Hệ thống PGD của Sacombank Long Biên

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh long biên (Trang 53 - 57)

Địa bàn hoạt động của chi nhánh Long Biên bao gồm quận Long Biên và 2 huyện Gia Lâm, Đông Anh với tổng diện tích lên đến 355,2 km2; mật độ dân số vào khoảng 1879,8 người/km2 . Trong khi đó, với 4 PGD và 1 trụ sở chi nhánh, Sacombank Long Biên có lượng nhân sự vào khoảng 100 người, như vậy, mỗi cán bộ nhân viên của Sacombank Long Biên tính trung bình phải quản lý khoảng 35 km2 trên địa bàn. Tuy nhiên, quá nửa số nhân viên trên là các nhân viên backoffice, còn lại các chuyên viên quan hệ khách hàng chưa đến 30 người.

Từ những con số trên có thể thấy, hệ thống phòng giao dịch và các kênh phân phối của Sacombank Long Biên đang còn rất hạn chế, so với các ngân hàng TMCP Nhà nước thì cịn q khiêm tốn. Điều này khơng chỉ gây khó khăn cho việc phát triển thị trường, khó có thể nắm sâu, nắm sát địa bàn hoạt động để có thể triển khai dịch vụ đến tận tay khách hàng mà hơn thế, việc kiểm soát hoạt động sau cho vay hay rủi ro cho vay cũng là một điều rất khó khăn.

Doanh số hoạt động bán lẻ - Về hoạt động huy động vốn

Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn của Sacombank chi nhánh Long Biên giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Tổng nguồn vốn huy động 1.582.700 2.030.000 2.626.900

2. Tổng nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ 569.722 832.300 1.077.029

3. Tổng nguồn vốn huy động từ các TCKT 1.012.978 1.197.700 1.549.871

4. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ DVBL 36% 41% 41%

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu huy động vốn 2013 - 2015

Tổng nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ Tổng nguồn vốn huy động từ các TCKT Axis Title tr iệ u đồ ng

Căn cứ vào bảng số liệu 2.7 cho thấy tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank chi nhánh Long Biên tăng khá mạnh trong thời gian qua. Tổng nguồn vốn huy động năm 2013 là 1.582.700 triệu đồng thì sang tới năm 2014, tổng nguồn vốn huy động là 2.030.000 triệu đồng và năm 2015 tổng nguồn vốn huy động là 2.626.900 triệu đồng. Điều này cho thấy quy mô vốn huy động tại Sacombank chi nhánh Long Biên ngày càng được mở rộng trong thời gian qua.

Tổng nguồn vốn huy động tại Sacombank được chia thành hai nhóm bao gồm: tổng nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ và tổng nguồn vốn huy động từ các TCKT. Mặc dù tổng nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ chiếm tỷ lệ thấp hơn tổng nguồn vốn huy động từ các TCKT nhưng tổng nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ cũng góp phần khơng nhỏ vào tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ của ngân hàng là 569.722 triệu đồng chiếm tỷ lệ 36% trong tổng nguồn vốn huy động của Sacombank chi nhánh Long Biên. Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ tăng lên đến 832.300 triệu đồng, tăng 262.578 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 46,09%. Tốc độ tăng khá mạnh và chiếm tỷ trọng đạt 41% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động tăng lên đến 1.077.029 triệu đồng từ dịch vụ

bán lẻ, tương ứng với tỷ trọng 41% trong tổng nguồn vốn huy động. Hai năm 2014. 2015 có tỷ trọng nguồn vốn huy động của dịch vụ bán lẻ cao nhất. Điều này cũng cho thấy cơ cấu vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ có sự chuyển biến tích cực và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Sacombank chi nhánh Long Biên. Với tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn như hiện nay cho thấy đây là kết quả rất đáng mừng trong việc huy động vốn nói chung và huy động vốn từ dịch vụ bán lẻ của Sacombank chi nhánh Long Biên nói riêng.

Qua việc phân tích tình hình huy động vốn cho thấy nguồn vốn huy động của Sacombank chi nhánh Long Biên có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Mặc dù, nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ không phải là vị trí chủ đạo xong nó cũng đóng góp một phần khá lớn từ nguồn vốn huy động của ngân hàng Sacombank chi nhánh Long Biên. Nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ của ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung là nguồn vốn trung và dài hạn và chủ yếu là loại tiền VNĐ. Vì vậy để phát triển dịch vụ bán lẻ cần tăng cường nguồn vốn huy động ngắn han và các loại tiền ngoại tệ. Sacombank cần có chính sách tốt hơn nữa trong việc huy động các nguồn vốn này đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay.

- Về hoạt động cho vay

Dịch vụ cho vay là một trong những dịch vụ rất quan trọng đối với ngân hàng. Bởi thu nhập chính của các ngân hàng hiện nay vẫn là hoạt động cho vay. Sacombank là một trong những ngân hàng có vị thế mạnh trong cho vay đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (bán buôn) ở khu vực Long Biên. Vì vậy mà hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng Sacombank trên tồn hệ thống nói chung và tại chi nhánh Long Biên nói riêng mấy năm gần đây mới bắt đầu được quan tâm.

Trong những sản phẩm tín dụng Sacombank Long Biên cung cấp ra thị trường, chủ yếu sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác do lãi suất cho vay của Sacombank Long Biên thấp hơn, khách hàng tìm ở đây thấy giá rẻ và an tồn. Bảng 2.8 dưới đây cho thấy cơ cấu dịch vụ cho vay từ hoạt động bán lẻ của Sacombank

chi nhánh Long Biên giai đoạn gần đây.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh long biên (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)