Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH đầu tư may Thành Phát (Trang 35)

a) Nền văn hóa dân tộc

2.3.2. Các yếu tố bên trong

Lịch sử hình thành doanh nghiệp: Từ khi mới thành lập năm 2011 đến nay công

ty đã luôn chú trọng xây dựng văn hóa cơng ty

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: xây dựng và phát triển cho mình nền văn hóa

doanh nghiệp mạnh hơn nữa là yếu tố tiên quyết để cơng ty có thể cạnh tranh được với các đối thủ của mình. Doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình những nét văn hóa đặc trưng của ngành kể như các yếu tố về đảm bảo chất lượng sản phẩm

Ảnh hưởng từ nguồn nhân lực:

Ảnh hưởng của người lãnh đạo: Có thể thấy được ảnh hưởng của lãnh đạo từ những nhân viên trong cơng ty. Giám đốc cơng ty chính là tấm gương cho các thành viên trong cơng ty học hỏi noi theo.

Thái độ của nhân viên: tình trạng đi làm muộn, nói chuyện riêng, hay nghỉ làm khơng

xin phép,…hay diễn ra ở các nhân viên văn phịng. Song nói chung về tinh thần làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp là khá tốt, mọi người ý thức được cơng việc, có tinh thần đồng đội, mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên và lãnh đạo khá khăng khít.

2.4 Đánh giá chung thực trạng văn hóa doanh nghiệp của cơng ty TNHH đầu tư may Thành Phát

2.4.1 Những thành tựu doanh nghiệp đã đạt được

Công ty đã xác lập, phát triển cho mình được hệ thống các giá trị cốt lõi làm động lực, nền tảng phát triển doanh nghiệp nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng trong suốt quãng thời gian qua.

Thơng qua việc phát triển văn hóa doanh nghiệp, cơng ty đã xây dựng cho nhân viên một mơi trường làm việc có khả năng phát huy năng lực, tính sáng tạo, năng động của nhân viên, giúp nhân viên làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Từ việc phát triển văn hóa doanh nghiệp, cơng ty đã bước đầu xây dựng được cho mình một hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo ra được uy tín với các đối tác, tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.

2.4.2 Những hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục và nguyên nhân

a, Những hạn chế

Bên cạnh những thành cơng đã đạt được thì cơng ty khơng thể tránh khỏi những mặt hạn chế như:

Những giá trị văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong thời gian qua cịn khá ít, chưa tạo được chiều sâu về văn hóa doanh nghiệp, chưa hồn thiện được đầy đủ các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Các giá trị văn hóa của cơng ty được xây dựng nhưng cơng ty chưa có các chương trình, kế hoạch truyền bá những giá trị văn hóa doanh nghiệp. Cơng ty chưa có các buổi sinh hoạt truyền thống nhằm giáo dục hành vi ứng xử, truyền bá giá trị giúp nhân viên thấy được lợi ích các cơng việc cần phải làm, các hành vi cần phải thực hiện trong q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp để từ đó nhân viên có động lực, và ý thức tự giác trong công việc.

b, Nguyên nhân

Thứ nhất, Thành Phát là một công ty nhỏ thành lập chưa đến chục năm chưa có kinh ngiệm trong phát triển văn hóa kinh doanh, cơng ty chưa có bộ phận chuyên phụ trách về vấn đề phát triển văn hóa của doanh nghiệp do đó dẫn tới nhiều thiếu sót trong q trình truyền bá những giá trị cốt lõi cho nhân viên hay việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử.

Thứ hai, cơng ty chịu tác động bởi tình hình phát triển chung của đât nước về văn hóa kinh doanh, các chuẩn mực hành vi đạo đức, chính sách pháp luật, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ.

Thứ ba, nguồn nhân lực đa dạng về trình độ học vấn, văn hóa sinh hoạt, thế hệ sống khiến cơng ty khó kiểm sốt hài hịa để thống nhất văn hóa cơng ty.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP CỦA CƠNG TY TNHH ĐẦU TƯ MAY THÀNH PHÁT

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH đầu tư may Thành Pháttrong thời gian tới trong thời gian tới

3.1.1 Tình hình phát triển của ngành

Xã hội đang phát triển, nước ta cũng đang đi theo con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nhà máy sản xuất công nghiệp được mọc lên ở khắp nơi đã tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Khi người lao động tìm được cơng việc phù hợp cho mình thì họ ln chú ý và quan tâm đến vấn đề an toàn lao động... Nhu cầu đặt may quần áo bảo hộ ở nước ta đang có xu hướng ngày càng gia tăng, do đó thị trường quần áo bảo hộ lao động hiện nay rất đa dạng và phong phú. Trong những năm gần đây, xu hướng lựa chọn đặt may quần áo bảo hộ lao động trong nước đang ngày càng phát triển, đang nhận được sự tin tưởng của người lao động về sản phẩm trong nước. Mặt khác, sử dụng quần áo bảo hộ do các doanh nghiệp dệt may trong nước sản xuất sẽ là việc làm thiết thực nhất trong cuộc hưởng ứng vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Thị trường quần áo bảo hộ ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng là một trong những ngành tiềm năng đang phát triển rất rõ rệt, sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực, yếu tố văn hóa doanh nghiệp thì vơ cùng quan trọng, nó được coi là chìa khóa thành cơng của mỗi doanh nghiệp.

3.1.2 Mục tiêu kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư may Thành Phát

Để tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài trong tương lai, Công ty đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu mang tính chiến lược mà cơng ty đã xây dựng. Trong đó có các mục tiêu cơ bản sau:

Tối đa hóa lợi nhuận: Phấn đấu đến năm 2018 tăng thêm 10% doanh thu, 7%

nguồn vốn so với năm 2017; tăng thu nhập cho cán bộ công nhân với mức 10%/năm. Đổi mới về tổ chức và phương thức kinh doanh cho phù hợp với thị trường, chức năng nhiệm vụ của công ty. Đào tạo những cán bộ kỹ thuật, quản lý giỏi để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.

đảm bảo kích thích người lao động tăng năng suất lao động phát huy việc thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp. Bảo vệ an toàn và khai thác hiệu quả hơn nữa tài sản, hàng hóa và cịn người do cơng ty quản lý và khai thác.

3.1.3. Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư may Thành Phát

Bước vào thực hiện kế hoạch cho năm 2018, công ty TNHH đầu tư may Thành Phát xác định sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm trước vì sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.Với những kết quả đạt được, những hạn chế cần sửa đổi, chiến lược kinh doanh của công ty bao gồm nội dung sau:

Chiến lược chung:

Xây dựng và giao kế hoạch với mức phấn đấu cao nhất.

Từng đơn vị tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh cụ thể, hiệu quả ngay từ đầu năm và theo dõi thường xuyên mức độ thực hiện hằng tuần hằng tháng, quý để đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đề ra ở từng đơn vị.

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy chế và tổ chức thực hiện nhằm quản lý doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn

Bên cạnh đó nâng cao nhận thức hơn nữa về yếu tố văn hóa trong kinh doanh, yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp để tạo bản sắc riêng, nâng cao hiệu quả trong việc cạnh tranh trên thị trường tại công ty TNHH đầu tư may Thành Phát.

Chiến lược cụ thể:

Thứ nhất, khai thác triệt để lợi thế và tiềm năng hiện có của cơng ty so với đối thủ cạnh tranh, nâng cao uy tín và khẳng định vị trí, thương hiệu của cơng ty.

Thứ hai, tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung ứng đầu vào hợp lý đem lại lợi thế về chất lượng giá cả, tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh và gia tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Thứ ba, phát triển văn hố doanh nghiệp có tính cạnh tranh, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng thông qua việc xây dựng, phát triển những giá trị văn hóa chọn lọc trở thành những giá trị riêng của công ty, mang tính riêng biệt nhằm tạo ra sự khác biệt và gia tăng tính cạnh tranh

Thứ tư, khơng ngừng đổi mới, bắt kịp với xu hướng hiện tại, tạo môi trường làm việc ngày càng sáng tạo và đồng bộ trong doanh nghiệp.

3.2 Quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp Cơng ty TNHH đàu tư mayThành Phát. Thành Phát.

3.2.1. Kế thừa và phát triển các chuẩn mực giá trị văn hóa nền tảng

Khi nhắc đến Thành Phát khách hàng và đối tác thường cảm nhận được nền văn hóa doanh nghiệp của Thành Phát qua chất lượng sản phẩm dịch vụ của Thành Phát và phong cách ứng xử của nhân viên.

Trong bối cảnh cạnh tranh mới, gay gắt hơn, bình đẳng hơn, chiến lược duy trì, thu hút và phát triển khách hàng trung thành có tính quyết định đối với sự sống cịn của cơ quan. Vì vậy, các giá trị văn hóa hướng tới khách hàng cần được phát triển sâu hơn nữa, không chỉ để tạo thêm giá trị hữu dụng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ mà còn in sâu trong mỗi khách hàng giá trị cảm nhận về cơng ty. Ngồi ra cần tun truyền, phổ biến văn hóa doanh nghiệp tới ý niệm của từng nhân viên, để VHDN trở thành thói quen cho nhân viên. Đối với đối tác, nhà cung ứng, khách hàng, cần thể hiện rõ nét, ấn tượng hơn nữa bản sắc văn hóa riêng của mình

3.2.2. Hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào WTO, Thành Phát khơng thể đứng ngồi các chuẩn mực, các thông lệ, các quy tắc kinh doanh quốc tế. Thành Phát cần tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn thị trường ASEAN về văn hóa kinh doanh quốc tế khu vực ASEAN cũng như các chính sách hỗ trợ mà AEC mang lại để xây dựng chiến lược kinh doanh, tạo dựng văn hóa kinh doanh trong AEC thích hợp, cần tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu và phân tích văn hóa kinh doanh của các nước để tìm ra sự tương thích, phù hợp trong sản xuất tiêu dùng và phân phối sản phẩm. Trong quá trình khai thác và tiếp cận thị trường châu Á và thế giới, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và tìm kiếm thị trường ngách hoặc phương thức kinh doanh mới. Đây cũng là cách để Thành Phát khai thác cơ hội, tránh sự cạnh tranh trực diện với doanh nghiệp nước ngoài; là nhân tố hết sức quan trọng mà Thành Phát phải xem xét trong định hướng chiến lược phát triển văn hóa của mình.

3.2.3. Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người

VHDN xuất phát từ con người và mục đích cuối cùng của nó cũng là vì con người. Nó tạo ra cho nhân viên môi trường làm việc tốt hơn, tạo cho khách hàng sự hài lòng, và tạo ra nhiều giá trị văn hóa hơn cho tồn xã hội. Hiểu dược điều này Thành Phát xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên quan điểm đào tạo, phát triển cho nhân viên

là không chỉ về đào tạo chuyên môn mà đào tạo họ trở thành những người thành công, trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai, có được đời sống cân bằng. Bởi vì chỉ một người có hạnh phúc ở nhà mới có thể hạnh phúc trong cơng ty, chỉ một người có đời sống hạnh phúc mới mang hạnh phúc đó đến cho khách hàng, chỉ như vậy khách hàng mới trả tiền mua các sản phẩm dịch vụ của công ty.

3.2.4. Phát triển văn hoá mạnh gắn với đảm bảo tính trách nhiệm xã hội

Ngày nay ý thức trách nhiệm xã hội đang là vấn đề bắt buộc đối với hoạt động của cơ quan. Các vấn đề đó bao gồm lịng nhân ái, quan hệ con người với con người, bảo vệ thiên nhiên mơi trường, chất lượng hàng hố, quyền lợi người tiêu dùng...Văn hóa doanh nghiệp là bộ phận góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh nên muốn tồn tại và phát triển bền vững phải ý thức được việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp đảm bảo các trách nhiệm mà xã hội yêu cầu. Văn hóa doanh nghiệp phải là phương tiện cho hoạt động với quan điểm giải quyết khó khăn của xã hội, góp phần tạo ra cuộc sống no đủ và nâng cao chất lượng cuộc sống thì đó mới là một văn hố bền vững. . Hơn nữa phát triển văn hóa dựa trên văn hóa xã hội sẽ nhanh chóng đi vào lịng người hơn. Nhân viên sẽ thấy được lợi ích của văn hóa doanh nghiệp cho xã hội, cũng như cho bản thân. Còn khách hàng cũng sẽ thấy được các giá trị lớn mà họ nhận được trong tương lai. Như việc bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, tạo hệ thống xử lý các rác thải cơng nghiệp trước khi đưa ra ngồi.

Doanh nghiệp tạo ra những lợi ích cho xã hội thì chính điều đó sẽ giúp doanh ngiệp phát triển bền vững, hiệu quả hơn. Đó cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào cơng cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã đề ra và được tồn dân ủng hộ.

Chính sách văn hóa doanh nghiệp đảm bảo được việc đào tạo và nuôi dưỡng con người sẽ thu hút đông đảo lực lượng lao động và giữ chân nhân tài, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.

3.3 Một số giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH đầu tư may Thành Phát

Từ những thực trạng hạn chế và khó khăn của doanh nghiệp trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp trong thời gian qua, cùng với sự tìm tịi nghiên cứu, vận dụng các lí thuyết văn hóa doanh nghiệp, những hiểu biết và các doanh nghiệp đã và đang

thành cơng trong và ngồi nước, tơi xin đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy q trình phát triển văn hóa doanh nghiệp của Cơng ty TNHH đầu tư may Thành Phát.

3.3.1. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển văn hoá doanhnghiệp nghiệp

Để phát triển văn hóa doanh nghiệp, ban lãnh đạo Thành Phát cần có những hoạt động mang tầm chiến lược và lâu dài trong công tác quản lý điều hành tăng cường các hoạt động nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của văn hóa tổ chức.

a. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung cho doanh nghiệp.

Đối với một tổ chức, quy tắc ứng xử được coi là một công cụ quản lý, một bộ tiêu chí, chuẩn mực về hành vi và cách ứng xử của các thành viên mà tổ chức đó mong muốn. Quy tắc ứng xử giúp doanh nghiệp hướng tới xây dựng được mơi trường văn hóa của mình, tạo nên sự khác biệt và đảm bảo cho phát triển bền vững của tổ chức.

Để đảm bảo sự thống nhất, chuẩn mực trong giao tiếp và giải quyết cơng việc giúp hình thành nên tập quán và truyền thống của Công ty TNHH đầu tư may Thành Phát và các nét văn hóa và truyền thống mong đợi đó chính là sự gắn bó giữa các thành viên, sự trung thành với tổ chức, tính chun mơn, tinh thần đồng đội, khả năng thay đổi để hội nhập cao, và nhiều nét văn hóa khác việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử là vơ cùng cần thiết. Đây cũng chính là thơng điệp của Thành Phát đối với bên ngồi, thể hiện những cam kết, đóng góp phát triển cùng cộng đồng và cho các mục tiêu phát triển tốt đẹp của xã hội. Có một thực tế trong nhận thức của các tổ chức quốc tế và nước ngoài là đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là hai căn cứ

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH đầu tư may Thành Phát (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)