cơ kể câu chuyện gì?, Trong câu chuyện có

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi) thông qua trò chơi đóng kịch (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w