Đặc điểm của trị chơi đóng vai theo chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Trị chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5-6 tuổi

1.3.2. Đặc điểm của trị chơi đóng vai theo chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo

1.3.2.1. Bản chất của trị chơi đóng vai theo chủ đề

Bản chất của TCĐVTCĐ đề là mơ hình hố những mối quan hệ xã hội mà trẻ chịu sự chi phối của chúng. Đó là những quan hệ giữa những ngƣời lớn với nhau trong xã hội đƣợc trẻ quan tâm và trở thành đối tƣợng hành động của chúng

Để hiểu rõ thêm bản chất của TCĐVTCĐ, chúng ta cần chú ý đến một số những đặc điểm đặc thù của TCĐVTCĐ nhƣ sau:

- TCĐVTCĐ bao giờ cũng có “Chủ đề’’ chơi. Đó chính là các mảng hiện thực đƣợc phản ánh vào trò chơi. Chủ đề chơi của trẻ rất đa dạng và phong phú (chủ đề gia đình, bác sĩ, nội chợ...), phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề chơi càng phong phú bấy nhiêu.

- TCĐVTCĐ bao giờ cũng có các vai chơi, các mối quan hệ chơi, hồn cảnh tƣởng tƣợng và trẻ phải “ Đóng vai” tức là ƣớm mình vào vị trí của một ngƣời lớn nào đó, bắt chƣớc hành động của họ để thực hiện các chức năng xã hội. Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Trong vai chơi, trẻ thực

hiện một cơng việc nào đó mang tính chất nghề nghiệp nhƣ: lái xe, dạy học, chữa bệnh, xây dựng...

- TCĐVTCĐ có nội dung chơi mơ phỏng lại cuộc sống xã hội ngƣời lớn, vì vậy nó bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau. Qua đó trẻ đƣợc đóng vai, đƣợc trải nghiệm, đƣợc đặt mình vào vị trí của ngƣời khác, đƣợc hồ nhập trong các mối quan hệ chơi giữa các vai chơi và các mối quan hệ thực với các bạn cùng chơi.

- TCĐVTCĐ mang tính biểu trƣng cao hay còn gọi là chức năng ký hiệu- tƣợng trƣng, các vai chơi, các mối quan hệ chơi và cả đồ dùng đều là giả vờ, mang ý nghĩa tƣợng trƣng. Tuy nhiên, nó lại rất thực đối với trẻ em, vì nó đã phản ánh những điều rất thực đã xảy ra trong cuộc sống. Đó là nhận thức thực hiện thơng qua một hệ thống ký hiệu (tốn học, hố học...). Nhờ đó các chức năng tâm lý bậc cao (tƣ duy, tinh thần, tình cảm...) của trẻ đều đƣợc phát triển tốt.

- TCĐVTCĐ mang tính tự nguyện, tính sáng tạo, tính tự lập cao hơn một số trò chơi khác. Trong TCĐVTCĐ trẻ ln đứng ở vị trí của chủ thể hành động. Từ việc nghĩ ra dự định chơi, lập kế hoạch chơi, chọn bạn chơi, phân vai chơi, tìm kiếm phƣơng tiện chơi phù hợp với dự định chơi ban đầu.... đến việc chủ động thiết lập các mối quan hệ với bạn cùng chơi.

1.3.2.2. Cấu trúc của trị chơi đóng vai theo chủ đề

Mỗi TCĐVTCĐ đều có thành phần cấu trúc nhƣ sau: chủ đề chơi, vai chơi, nội dung chơi, luật chơi

* Chủ đề chơi: là một mảng cuộc sống đƣợc phản ánh vào trò chơi dựa trên biểu tƣợng sinh động của chính trẻ em về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày nhƣ sinh hoạt gia đình, nội trợ, bán hàng, xây dựng... phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng thì chủ đề chơi sẽ càng mở rộng và phong phú. Nhờ có chủ đề chơi nên khi tham gia vào trị chơi, trẻ khơng chỉ biết đƣợc vị trí của mình mà cịn biết vị trí của các bạn cùng chơi và hiểu đƣợc mối quan hệ giữa mình với các bạn thơng qua các mối quan hệ chơi và quan hệ thực trong trò chơi.Nhƣ vậy, chủ đề chơi với tƣ cách là một thành phần cấu trúc của trò

chơi đã tạo điều kiện tốt để TCĐVTCĐ trẻ thành một hoạt động tập thể có mục đích, góp phần tích cực vào việc giáo dục trẻ mẫu giáo.

* Vai chơi: TCĐVTCĐ bao giờ cũng có vai chơi, vai chơi là linh hồn của trị chơi này, chính nhờ đóng vai mà trẻ mới có thể trải nghiệm đƣợc những xúc cảm vui buồn, sung sƣớng, khổ đau... mới hiểu đƣợc thế nào là mẹ, là cô bán hàng, là bác lái xe... Tất nhiên là bằng con mắt và tâm hồn trẻ thơ, nhƣng đó lại là điều hết sức cần thiết để qua đó trẻ học làm ngƣời. Vì vậy, đóng vai chính là con đƣờng dễ nhất giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống của ngƣời lớn, qua đó trẻ tiếp thu đƣợc những tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống cần thiết.

* Nội dung chơi: là những hành động, hành vi ứng xử và các mối quan hệ xã hội mà trẻ nhận thức và phản ánh trong trò chơi. Trong khi chơi, trẻ phải thực hiện các thao tác, các hành vi theo những quy tắc nhất định để hồn thành tốt vai chơi của mình. Vì vậy, việc tái tạo lại những hành động và những mối quan hệ xã hội đa dạng của ngƣời lớn sẽ giúp cho tri thức, kinh nghiệm của trẻ về cuộc sống ngày càng đƣợc củng cố và mở rộng. Nhận thức và kinh nghiệm của trẻ càng mở rộng thì nội dung chơi càng phong phú, nội dung chơi càng phong phú càng tạo cơ hội nhiều hơn để trẻ tiếp thu những tri thức, kỹ năng.

* Luật chơi: Trong TCĐVTCĐ, luật chơi không đƣợc quy định trƣớc một cách rõ ràng mà đƣợc “ẩn giấu” sau các vai chơi để quy định các hành động, thái độ của trẻ phù hợp với từng vai chơi.. Đặc điểm nổi bật trong luật chơi của TCĐVTCĐ là khơng khn cứng và gị bó, nó gắn liền với nhu cầu của trẻ khi mong muốn thực hiện tốt vai chơi của mình, vì vậy khơng làm cho trẻ cảm thấy bị áp đặt mà chấp nhận nó một cách tự nhiên, tự nguyện.

1.4. Giáo dục giới tính cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theochủ đề chủ đề

1.4.1. Vai trị của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc giáo dục giới tính cho trẻ 5-6 tuổi

kinh nghiệm nhẹ nhàng, tự nhiên, khơng gị bó, phù hợp với đặc điểm vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Học bằng cách chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm đi sự căng thẳng, giữ đƣợc sự hồn nhiên ở trẻ. Trong khi đƣợc vui chơi – trải nghiệm – khám phá sẽ giúp trẻ học tập một cách có hiệu quả và nó cịn tạo ra cho trẻ những cơ hội đƣợc vui chơi giải trí trong giờ học. Hiện nay, vai trò của TCĐVTCĐ đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều khuynh hƣớng khác nhau. Theo A.P.Uxova, TC ĐVTCĐ có hai chức năng chính: Chức năng thứ nhất là hồn thiện, củng cố những tri thức và kĩ năng mà trẻ nắm đƣợc trong các giờ học. Trong q trình chơi trẻ khơng chỉ tái hiện những tri thức, kĩ năng đã nắm đƣợc mà cịn biết vận dụng chúng trong những hồn cảnh mới, nhiệm vụ mới. Do vậy, khi tái hiện tri thức, kĩ năng trong trò chơi, hoạt động sáng tạo của trẻ đƣợc kích thích. Chúng khơng chỉ làm cho những tri thức đã nắm đƣợc trở nên sốt dẻo mà còn học đƣợc cách vận dụng và cải biến những tri thức ấy cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Chức năng thứ hai, là cung cấp các tri thức mới cho trẻ. Tức là qua thực hiện các vai chơi, thao tác chơi, hành động chơi, trẻ nhận ra một hoặc một vài thuộc tính mới, mối quan hệ nào đó của sự vật, hiện tƣợng.

Do đó với cấu trúc vững bền, TCĐVTCĐ giúp cung cấp, làm giàu, củng cố và mở rộng các tri thức, kĩ năng và thái độ của trẻ, góp phần vào việc hồn thiện và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ. Vì vậy, TCĐVTCĐ là phƣơng tiện hữu hiệu để GDGT cho trẻ 5 - 6 tuổi, cụ thể:

Thứ nhất, nhiệm vụ nhận thức của TCĐVTCĐ tạo điều kiện cho trẻ giải

quyết các mục tiêu, nhiệm vụ của GDGT đặt ra đối với trẻ 5 – 6 tuổi. Mỗi TCĐVTCĐ đều chứa đựng một nhiệm vụ nhận thức nhất định. Khi đƣợc thiết kế nhằm mục đích GDGT cho trẻ 5 - 6 tuổi, các TC này sẽ hƣớng trẻ vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức để hình thành các kiến thức, kĩ năng và thái độ về giới tính. Khi chơi TCĐVTCĐ, đƣợc thỏa sức nhập vào vai mà mình muốn để trải nghiệm những cảm xúc, hoạt động mà vai chơi thể hiện. Điều đó giúp trẻ có thêmtri thức, kĩ năng và thái độ về giới tính. Ngồi ra, những nhiệm vụ chơi địi hỏi trẻ em tích cực huy động những tri thức, kĩ

năng, kĩ xảo của mình để đạt đƣợc những kết quả mà trị chơi đã đặt ra.

Thứ hai, hành động chơi của TCĐVTCĐ giúp trẻ 5 - 6 tuổi giải quyết

các mục tiêu, nhiệm vụ, thể hiện những hành động, hành vi ứng xử và các mối quan hệ mà trẻ nhận thức đƣợc trong nội dung của GDGT cho trẻ 5 – 6 tuổi. Trong TCĐVTCĐ, trẻ 5 - 6 tuổi ln là chủ thể tích cực, ln cố gắng lựa chọn các phƣơng tiện và phƣơng thức hành động phù hợp với mục tiêu, nội dung GDGT.

Xuất phát từ nguồn gốc: TCĐVTCĐ là những trò chơi tái tạo lại cuộc sống của ngƣời lớn trong các mối quan hệ xã hội, thơng qua việc đóng vai vào nhân vật nào đó để trẻ thực hiện chức năng xã hội của họ với nhiều nội dung, luật chơi và mục đích chơi khác nhau. Một trong những mục đích đó là nhằm cung cấp, làm giàu tri thức của trẻ, giúp trẻ nhận thức đầy đủ về thế giới nói chung và về giới tính nói riêng. Khi chơi các TCĐVTCĐ trẻ không chỉ lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, những phƣơng thức hành động, những chuẩn mực hành vi… một cách tự nhiên mà trẻ còn đƣợc củng cố những tri thức, phƣơng thức hành động… mà mình đã nhận thức đƣợc. Bên cạnh đó, thơng qua các TCĐVTCĐ, nội dung GDGT cho trẻ 5 – 6 tuổi có thể lồng ghép, đan cài vào suốt quá trình trẻ thực hiện vai chơi của mình.

Thứ ba, TCĐVTCĐ giúp trẻ hình thành những thái độ tích cực về giới

tính, các chuẩn mực hành vi phù hợp với giới tính. TCĐVTCĐ là một trong các TC có luật bắt buộc trẻ khi tham gia chơi phải tuân theo những quy tắc chơi nhất định. Trong đó các quy tắc chơi này thƣờng chứa những chuẩn mực hành động, hành vi, thái độ và những chuẩn mực trong quan hệ với những ngƣời xung quanh. Điều đó dạy trẻ biết kiềm chế và làm chủ bản thân trong mọi hành vi khơng chỉ trong các trị chơi mà trong cuộc sống hàng ngày. Vui chơi là nhu cầu cấp bách của trẻ nên khi tham gia vào trò chơi, trẻ sẽ tuân thủ mọi quy định, mọi luật chơi. Vì thế, đây là cơ hội tốt để trẻ trẻ biết rèn luyện và điều chỉnh hành vi và có thái độ đúng đắn trong quan hệ với bản thân và những ngƣời xung quanh. Trẻ nhỏ thƣờng nói bạn ấy chơi khơng đúng luật, điều đó phản ánh thái độ của trẻ với quy tắc của trò chơi, coi quy tắc chơi nhƣ

một cái bất di bất dịch. Khi trẻ thực hiện các luật chơi đó chính là trẻ đang thực hiện những nội dung GDGT hƣớng tới.

Thứ tư, TCĐVTCĐ nào cũng ln có một kết quả nhất định, là chỉ tiêu

của sự thành cơng của trẻ trong trị chơi. Trẻ nhỏ có thể cảm nhận đƣợc một cách trực tiếp kết quả hành động của mình: đúng hay sai, phát hiện ra cái mới, … Kết quả này có ý nghĩa to lớn, nó đem lại niềm vui vơ hạn ở trẻ nhỏ, thúc đẩy tính tích cực ở trẻ; nó mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của trẻ. Qua kết quả chơi, trẻ có thể nhận ra khả năng của mình và của bạn để dần khắc phục những điểm yếu của mình. Cịn đối với cơ giáo, kết quả của trị chơi là tiêu chí kiểm tra, đánh giá mức độ thành cơng hoặc kết quả lĩnh hội các tri thức, kĩ năng và thái độ của trẻ trong trị chơi để có những điều chỉnh hợp lý giúp trẻ vƣơn lên tầm cao hơn. Thơng qua đó, trẻ tiếp thu đƣợc những kiến thức, kĩ năng phức tạp dần của GDGT.

Khi thực hiện TC ĐVTCĐ địi hỏi phải có thời gian nhất định. Thời gian chơi sẽ giúp trẻ có cơ hội để giải quyết các nhiệm nhận thức của trị chơi từ đó trẻ lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng và thái độ về giới tính.

1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển GDGT cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi ĐVTCĐ

* Về giáo viên

Đối với trẻ mầm non, ngồi gia đình thì giáo viên đƣợc coi nhƣ ngƣời mẹ thứ hai của trẻ. Giáo viên là ngƣời trực tiếp chăm sóc và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, nói cách khác giáo viên mầm non là ngƣời dẫn đƣờng chỉ lối, định hƣớng cho những suy nghĩ ban đầu của trẻ. Giáo viên mầm non là yếu tố quan trọng đối với việc GDGT cho trẻ. Giáo viên là ngƣời tổ chức các hoạt động để GDGT cho trẻ ở tƣờng mầm non, tuyên truyền phổ biến các biện pháp GDGT cho trẻ, tạo điều kiện nhận thức về giới tính cho trẻ mầm non.Giáo viên là ngƣời thực hiện quá trình GDGT cho trẻ ở trƣờng mầm non nên giáo viên cần có các điều kiện cần thiết nhƣ sau:

- Giáo viên cần có các trình độ và năng lực sƣ phạm nhất định để linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động, cuộc sống của trẻ sao cho thực

sự hấp dẫn với trẻ.

- Bản thân giáo viên cần có những kiến thức về giới tính phù hợp với trẻ và có nếp sống lành mạnh là tấm gƣơng để trẻ học tập và noi theo.

- Giáo viên biết tận dụng các thời gian để đƣa các nội dung, tổ chức các hoạt động GDGT phù hợp cho trẻ.

- Có khả năng phối hợp với gia đình trong suốt quá trình giáp dục trẻ, thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lƣợng của GDGT cho trẻ.

* Về gia đình

Gia đình chính là chiếc nơi chăm sóc và giáo dục đầu tiên cho trẻ. Trẻ mầm non vơ cùng non nớt, sẽ khơng thể phát triển tồn diện nếu thiếu đi sự đùm bọc, yêu thƣơng và giáo dục của gia đình. Vì thế gia đình chính là yếu tố đầu tiên đến sự giáo dục giới tính cho trẻ. Bố và mẹ ln là những thần tƣợng trong mắt của trẻ thơ, trẻ luôn muốn đƣợc thử sức, trải nghiệm những hành động của bố mẹ. Bé trai thì bắt chƣớc những cơng việc của bố nhƣ ngồi trên ghế đọc báo hay cũng muốn học nhƣ bố sửa chữa đồ vật nào đó bị hỏng, muốn làm chỗ dựa vững chắc cho gia đình; bé gái thì thích những cơng việc của mẹ nhƣ nấu cơm, rửa bát, chăm sóc hoa,… Vì vậy, bố mẹ ln là những ngƣời làm gƣơng cho trẻ nhỏ để trẻ nhận thức đƣợc những hành động, thái độ đúng đắn, phù hợp với giới tính của bản thân.

Do vậy, trƣờng mầm non cần phối hợp với gia đình để tạo ra các điều kiện giáo dục cần thiết, cụ thể:

- Cần thƣờng xuyên trao đổi với gia đình để nắm đƣợc tình hình của trẻ ở nhà và ở trƣờng. Đồng thời, hƣớng dẫn gia đình trong việc tổ chức các điều kiện sống cho trẻ nhằm đáp ứng các yêu cầu của GDGT.

- Tổ chức các cuộc họp phụ huynh, các chuyên đề GDGT cho trẻ để trẻ hiểu đƣợc vai trò của GDGT ở độ tuổi này.

* Mơi trường giáo dục

Mơi trƣờng giáo dục có vai trị quan trọng đối với việc giáo dục cho trẻ nói chung và GDGT cho trẻ nói riêng. Đặc biệt, phạm vi giao tiếp của trẻ MG 5 - 6 tuổi mở rộng nên môi trƣờng mà trẻ tiếp xúc cũng rất đa dạng và phong

phú, bao gồm: gia đình, trƣờng mầm non, rộng hơn là hàng xóm…. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và tồn xã hội trong việc tạo ra môi trƣờng giáo dục trong sạch, lành mạnh… để có những tác động tồn diện, tích cực đến trẻ.

Với gia đình, cần tạo khơng khí ấm cúng, vui vẻ, để trẻ thấy sự yêu thƣơng, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình; xây dựng truyền thống văn hố gia đình để trẻ học và tuân theo những nguyên tắc sống và học cách ứng xử với những ngƣời xung quanh. Ngƣời lớn cần quan tâm tới suy nghĩ của trẻ, thƣờng xuyên trao đổi, trò chuyện với trẻ và thống nhất các tác động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w