Mơ hình tổ chức của HDBank – CN Hùng Vương

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP hồ chí minh – chi nhánh (Trang 37 - 44)

( Nguồn: Phịng tổ chức hành chính) Các phịng ban thuộc ngân hàng có chức năng nhiệm vụ như sau:

a. Bộ phận hành chính nhân sự

- Đề xuất Giám Đốc chi nhánh quyết định về cơ cấu tổ chức nhân sự tại bộ phận.

- Đề xuất việc nâng lương và các chế độ chính sách khác cho nhân viên theo đúng Quy chế nhân viên.

- Lập quyết định phân công công việc cho từng thành viên trong bộ phận. - Giám sát và kiểm tra việc chấp hành nội quy và quy định của ngân hàng đối với các nhân viên trong bộ phận

- Chấm điểm thi đua, khen thưởng và kỷ luật nhân viên trong bộ phận. Phân bổ tiền lương bổ sung ( nếu có) tại bộ phận.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo sự phân công của Giám đốc chi nhánh

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỊNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG & NGÂN QUỸ BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ BỘ PHẬN HỖ TRỢ KINH DOANH CHUN VIÊN & NHÂN VIÊN KHDN CHUN VIÊN &NHÂN VIÊN KHCN GIAO DỊCH VIÊN KIỂM SỐT VIÊN BỘ PHẬN

b. Phịng dịch vụ khách hàng và ngân quỹ

Gồm bộ phận hỗ trợ kinh doanh, bộ phận giao dịch và bộ phận ngân quỹ.

Bộ phận hỗ trợ kinh doanh

Hỗ trợ Chuyên viên Khách hàng trong q trình phân tích và thẩm định dự án, thu thập thơng tin từ các nguồn khác nhau có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, hỗ trợ trong việc soạn thảo hợp đồng, chuyển giao hồ sơ giữa các phịng, ban, tiếp nhận hồ sơ tín dụng sau khi phê duyệt, …

Bộ phận giao dịch :

- Chức năng:

+ Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các cấp

+ Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động tại địa bàn hoạt động của phịng giao dịch

- Nhiệm vụ

+Kiểm sốt trước và sau khi hạch toán các chứng từ kế toán: Tiết kiệm, chuyển khoản, thu đổi ngoại tệ, tài khoản …phát sinh trong ngày

+Thực hiện các cơng việc kế tốn cuối ngày, tháng, năm, đối chiếu với sổ sách của bộ phận kho quỹ cân với số tiền mặt tồn kho thực tế để chuẩn bị cho việc khoá sổ sách kế tốn Kiểm sốt các chứng từ trên máy tính (duyệt máy)

+Giải thích hướng dẫn, thu thập thơng tin từ khách hàng để nâng cao chất lượng cơng tác kế tốn nói riêng và cơng việc của cả phịng nói chung.

Kiểm sốt viên nội bộ: Kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghiệp vụ của Ngân

hàng. Lập báo cáo kiểm soát những mặt cần khắc phục và kiểm tra giám sát việc thực hiện khắc phục của các chi nhánh, trung tâm như trong báo cáo đã nêu ra. Đưa ra những ý kiến nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cũng như lợi ích của Ngân hàng trong giao dịch với các đối tác.

Bộ phận ngân quỹ

- Kiểm, đếm , thu tiền mặt cho khách hàng

- Thực hiện việc đóng gói tiền mặt theo đúng quy định - Kiểm đếm tiền tồn quỹ

- Thực hiện các công việc khách theo sự phân cơng của lãnh đạo c. Phịng khách hàng cá nhân

•Trực tiếp thực hiện tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm bán lẻ đến các tổ chức, công ty là khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng

•Định kỳ trực tiếp đi tiếp thị các khách vãng lai tại các điểm có lưu lượng người qua lại lớn. Thu thập các yêu cầu sử dụng dịch vụ tín dụng tiêu dùng của khách hàng để phát triển sản phẩm mới.

•Thu thập thơng tin của các đối thủ cạnh tranh

•Phối hợp theo dõi, quản lý nội dung dịch vụ tín dụng tiêu dùng trên trang web của ngân hàng.

d. Phòng khách hàng doanh nghiệp

- Chức năng: trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng ngoại tệ và VNĐ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý cá sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm cho khách hàng là doanh nghiệp. Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh, dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh

- Nhiệm vụ:

+ Khai thác nguồn vốn bằng ngoại tệ và VNĐ từ khách hàng là cá doanh nghiệp. + Tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc , tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng

+ Thẩm định các thông tin liên quan tới khách hàng và từ đó xem xét khả năng của khách hàng để quyết định hạn mức tín dụng

+ Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, các thơng tin liên quan tới hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Tổ chức, theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ, đến hạn hoặc quá hạn, đề xuất các phương án xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, chiết khấu

e. Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp

- Trực tiếp phỏng vấn khách hàng để thu thập các thông tin cần thiết

- Căn cứ vào các quy trình nghiệp vụ, quy định, kinh nghiệm tiến hành thẩm định hồ sơ của khách hàng phát hiện ra những thiếu sót khơng phù hợp với u cầu.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại HD Bank CN HùngVương năm 2015- 2017 Vương năm 2015- 2017

2.2.1. Chính sách cho vay

2.2.1.1. Đối tượng cho vay

NHTMCP HDBank chi nhánh Hùng Vương thực hiện mở rộng cho vay đối với DN trong nước thỏa mán các điều kiện cơ bản sau:

- Các pháp nhân: doanh nghiệp nhà nước, HTX, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định điều 94 của bộ luật dân sự.

- Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, DN Tư nhân, Cơng ty hợp danh. - Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.

NHTMCP HDBank chi nhánh Hùng Vương cho vay đối với mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng … trừ những nhu cầu sau:

- Mua sắm tài sản, chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Để thanh tốn các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật

- Đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. 2.2.1.2. Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn của NHTMCP HDBank chi nhánh Hùng Vương phải đảm bảo các nguyên tắc sau do Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh cơng bố:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

2.2.1.3. Điều kiện cho vay

Để được vay vốn ở NHTMCP HDBank chi nhánh Hùng Vương, khách hàng phải thỏa mãn một số tiêu chí nhật định theo quy định của Pháp luật cũng như các quy định của NHTMCP HDBank trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc phương án phục vụ đời sống khả thi.

- Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHTMCP HDBank.

2.2.1.4. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP HDBank chi nhánh Hùng Vương

(Nguồn: Phòng thẩm định NHTMCP HDBank chi nhánh Hùng Vương) - Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó các giai đoạn cụ thể được xây dựng theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quy trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn theo một trật tự nhất định đồng thời có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau.

- Theo sổ tay tín dụng thì quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại NHTMCP HDBank chi nhánh Hùng Vương bao gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp

- Đối với DN có quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

B1 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

B2 Tiếp nhận điều tra thơng tin phương án vay

B3 Phân tích thẩm định doanh nghiệp B4 Phê duyệt khoản vay

B5 Kiểm tra và hoàn thành hồ sơ vốn vay

B6 Giải ngân

B7 Kiểm tra và giám sát khoản vay

B8 Thu hồi và gia hạn nợ B9 Xử lí nợ

B10 Thanh lí hợp đồng

- Đối với DN đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

Hồ sơ vay bao gồm: + Giấy đề nghị vay vốn

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh + Các báo cáo tài chính gần đây

+ Các giấy tờ, hợp đồng liên quan đến tài sản bảo đảm

Bước 2: Điều tra, thu thập thông tin của DN và phương án vay vốn

Cán bộ tín dụng đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm hiểu về: Ban lãnh đạo, tình trạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị kỹ thuật, đánh giá tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó sẽ có một đội ngũ cán bộ thẩm định tìm hiểu tình hình thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh, nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và nhà tiêu thụ sản phẩm.

Bước 3: Phân tích thẩm định doanh nghiệp và phương án vay vốn

Ngân hàng sẽ đưa các cán bộ tín dụng tìm hiểu và phân tích tư cách, năng lực pháp lý, khả năng điều hành, khả năng quản lý của doanh nghiệp và phân tích dự báo ảnh hưởng của mơi trường kinh doanh tới phương án vay vốn của doanh nghiệp, rồi đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, ngân hàng sẽ quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

Bước 5: Kiểm tra và hồn chỉnh hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng hồn thiện hồ sơ. Khi khoản vay được phê duyệt, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng vay vốn cùng các hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Bước 6: Giải ngân

Ngân hàng thực hiện cấp vốn cho doanh nghiệp dựa trên hợp đồng tín dụng đã ký kết và nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau khi cho vay, ngân hàng sẽ đôn đốc doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ và đúng hạn cam kết.

Bước 8: Thu hồi và gia hạn nợ

Khi khoản vay đến hạn phải trả, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ. nếu doanh nghiệp chưa trả được nợ, căn cứ vào những nguyên nhân hợp lý ngân hàng sẽ xem xét dựa trên gia hạn nợ cho doanh nghiệp.

Bước 9: Xử lý nợ

Đối với các khoản nợ bị quá hạn ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp song vaacn chưa thu hồi được nợ, ngân hàng sẽ căn cứ vào các chế độ, quy định đã được ban hành để xử lý nợ.

Bước 10: Thanh lý hợp đồng vay

Sau khi doanh nghiệp đã trả hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng thì hợp đồng tín dụng hết hiệu lực. ngân hàng sẽ tiến hành giải chấp tài sản bảo đảm cho doanh nghiệp.

2.2.2. Thực trạng cho vay khách hàng DN của HD Bank CN HùngVương Vương

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP hồ chí minh – chi nhánh (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)