Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh long biên (Trang 72 - 74)

Đơn vị : triệu đồng

3.4 Một số kiến nghị

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một hướng đi tất yếu của các ngân hàng thương mại. Dịch vụ này đang mang lại nguồn thu ổn định cho các NHTM, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng mang lại nhiều tiện ích đối với khách hàng và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tăng phương tiện thanh toán đối với nền kinh tế, giảm thiểu

được giao dịch tiền mặt, giảm chi phí lưu thơng tiền mặt trong tổng thể nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển.

Tuy nhiên, để các Ngân hàng thương mại có thể phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bên cạnh sự ủng hộ của môi trường kinh tế xã hội, của khách hàng, cịn cần phải có đủ điều kiện về mơi trường pháp lý để phát triển các dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Để có đủ mơi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại, địi hỏi phải có sự đầu tư và quan tâm đúng đắn của Chính Phủ, các cấp quản lý. Cụ thể:

Thứ nhất: Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo. Cần tăng cường công tác đào tạo,

huấn luyện về công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là công tác bảo mật an tồn. Tăng cường cơng tác tun truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tuyên truyền thói quen sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng.

Thứ hai: Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Khuyến khích, đãi ngộ các

đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh doanh bn bán trên mạng. Tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch, tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thứ ba: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị

định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, các cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác. Kiện tồn bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, tách chức năng quản lý ra khỏi kinh doanh.

Sự giúp đỡ của Chính phủ là rất quan trọng và có ý nghĩa đối với các ngân hàng, đặc biệt trong việc phát triển dịch vụ NHBL đang rất tiềm năng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh long biên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)