Một số trò chơi phát triển sức nhanh * Các trò chơi phát triển tốc độ phản x ạ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN ĐIỀN KINH (Trang 65 - 68)

Trò chơi 1. “Ai nhanh tay hơn?” - Mục đích: Phát triển tốc độ phản xạ.

- Chuẩn bị: Từng đôi, đối diện ở tư thế nằm sấp chống tay cao (hoặc quỳ chống hai tay) sau vạch giới hạn cách nhau 60cm hoặc 80cm giữa hai vạch, trước mặt hai người để một vật nhỏ. - Cách chơi: Khi có tín hiệu (tiếng còi hoặc lời hô) lập tức dùng một tay đoạt lấy (hoặc chỉ dùng bàn tay đè lên vật). Giáo viên quy định tay được dùng để lấy vật (nên quy định dùng tay không thuận nhiều hơn), số lần chơi và hình thức thưởng - phạt. Có thể tiến hành thi vô địch của lớp (nam riêng, nữ riêng) theo hình thức loại trực tiếp, sau mỗi lần phân định, chỉ người thắng mới được thi tiếp.

Chú ý: Chơi theo 3 lệnh như trong xuất phát chạy ở cự li ngắn. Không dùng trò chơi này khi tay của học sinh đã mỏi.

Trò chơi 2. “Đứng lên, ngồi xuống”

- Mục đích: Phát triển tốc độ phản xạ, tập trung chú ý.

- Chuẩn bị: Học sinh đứng thành vòng tròn hoặc từng đôi đối diện.

- Cách chơi: Thi đổi tư thế theo lệnh nhanh hơn và đúng lệnh hơn. Khi đang ngồi, chỉ với lệnh

“Đứng lên” mới được đứng lên, còn với các lệnh khác vẫn phải ngồi (nếu nhấp nhổm hoặc đứng lên là phạm quy).

Chú ý: Ngoài mục đích tập phản xạ còn có thể thu hút sự chú ý của học sinh. Không làm nhiều lần quá, chân mỏi sẽ ảnh hưởng việc tập các nội dung khác. Để hấp dẫn và có tác dụng hơn, quy định phải làm ngược với lệnh. Thí dụ: Nếu hô “Đứng lên” thì phải ngồi xuống và ngược lại... Nếu hô “Quay trái” thì phải quay phải và ngược lại... Các lệnh cần ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Trò chơi này cũng có thể tiến hành dưới dạng di chuyển theo vòng tròn, khi có lệnh thì di chuyển ngược lại hoặc đứng lại, hoặc tiếp tục di chuyển như cũ. Người sai lệnh sẽ phải phạt theo quy định.

- Mục đích: Phát triển tốc độ phản xạ.

- Chuẩn bị: Tư thế ban đầu: ngồi xổm, ngồi bệt, ngồi quay lưng lại đích. Các đích có thể là bốn phương Đông -Tây - Nam - Bắc hoặc các vật chuẩn: cây cổ thụ, cột cờ, toà nhà.

- Cách chơi: Từ tư thế ban đầu bất kì, khi nghe tín hiệu quy định, lập tức đứng lên đồng thời quay người hướng về đích được quy định trước. Khi cá nhân hoặc theo đội đứng lên hoặc quay người không đúng hướng là thua.

Trò chơi 4. “Thi xuất phát nhanh” - Mục đích: Phát triển tốc độ phản xạ.

- Chuẩn bị: Kẻ vạch đích song song và cách vạch xuất phát 3 - 5m. Chia số học sinh trong lớp thành các đội có số người đều nhau (nên chia chẵn đội để hai đội một thi với nhau). Mỗi đợt xuất phát có một người của mỗi đội. Mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát. - Cách chơi: Giáo viên cho từng đợt xuất phát, mỗi đợt đều có đại diện của từng đội. Người thắng là người vượt qua vạch giới hạn trước. Tư thế ban đầu có thể là ngồi, nằm... khác hướng với hướng giáo viên quy định.

Chú ý: Nên dùng 3 lệnh cho mỗi đợt, bố trí đội hình hợp lí để học sinh không xô vào nhau hoặc các chướng ngại nguy hiểm.

* Các trò chơi phát trin tc độ chy

Trò chơi 5. “Chạy tiếp sức”. - Mục đích: Phát triển tốc độ chạy.

- Chuẩn bị: Kẻ hai vạch giới hạn song song, cách nhau 5 - 15m. Các đội chơi có số lượng người đều nhau. Mỗi đội chia đôi đứng hai bên sau vạch đối diện. Khi có lệnh bắt đầu, người đầu hàng bên trái mỗi đội chạy sang vỗ vào tay người đầu hàng của đội mình đối diện, rồi vòng về đứng cuối hàng đó. Người đầu hàng bên phải đứng sau vạch giới hạn đưa tay về trước để đồng đội chạy đến vỗ. Sau khi vỗ mới được vượt qua vạch giới hạn để chạy sang vỗ vào tay đồng đội ở hàng đối diện... Liên tục như vậy cho tới khi hai hàng đối diện của mỗi đội hoàn thành việc chuyển vị trí cho nhau, nửa đội bên phải chuyển hết sang bên trái, nửa đội bên trái chuyển hết sang bên phải. Đội thắng là đội hoàn thành việc chuyển vị trí trước không phạm quy (xuất phát trước, xuất phát khi bạn chưa vỗ tay vào mình hoặc vỗ trượt, giẫm lên hoặc vượt vạch giới hạn trước khi xuất phát) và giữ được hàng ngũ chỉnh tề.

Tác dụng của trò chơi có thể thay đổi do thu hẹp hoặc tăng khoảng cách giữa hai vạch giới hạn.

Lưu ý: Nếu HS dùng tay phải để vỗ tay bạn thì phải chạy sang bên trái bạn và bạn kia phải đưa sẵn tay trái mình để đón... Khi chạy sang không nhằm thẳng hàng, mà phải lệch sang phải hoặc lệch sang trái để không xô vào bạn hoặc cản trở việc di chuyển của bạn. Bởi chạy ngược chiều với tốc độ lớn, nếu va đập sẽ rất nguy hiểm cho các em.

Trò chơi 6. “Giành cờ”, còn có tên gọi “Cướp cờ”.

- Trò chơi này đã quá quen thuộc nên chúng tôi không mô tả ở đây. Giáo viên cần chú ý chọn cự li chạy phù hợp.

Trò chơi 7. “Đội nào nhanh” - Mục đích: Phát triển tốc độ chạy.

- Chuẩn bị: Trên sân kẻ hai vạch xuất phát cách nhau 1,5 - 2,0m, sau vạch xuất phát 15m kẻ một vạch đích.

+ Chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm chia thành hai đội và đứng đối diện với nhau theo từng đôi một. Mỗi đội mang một tên quy định.

- Cách chơi: Khi có lệnh đội phải chạy lập tức quay đầu 1800 và chạy thật nhanh về vạch đích của mình. Đội kia lập tức đuổi theo và cố vỗ nhẹ (vỗ chứ không phải là đẩy) vào người đối phương khi họ chưa vượt qua vạch đích. Phân biệt hơn kém bằng số người bị vỗ của mỗi đội sau một số lần chạy như nhau.

Trò chơi 8. “Thi đổi chỗ nhanh” - Mục đích: Phát triển tốc độ chạy - Chuẩn bị:

+ Trên sân kẻ hai vạch cách nhau 15 - 20m.

+ Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm chia thành hai đội đứng đối diện nhau sau vạch giới hạn (theo hàng dọc). Số lượng người của các đội như nhau.

- Cách chơi: Khi có lệnh, những người ở đầu hàng mau chóng chạy sang đứng vào cuối hàng đối diện. Khi người đó đã đứng vào hàng, người thứ hai của hàng lập tức chạy sang đứng vào cuối hàng đối diện... Cứ như vậy cho tới khi hai hàng của đội đổi xong chỗ cho nhau. Đội xong trước mà không phạm luật (không xuất phát trước lệnh hoặc trước khi có người đứng thêm vào cuối hàng mình) và giữ đội hình ngay ngắn là đội thắng cuộc.

Trò chơi 9. “Đuổi bắt”

- Mục đích: Phát triển tốc độ chạy.

- Chuẩn bị: Trên sân kẻ 3 đường thẳng song song đường A cách đường B 1,5 - 2m và đường C cách đường D là 15 - 20m. Đội chạy- đứng sau đường B, đội đuổi đứng sau đường A. - Cách chơi: Sau lệnh chạy hai đội cùng xuất phát, người của đội đuổi cố đuổi kịp để vỗ nhẹ vào người đội chạy - trước khi họ vượt qua đường số 3. Tìm hiểu thắng, thua ở từng lần (tỉ lệ bị vỗ và không bị vỗ) hoặc số người vỗ được sau một số lần đuổi như nhau (đội vỗ được nhiều hơn là đội thắng). Để chiến thắng, ngoài việc chạy nhanh còn phải phân công đúng đối tượng. (Dùng người kém nhất hoặc vài người kém nhất của đội mình để đuổi người nhanh nhất hoặc vài người nhanh nhất của đội bạn; Như vậy, những người nhanh của đội mình được đuổi những người chậm của đội bạn. Nhưng nếu không cần phân định thắng - thua thì cứ cho

những học sinh có tốc độ ngang nhau phải đuổi nhau, khi đó tác dụng của trò chơi sẽ tích cực hơn).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN ĐIỀN KINH (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)