Hồn thiện quy trình cho vay

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP hồ chí minh – chi nhánh (Trang 66 - 68)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong

3.2.3. Hồn thiện quy trình cho vay

Để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc xét cấp tín dụng cho khách hàng, HDBank CN Hùng Vương cần phải thực hiện một số nội dung sau:

Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ

Thơng tin khách hàng cung cấp có thể khơng đúng thực tế, việc thẩm định tính chính xác của những thông tin này phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên đặc biệt là đối với những tiêu chí định tính, cần sự nhạy bén và óc phán đốn của người làm tín dụng. Giai đoạn này cần chú trọng vì bước đầu tiếp nhận hồ sơ không chú ý sẽ rất ảnh hưởng đến q trình sau này.

• Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay

Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phải đặt mục tiêu an tồn lên trên hết và có những đề xuất hợp lý nhằm hạn chế rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại xảy ra trong q trình cấp tín dụng.

Thẩm định tính khả thi của phương án kinh doanh của doanh nghiệp, đối với những phương án không hợp lý, không rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng. Tránh tình trạng thơng đồng với khách hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.

Thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ của doanh nghiệp, nguồn trả nợ này phải minh bạch, hợp lệ. Đối với nguồn thu nhập bất thường khơng nên tính vào thu nhập trả nợ. Cịn những nguồn thu nhập ổn định nhưng khơng có chứng từ chứng minh thì chỉ nên tính ở 1 tỷ lệ hợp lý.

Chú ý thẩm định về cả tư cách khách hàng, tính hợp tác với ngân hàng và cả sự trung thực khi giao tiếp với ngân hàng. Phát hiện kịp thời những trường hợp vay hộ, sử dụng vốn vào mục đích trái pháp luật, những khách hàng thuộc đối tượng hạn chế và cấm cho vay,…

• Giai đoạn thẩm định tài sản đảm bảo

Đối với đặc thù của tín dụng Việt Nam, trước mắt, tài sản đảm bảo vần là nguồn trả nợ chính thứ hai nên việc thẩm định kỹ tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế tổn thất từ rủi ro tín dụng. Hợp đồng thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, cần phải xem xét kỹ các yếu tố sau:

Tình trạng pháp lý của TSĐB: hợp pháp, không tranh chấp.

Phải có nguồn thơng tin rõ ràng về giá trị, định giá thật chính xác, an tồn, đảm bảo tính khách quan.

Lợi thế thương mại, quy hoạch xây dựng, khả năng bán, thanh lý.

Về nhân sự, cần tuyển chọn và đào tạo nhân sự thích hợp, đúng chuyên ngành trong bộ phận Pháp lý chứng từ và Quản lý tài sản, ban pháp chế nhằm nhận biết được những rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro khi phát sinh tại đơn vị và có những kiến nghị hợp lý khi xử lý hồ sơ vay.

Việc định giá tài sản phải thường xuyên cập nhật theo giá thị trường, trường hợp có biến động lớn về giá phải nhanh chóng định giá lại và có biện pháp thu hồi bớt nợ hoặc yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho ngân hàng. Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giaoho bộ phận chun trách như cơng ty định giá tránh tình trạng để nhân viên tín dụng thực hiện như trước đây.

Trong q trình quan hệ tín dụng, kiểm tra thấy giá trị TSĐB bị sụt giảm, không đủ điều kiện đảm bảo món vay, ngân hàng cần thơng báo cho khách hàng bổ sung thêm TSĐB hoặc có những biện pháp rút dần vốn tín dụng để đảm bảo an tồn.

• Giai đoạn phê duyệt hồ sơ

Cần phải chuẩn hóa cán bộ phê duyệt, tổ chức các đợt thi tuyển với các tiêu chí cụ thể để bổ nhiệm các chức danh phù hợp. Đối với cán bộ phê duyệt hồ sơ mắc nhiều lỗi, hoặc nợ quá hạn của doanh nghiệp cao nên có hình thức xử lý, ln chuyển cơng việc phù hợp hơn.

Đối với hồ sơ lớn, độ phức tạp và rủi ro cao, cấp phê duyệt nên có thời gian nghiên cứu hồ sơ, đưa ra các biện pháp hạn chế RRTD ngay từ đầu bằng cách

đưa ra các điều kiện trước và sau khi giải ngân hợp lý, khả thi và hiệu quả. Tránh trường hợp ra phúc đáp tín dụng mập mờ, gây khó hiểu hoặc hiểu nhầm cho nhân viên nghiệp khi tác nghiệp.

• Giai đoạn kiểm tra sau vay

Sau khi giải ngân khoản tín dụng, ngân hàng cần kiểm tra tình hình tài chính, sử dụng vốn vay đúng mục đích và kiểm tra về TSĐB.

Việc kiểm tra sau vay phải được thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng nhân viên vì chạy theo chỉ tiêu, hoặc thiếu kiểm sốt mà việc bổ sung chứng từ sau vay khơng được hồn thành đúng thời hạn.

Khi phát sinh nợ quá hạn, nợ có vấn đề, ngân hàng cần tìm hiểu rõ ngun nhân. Ngân hàng cũng cần mau chóng xem lại tình trạng pháp lý của tài sản, định giá theo giá trị thị trường hiện tại. Gia hạn cho khách hàng một thời gian ngắn để tự tìm người mua tài sản. Phát mại tài sản chỉ xảy ra khi khơng thể tự tìm người mua tài sản.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP hồ chí minh – chi nhánh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)