Những ngầm định nền tảng của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH đầu tư may Thành Phát (Trang 30)

6. Kết cấu của đề tài

2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty TNHH đầu tư may Thành Phát

2.2.3 Những ngầm định nền tảng của công ty

Ngầm định nền tảng có thể hiểu là các niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các

ngầm định nền tảng này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên trong tổ chức.

a) Sống, sáng tạo, lan tỏa

Đổi mới sáng tạo luôn là một trong những kỹ năng thiết yếu được các lãnh đạo cấp cao nhất đề cao phát huy trong doanh nghiệp. Tại Thành Phát mọi người luôn nhận được sự hỗ trợ ủng hộ của ban lãnh đạo, đồng nghiệp để đổi mới sáng tạo cải thiện môi trường làm việc, sản phẩm dich vụ. Tinh thần sáng tạo đổi mới luôn đươc công ty tạo điều kiện lan tỏa, cổ vũ.

Sau mỗi giờ làm việc vất vả căng thẳng các thành viên trong cơng ty thường ra phịng sinh hoạt chung để giải lao tán gẫu, giao lưu giữa các phịng ban tìm cảm hứng cho cơng việc, rất nhiều ý tưởng sáng tạo đã xuất hiện vào những giờ giải lao này.

Ngoài mối quan hệ đồng nghiệp đến 65% thành viên trong công ty cho biết sau giờ họ thường hẹn các đồng nghiệp thân thiết đi ăn uống vui chơi. Mối quan hệ của các thành viên trong công ty không chỉ là mối quan hệ đồng nghiệp nữa mà cịn là bạn bè an hem chiến hữu, tình cảm gắn kết bền chặt.

b) Đề cao giá trị con người

Theo phiếu điều tra các thành viên trong tổ chức đều cảm thấy mình được ủng hộ và tin tưởng từ cấp trên và đồng nghiệp

Quan tâm chăm sóc các thành viên trong tổ chức, động viên khích lệ họ đúng lúc , đúng mực, đúng khả năng. Cơng ty có chế độ nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép cho các thành viên. Ngoài ra các thành viên trong công ty cũng tự quan tâm lẫn nhau, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công việc cuộc sống. Ví dụ: Khi có một thành viên trong phòng ban bị ốm cả phòng sẽ giành ra thời gian để đi thăm, và chia phần việc của người đó ra để giúp đỡ làm thay người bị ốm. Công ty cũng có chế độ nghỉ ốm , bảo hiểm cho nhận viên …

Công ty luôn tôn trọng mọi đối tác dù là khách hàng nhỏ lẻ hay khách hàng trong các dự án lớn hay các đối tác thường xuyên. Từ những điều đó mà đơi bên đạt được mục tiêu hợp tác bền vững lâu dài.

c) Cam kết tận tâm

Công ty luôn tận tâm với sản phẩm mang lại những sản phẩm chất lượng cao ra

thị trường. Khi phát hiện sản phẩm bị lỗi do sản xuất, thì cơng ty sẽ liên lạc thu hồi các sản phẩm khác để kiểm tra lại chất lượng, có chính sách đền bù cho khách hàng.

phát huy được khả năng của bản thân. Cửa phịng của giám đốc ln mở để chào đón các thành viên đến khi gặp khó khăn khúc mắc trong cơng việc. Khi công việc nhiều, các nhân viên phải làm thêm ngồi giờ, cuối tuần cơng ty ln có chế độ tăng lương và thưởng nóng để kích thích tinh thần nhân viên.

Nhân viên tận tâm với khách hàng và với nhau biểu hiện như: Phối hợp hỗ trợ

nhau khi gặp khó khăn một cách linh động tinh tế, linh hoạt giải quyết các vấn đề khúc mắc của khách hàng, mang lại cảm giác thoải mái thân thiện trong môi tường công sở hiện đại… Cố gắng tuân thủ các Quy tắc bán hàng và giao tiếp do công ty quy định. Quy tắc bán hàng và giao tiếp bao gồm sáu quy tắc:

1. Ln tìm cách gấn gũi khách hàng: Khác với cách kinh doanh truyền thống

của người Việt Nam, hoạt động kinh doanh hiện đại không phải là chờ đợi khách hàng đến gõ cửa hỏi mua. Nhân viên kinh doanh hiện nay là những “chú ong thợ” ngày ngày đi tìm kiếm những khách hàng để giới thiệu và bán sản phẩm. Trong quá trình đó, bạn cần xác định khách hàng tiềm năng của sản phẩm, xây dựng kế hoạch chinh phục khách hàng. Trước khi gặp khách hàng, bạn cần hiểu những thông tin cơ bản về khách và chuẩn bị những chủ đề nói chuyện bên lề của cuộc kinh doanh. Ngồi tìm kiếm khách hàng mới, bạn nên dành thời gian quan tâm và gặp gỡ các khách hàng cũ, họ có thể là người mua hàng tiếp hoặc cũng có thể giới thiệu cho bạn các khách hàng tiềm năng.

Con số cần nhớ

Chi phí để có một khách hàng mới gấp từ 5 - 7 lần so với giữ một khách hàng cũ.

2. Chúng ta bán dịch vụ hoàn hảo: Bạn phải tâm niệm như vậy trong suốt quá

trình bán hàng nhằm đưa tới cho khách hàng một sản phẩm và dịch vụ tốt. Bạn cần tham khảo Quy trình bán hàng của Phịng kinh doanh nơi bạn đang cơng tác.

3. Chăm sóc khách hàng là hoạt động then chốt: Chăm sóc khách hàng là một

việc làm cho khách hàng hoàn tồn hài lịng về cơng ty của chúng ta. Việc khách hàng hồn tồn hài lịng sẽ tăng uy tín của cơng ty lên nhiều bởi vì một khách hàng hài lịng sẽ nói cho ít nhất 10 người khác nghe.Là nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc

khách hàng, bạn phải đọc và hiểu rõ Quy trình chăm sóc khách hàng để áp dụng vào thực tế.

4. Sự hài lòng của khách hàng được bắt đầu từ lúc bạn tươi cười chào đón họ.

Nụ cười của bạn sẽ giúp khách hàng thoải mái và cảm thấy gần gũi với bạn. Khơng để khơng khí im lặng hoặc căng thẳng trong giao tiếp với khách hàng (có thể

hãy khen họ một điều gì đó).

Bằng quan hệ thân thiện, bạn có thể xây dựng niềm tin cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ mà Thành Phát cung cấp. Một biểu hiện khác của chăm sóc khách hàng là viết thư hoặc tặng quà cho khách hàng vào các ngày quan trọng của họ như: kỷ niệm ngày sinh nhật, ngày cưới,…

5. Ln đánh giá sự hài lịng của khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng sẽ

phản ánh những nỗ lực của bạn trong quá trình kinh doanh sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Con số cần nhớ:

Mỗi khách hàng khơng hài lịng có thể nói với từ 8 đến 12 người khác, và mỗi người này có thể nói với ít nhất 5 người khác nữa.

6. Nghệ tḥt lắng nghe khách hàng: Khi khách hàng phàn nàn, bạn cần phải

- Khơng nổi nóng, tự ái hoặc tỏ ra khó chịu.

- Lắng nghe khách hàng và ghi chép chi tiết; giải thích, nhận lỗi (nếu có) và giải pháp.

- Tách khách hàng phàn nàn ra khỏi đám đơng: mời vào phịng riêng để trao đổi, tự tay rót nước mời khách là cử chỉ thân thiện,...

- Nếu có thể, hãy kết luận và giải quyết ngay.

- Liên lạc với khách hàng phàn nàn để cảm ơn sau khi đã giải quyết xong vấn đề. Con số cần nhớ:

- 98% khách hàng không thỏa mãn không bao giờ phàn nàn mà chuyển sang dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh;

- 75% khách hàng khiếu nại sẽ vẫn rất trung thành với công ty nếu khiếu nại đ- ược giải quyết thoả

Một số thành viên trong cơng ty cảm thấy cơng ty cần có thêm các quy tắc nghiêm khắc thưởng phạt cơng minh để đưa nhân viên vào khn khổ vì nhiều lúc các nhân viên còn cư xử theo cảm tinh chưa thực sự khéo léo gây ấn tượng tốt cho khách hàng.

2.2.4 Lịch sử phát triển văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty TNHH đầu tư may Thành Phát

Từ khi mới thành lập năm 2011 đến nay công ty đã luôn chú trọng xây dựng văn hóa cơng ty. Nguồn lao dộng của cơng ty chủ yếu là lao động trẻ nhiệt tình ham học hỏi. Khách hàng ln ấn tượng bởi sự nhiệt tình trẻ trung năng động ở đây.

Công ty TNHH đầu tư Thành Phát đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của cơng ty:

Công ty đã xây dựng được trụ sở riêng, các phịng ban được bố trí hợp lý, tạo mơi trường năng động thơng thống cho nhân viên làm việc.

Cơng ty đã xây dựng được logo khẩu hiệu cho chính mình, tạo dấu ấn riêng cho nhân viên và khách hàng.

2.3 Thực trạng các nhân tố vơ hình ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Bảng 2.3:Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến sự phát triển VHDN

Văn hoá

dân tộc Văn hoá cá nhân Người lãnh đạo Đặc điểm ngành nghề Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của VHDN Lịch sử hình thành và phát triển Nhân tố khác 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 20 5 10 8 15 2 10 35 10 15 12 10 8 5 20 20 10 30 25 20 45 15 30 35 30 20 40 28 10 35 30 20 20 30 12 Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý khơng ý kiến Đồng ý Hồn toàn đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

2.3.1. Các yếu tố bên ngồi

a) Nền văn hóa dân tộc

Văn hóa doanh nghiệp của công ty được phát triển trên nền tảng của văn hóa dân tộc đó là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài hồ, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường... kết hợp với việc sáng tạo và phát triển những nét văn hóa

Tuy nhiên đến 65% thành viên trong cơng ty cảm thấy yếu tố văn hóa dân tộc khơng ảnh hưởng gì đến văn hóa doanh nghiệp, điều này chứng tỏ cơng ty cịn chưa phổ biến được thực sự tầm quan trọng của văn hóa dân tộc với doanh hóa doanh nghiệp mình cho tồn thể nhân viên.

b) Môi trường kinh doanh

Khách hàng và đối tác: Doanh nghiệp tồn tại và phát triển được là nhờ vào các

nhà cung cấp và khách hàng của mình. Mỗi ngành kinh doanh lại có những u cầu và địi hỏi khác nhau, việc tìm hiểu rõ văn hóa của đối tác rất quan trọng, vì có nhiều khách hàng là khách hàng trung thành lâu dài nên cơng ty cần có những giá trị văn hóa mà họ chấp nhận được.

Đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp cũng đã tìm hiểu văn hóa của các đối thủ lớn,

nhưng chưa tạo ra được sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh.

2.3.2. Các yếu tố bên trong

Lịch sử hình thành doanh nghiệp: Từ khi mới thành lập năm 2011 đến nay công

ty đã ln chú trọng xây dựng văn hóa cơng ty

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: xây dựng và phát triển cho mình nền văn hóa

doanh nghiệp mạnh hơn nữa là yếu tố tiên quyết để cơng ty có thể cạnh tranh được với các đối thủ của mình. Doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình những nét văn hóa đặc trưng của ngành kể như các yếu tố về đảm bảo chất lượng sản phẩm

Ảnh hưởng từ nguồn nhân lực:

Ảnh hưởng của người lãnh đạo: Có thể thấy được ảnh hưởng của lãnh đạo từ những nhân viên trong cơng ty. Giám đốc cơng ty chính là tấm gương cho các thành viên trong công ty học hỏi noi theo.

Thái độ của nhân viên: tình trạng đi làm muộn, nói chuyện riêng, hay nghỉ làm không

xin phép,…hay diễn ra ở các nhân viên văn phịng. Song nói chung về tinh thần làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp là khá tốt, mọi người ý thức được cơng việc, có tinh thần đồng đội, mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên và lãnh đạo khá khăng khít.

2.4 Đánh giá chung thực trạng văn hóa doanh nghiệp của cơng ty TNHH đầu tư may Thành Phát

2.4.1 Những thành tựu doanh nghiệp đã đạt được

Cơng ty đã xác lập, phát triển cho mình được hệ thống các giá trị cốt lõi làm động lực, nền tảng phát triển doanh nghiệp nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng trong suốt quãng thời gian qua.

Thơng qua việc phát triển văn hóa doanh nghiệp, cơng ty đã xây dựng cho nhân viên một mơi trường làm việc có khả năng phát huy năng lực, tính sáng tạo, năng động của nhân viên, giúp nhân viên làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Từ việc phát triển văn hóa doanh nghiệp, cơng ty đã bước đầu xây dựng được cho mình một hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo ra được uy tín với các đối tác, tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.

2.4.2 Những hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục và nguyên nhân

a, Những hạn chế

Bên cạnh những thành cơng đã đạt được thì cơng ty khơng thể tránh khỏi những mặt hạn chế như:

Những giá trị văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong thời gian qua cịn khá ít, chưa tạo được chiều sâu về văn hóa doanh nghiệp, chưa hồn thiện được đầy đủ các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Các giá trị văn hóa của cơng ty được xây dựng nhưng cơng ty chưa có các chương trình, kế hoạch truyền bá những giá trị văn hóa doanh nghiệp. Cơng ty chưa có các buổi sinh hoạt truyền thống nhằm giáo dục hành vi ứng xử, truyền bá giá trị giúp nhân viên thấy được lợi ích các cơng việc cần phải làm, các hành vi cần phải thực hiện trong quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp để từ đó nhân viên có động lực, và ý thức tự giác trong cơng việc.

b, Nguyên nhân

Thứ nhất, Thành Phát là một công ty nhỏ thành lập chưa đến chục năm chưa có kinh ngiệm trong phát triển văn hóa kinh doanh, cơng ty chưa có bộ phận chuyên phụ trách về vấn đề phát triển văn hóa của doanh nghiệp do đó dẫn tới nhiều thiếu sót trong q trình truyền bá những giá trị cốt lõi cho nhân viên hay việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử.

Thứ hai, cơng ty chịu tác động bởi tình hình phát triển chung của đât nước về văn hóa kinh doanh, các chuẩn mực hành vi đạo đức, chính sách pháp luật, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ.

Thứ ba, nguồn nhân lực đa dạng về trình độ học vấn, văn hóa sinh hoạt, thế hệ sống khiến cơng ty khó kiểm sốt hài hịa để thống nhất văn hóa cơng ty.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ MAY THÀNH PHÁT

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH đầu tư may Thành Pháttrong thời gian tới trong thời gian tới

3.1.1 Tình hình phát triển của ngành

Xã hội đang phát triển, nước ta cũng đang đi theo con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nhà máy sản xuất cơng nghiệp được mọc lên ở khắp nơi đã tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Khi người lao động tìm được cơng việc phù hợp cho mình thì họ ln chú ý và quan tâm đến vấn đề an toàn lao động... Nhu cầu đặt may quần áo bảo hộ ở nước ta đang có xu hướng ngày càng gia tăng, do đó thị trường quần áo bảo hộ lao động hiện nay rất đa dạng và phong phú. Trong những năm gần đây, xu hướng lựa chọn đặt may quần áo bảo hộ lao động trong nước đang ngày càng phát triển, đang nhận được sự tin tưởng của người lao động về sản phẩm trong nước. Mặt khác, sử dụng quần áo bảo hộ do các doanh nghiệp dệt may trong nước sản xuất sẽ là việc làm thiết thực nhất trong cuộc hưởng ứng vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Thị trường quần áo bảo hộ ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng là một trong những ngành tiềm năng đang phát triển rất rõ rệt, sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực, yếu tố văn hóa doanh nghiệp thì vơ cùng quan trọng, nó được coi là chìa khóa thành cơng của mỗi doanh nghiệp.

3.1.2 Mục tiêu kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư may Thành Phát

Để tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài trong tương lai, Công ty đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu mang tính chiến lược mà cơng ty đã xây dựng. Trong đó có các mục tiêu cơ bản sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH đầu tư may Thành Phát (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)