- Có thể đánh giá thông qua hai cách: Điều tra nghiên cứu khách hàng, dựa vào doanh số hoạt động kinh doanh của Công ty trước và sau khi thực hiện các chương
2.3.3. Thực trạng xác định ngân quỹ xúc tiến.
Hoạt động xúc tiến thương mại có ngân quỹ riêng để duy trì hoạt động. được phân tích cụ thể như sau :
Câu hỏi số 4 phụ lục 3 trong câu hỏi phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thủy (giám đốc) cho biết ngân sách dành cho xúc tiến thương mại chiếm 60% trong tổng số ngân sách giành cho marketing, số còn lại dành cho hoạt động phân phối, tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động bảo hành…Vinacomm sử dụng tính ngân sách dựa vào doanh thu của doanh nghiệp - tính tỷ lệ phần trăm trên mức doanh thu bởi nó khá đơn giản và dễ thực hiện. Trung bình Vinacomm dành từ 3 - 5% của doanh thu cho hoạt động marketing.
Theo ông Nguyễn Thanh Hải (trưởng phòng kinh doanh) cho biết khi được ban giám đốc quyết ngân sách cho các hoạt động marketing, thì cũng rất khó để có thể phân chia cho hoạt động xúc tiến, rất khó để biết được bằng đây có đủ hay khơng bởi thường việc ngân sách tiến hành từ đầu năm. Thông thường lấy là 60% ngân quỹ giành cho hoạt động marketing. Tuy nhiên vẫn có lúc triển khai chương trình lại thiếu. Thêm vào đó, việc cân nhắc sử dụng ngân sách cho từng công cụ là bao nhiêu hợp lý là một vấn đề rất khó. Đối với quảng cáo thì căn cứ với bên đối tác như google, vật giá thì sẽ theo hợp đồng bảng giá thì rất dễ để tính tốn thường lên tới 55% ngân sách như năm 2016. Nhưng đối với hoạt động khuyến mãi thì chi bao nhiêu và dành cho sản phẩm nào trong nhiều phổ mặt hàng của cơng ty thì gặp khó khăn rất nhiều trong năm 2016
chi 20% cho hoạt động xúc tiến bán nhưng lại thiếu và lấy khoản tiền từ ngân sách chi cho marketing trực tiếp là 20% để bù vào. Nguyên nhân là do trong năm 2016 tổ chức một chương trình xúc tiến bán lớn và kéo dài tận 30 ngày nhiều mặt hàng được giảm giá và tặng quà tặng. Số ngân sách cịn lại thì sử dụng cho hoạt động xúc tiến khác. (chi tiết trong phụ lục 3)
Trong thu thập thông tin thứ cấp ta có ngân sách dành cho xúc tiến trong năm 2016 chiếm 60% ngân sách cho hoạt động marketing là 1, 877, 774 nghìn đồng trong đó số tiền chi cho quảng cáo chiếm tới quá nửa 1, 032, 775 nghìn đồng chiếm tới 55% và ngân sách dành cho xúc tiến bán là 375, 554 nghìn chiếm 20% và đây cũng là ngân sách tương tự đối với marketing trực tiếp và còn lại là cho bán hàng cá nhân, quan hệ cơng chúng và chăm sóc khách hàng chiếm 5%.
Chi phí quảng cáo:
Chi phí trên google.adwords 158, 400, 000đ ( hợp đồng 1 năm ). Chi phí Pay- per-click chi phí cho một lần click là 0.25$/click (ước tính tối thiểu khoảng 40000 lượt click) trong năm 2010 theo ban quản lý website của Vinacomm đã có 100 000 người clik. Và khoản chi phí phải trả lên tới 525, 000, 000đ.
Hình 10: Ngân sách dành cho các cơng cụ xúc tiến của Vinacomm
Chi phí tạo các gian hàng bảo đảm trên vatgia.com là 60 triệu công thêm số lượt view và clilk 45 triệu là 105 triệu. Thêm vào đó là hình thức quảng cáo banner trên web và từ khóa hiện lên trên trang tìm kiếm của vatgia.
Chi phí cho marketing trực tiếp
Chi phí marketing được tính chủ yếu chi trả khoản tiền điện thoại với số điện thoại trong bộ phận chăm sóc khách hàng, và số tài khoản riêng trên các trang web như yahoo.com, skype, và số tiền cho in các catalogue. Tổng chi phí từ 450-600 triệu đồng.
Chi phí cho xúc tiến bán
Chi phí này chủ yếu tập trung vào giảm giá, và các quà tặng khuyến mãi, như phần mềm diệt virut, phiếu coupon trị giá từ 100.000đ cho đến 500.000đ